Thứ, 30/12/2019, 16:41 PM

Tăng ni trẻ với việc sử dụng mạng xã hội thời đại công nghệ số

Mạng xã hội là những tiện ích hiện đại giúp cho việc phát triển Phật giáo toàn cầu. Công nghệ internet chỉ là một phương tiện truyền thông, tốt hay xấu phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu dùng nó bằng nhãn quan trí tuệ, công nghệ sẽ trở thành một công cụ để nâng cao tiềm năng của người đó với Chánh pháp.

 >>Phật giáo và người trẻ

Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đạt đỉnh cao của thời đại công nghệ số. Xung quanh chúng ta đầy đủ các loại đường truyền liên kết con người với thế giới bên ngoài thông qua các thiết bị truyền thông điện tử: laptop, ipad, điện thoại di động, internet... Đó được xem là những tiện ích của thời đại mới, một phương cách hoằng pháp, truyền bá đạo Phật nhanh nhất và rộng khắp toàn cầu so với ngày xưa. Công nghệ số là một phương tiện hữu ích trong việc nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin trong xu thế kết nối toàn cầu hiện nay như các website, facebook, zalo, twitter, các trang tài khoản cá nhân...

Công nghệ số là những tiện ích hữu hiệu trong thời đại mới cho những ai biết sử dụng nó đúng mục đích và lý tưởng, bằng ngược lại, nó như con dao hai lưỡi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng thiếu tính tự chủ và chọn lọc.

Công nghệ số là những tiện ích hữu hiệu trong thời đại mới cho những ai biết sử dụng nó đúng mục đích và lý tưởng, bằng ngược lại, nó như con dao hai lưỡi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng thiếu tính tự chủ và chọn lọc.

Bài liên quan

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mang lại nhiều tiện ích, nhưng đồng thời cũng để lại hệ quả đáng tiếc cho người sử dụng. Giới trẻ, trong đó có cả các tu sĩ đã sớm có cơ hội tiếp xúc với những phương tiện này. Hiện nay, tăng ni trẻ tham gia mạng xã hội rất nhiều và đa số mang tinh thần truyền tải Phật pháp, triết lý giác ngộ, giải thoát cao thượng của Đức Phật và con đường tu tập, hướng thiện đến cho mọi người, phục vụ cho công tác hoằng pháp lợi sanh trong thời hiện đại. Với những tu sĩ đã định hình được nhân cách tu tập tốt, nó trở thành một phương tiện hữu ích trong sự nghiệp hoằng pháp và giúp họ trau dồi thêm nền tri thức nội điển cũng như ngoại điển.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, một bộ phận tăng ni trẻ có đời sống buông thả, mất tự chủ khi tham gia facebook, zalo và các trang mạng xã hội, đã đăng tải những hình ảnh mất oai nghi, đầy phản cảm khi sử dụng công nghệ thiếu chọn lọc, có những biểu hiện tiêu cực, phóng túng, gây ô nhiễm trong đời sống tu hành, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội và gây mất niềm tin nơi quần chúng Phật tử. Với những ai thiếu ý chí tu học, đạo tâm thanh tịnh, nó sẽ tác động đáng kể đến quá trình hình thành nhân cách và nhãn quan tu hành của họ. Cần đưa ra những giải pháp tích cực về chủ quan lẫn khách quan nhằm định hình tư cách phẩm hạnh và khả năng tu tập của người xuất gia trẻ khi tham gia sử dụng các tiện ích xã hội sao cho đúng với mục đích và lý tưởng xuất thế, xứng đáng là những “sứ giả Như Lai” đầy đủ tâm đức và trí đức để thừa hành mạng mạch, hoằng truyền chánh pháp trong thời hiện đại.

ua những gì chúng ta trình bày trên trang mạng cá nhân đó, nó sẽ phản ánh tính cách con người của chúng ta cho mọi người biết. Không khéo, trang sách văn hóa trở thành trang sách tạp nham chuyện đời chuyện đạo!

ua những gì chúng ta trình bày trên trang mạng cá nhân đó, nó sẽ phản ánh tính cách con người của chúng ta cho mọi người biết. Không khéo, trang sách văn hóa trở thành trang sách tạp nham chuyện đời chuyện đạo!

Những tiện ích trong việc tu học và hoằng pháp:

Bài liên quan

Một thực tế cho thấy, mạng xã hội là những phương tiện truyền bá Phật pháp sâu rộng đến mọi giai tầng trong xã hội. Nhờ có facebook, zalo, twitter, diễn đàn paltalk… mà mọi người được tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ Phật pháp với nhau và có thể tiếp cận giáo pháp ở mọi lúc mọi nơi, làm cho con người kết nối gần lại với nhau hơn. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng internet như một công cụ để mở rộng tiềm năng của con người, đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến giáo lý của Đức Phật, giúp mọi người tiếp cận với chánh pháp một cách dễ dàng trong công tác hoằng pháp thời đại mới. Đối với Giáo hội, sự phát triển của công nghệ số giúp cho việc điều hành, quản lý nhân sự của Giáo hội trở nên nhanh chóng, hiệu quả và khoa học hơn. Ý tưởng Phật pháp trên internet không đe dọa hay mâu thuẫn với các hiểu biết cổ xưa, nó chỉ làm cho Phật pháp dễ tiếp cận hơn và cung cấp một diễn đàn quốc tế với mục đích trao đổi và giáo dục.

Mạng xã hội như một tờ báo online giúp các tu sĩ và phật tử nắm bắt được các vấn đề tin tức Phật sự quan trọng của Giáo hội trong và ngoài nước, cùng nghe được những bài pháp thoại hay tại chỗ. Đa số thành viên Phật tử khi online đều trao đổi với nhau có văn hóa và trật tự, cùng chia sẻ về các vấn đề tu tập, công tác phật sự hay cùng nhau đóng góp làm từ thiện xã hội, trùng tu Tam Bảo… Nó được xem như một bản thông báo được lan truyền đi với tốc độ “cực nhanh, cực rộng”.

Giới luật của Phật giáo không cấm các tu sĩ sử dụng internet và tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội nên một số tu sĩ trẻ tuổi đạo chưa thắm, đời chưa phai, có đời sống buông thả khi tham gia facebook phần nào ảnh hưởng đến Phật giáo và quần chúng phật tử khi đăng tải những hình ảnh mất oai nghi và đầy phản cảm.

Giới luật của Phật giáo không cấm các tu sĩ sử dụng internet và tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội nên một số tu sĩ trẻ tuổi đạo chưa thắm, đời chưa phai, có đời sống buông thả khi tham gia facebook phần nào ảnh hưởng đến Phật giáo và quần chúng phật tử khi đăng tải những hình ảnh mất oai nghi và đầy phản cảm.

Hệ quả trong việc sử dụng công nghệ thiếu tự chủ:

Bài liên quan

Một vấn đề luôn có hai mặt. Công nghệ số là những tiện ích hữu hiệu trong thời đại mới cho những ai biết sử dụng nó đúng mục đích và lý tưởng, bằng ngược lại, nó như con dao hai lưỡi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng thiếu tính tự chủ và chọn lọc. Phần ít tăng ni trẻ thiếu ý thức, chỉ đơn thuần suy nghĩ facebook, các trang mạng cá nhân là thế giới riêng của mình, có quyền tha hồ “quăng, ném” lên đó những bài đăng (post) cảm xúc, những hành động buông tuồng, phóng túng của thân tâm mà không sợ bị ai ngăn đón, kiểm soát. Việc làm thiếu ý thức đó đã gây nên hậu quả là sự phẫn nộ của rất nhiều người xem đọc. Nó không tạo nên những giá trị tinh thần đúng nghĩa, của tình thương và sự hiểu biết, của sự chuyển hoá thân tâm mà trái lại còn gây nên sự bất bình, hiềm khích, chê cười, nhạo báng của thế nhân, của những người thức giả.

Gần đây, những thông tin về các tu sĩ phạm giới, sa đọa, mất oai nghi… xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội và trang cá nhân. Điển hình như clip và hình ảnh sex được cho là của một nhà sư ở Khánh Hòa; câu chuyện về những hình ảnh của một nhà sư ở Hải Dương bên cạnh chiếc xe May Bach, tay cầm chiếc điện thoại Vertu; hay hình ảnh một nhà sư ở Bắc Ninh được cho là sử dụng xe Ford Mustang; và gần đây nhất là hình ảnh phản cảm của chú tiểu một tay cầm tiền, một tay cầm dao được “post” trên facebook khiến cộng đồng cư dân mạng xôn xao. Rất nhiều những “comment” phê phán, những thái độ bức xúc, thậm chí tẩy chay… đã dành cho chủ nhân của những bức ảnh đó. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực từ các bức ảnh không chỉ gây giảm thiểu lòng tin từ giới Phật tử nói riêng mà còn gây ngộ nhận, hiểu lầm cho không ít quần chúng nói chung khi nhìn về một bộ phận Phật giáo với cái nhìn thiếu thiện cảm.

Cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của những “Sứ giả Như Lai”, mang trong mình hoài bão “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài”, dành nhiều thời gian cho việc huân tập giới đức, trao dồi trí tuệ, hướng đến đời sống cao thượng, chuyển hoá thân tâm, lập hạnh độ sanh để báo ơn thầy tổ, đàn na tín thí.

Cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của những “Sứ giả Như Lai”, mang trong mình hoài bão “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài”, dành nhiều thời gian cho việc huân tập giới đức, trao dồi trí tuệ, hướng đến đời sống cao thượng, chuyển hoá thân tâm, lập hạnh độ sanh để báo ơn thầy tổ, đàn na tín thí.

Bài liên quan

Do tính tương tác cao và không được kiểm soát trong nội dung đăng tải nên các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, twitter… được xem là nhạy cảm ở nhiều nước. Giới luật của Phật giáo không cấm các tu sĩ sử dụng internet và tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội nên một số tu sĩ trẻ tuổi đạo chưa thắm, đời chưa phai, có đời sống buông thả khi tham gia facebook phần nào ảnh hưởng đến Phật giáo và quần chúng phật tử khi đăng tải những hình ảnh mất oai nghi và đầy phản cảm. Một số ít chưa nghiêm trang trong cách nói chuyện với nhau giữa tu sĩ và Phật tử hay ngược lại, chưa thể hiện sự mẫu mực cần có.

Họ biến facebook thay vì là một trang cá nhân để biểu hiện những cái hay, cái đẹp trong nét văn hóa nhân cách của mình như một “trang sách” hay và thẩm mỹ trở thành một “bãi rác thông tin” với những câu chuyện từ mọi sinh hoạt hằng ngày của bản thân, như một “thời gian biểu”, cho đến những câu chuyện “Nam Tào Bắc Đẩu, vòng quanh thế giới, ông nọ bà kia…” để đưa lên trang sách hỗn tạp của mình, kèm theo là những lời bình luận, “tám chuyện” của thiên hạ. Họ chưa ý thức được rằng: trang mạng cá nhân, cũng là trang mạng xã hội, nó không đơn thuần như một quyển nhật ký cá nhân chỉ viết cho một mình mình đọc, mà là viết cho toàn xã hội đọc. Qua những gì chúng ta trình bày trên trang mạng cá nhân đó, nó sẽ phản ánh tính cách con người của chúng ta cho mọi người biết. Không khéo, trang sách văn hóa trở thành trang sách tạp nham chuyện đời chuyện đạo!

Tăng Ni trẻ cần nâng cao ý thức là một người xuất gia, cần tự giác khép mình trong nếp sống thiền gia quy củ, tôn trọng và thực hành lời Phật dạy, tìm cho mình một vị thầy hướng dẫn và một pháp môn tu tập chuẩn mực, kiểm thúc oai nghi giới hạnh, không vọng tâm theo những tham đắm, dục vọng uế nhiễm.

Tăng Ni trẻ cần nâng cao ý thức là một người xuất gia, cần tự giác khép mình trong nếp sống thiền gia quy củ, tôn trọng và thực hành lời Phật dạy, tìm cho mình một vị thầy hướng dẫn và một pháp môn tu tập chuẩn mực, kiểm thúc oai nghi giới hạnh, không vọng tâm theo những tham đắm, dục vọng uế nhiễm.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng tồn tại này trong đời sống tu học của tăng ni trẻ hiện nay là: Ngoài ý thức tự giác của mỗi người thì bên cạnh đó, công tác quản lý và giáo dục của các vị lãnh đạo cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng dẫn dắt tăng ni trẻ hoặc đi đúng con đường chính pháp, hoặc đưa họ xa dần nếp sống thiền gia và thế tục hóa rất nhanh. Điều đó được thể hiện ở những thực trạng tồn tại sau đây:

Bài liên quan

- Yếu tố chủ quan: Ý thức tự giác thúc liễm thân tâm trong đời sống tu tập và việc hành trì giới luật của một số tu sĩ trẻ ngày càng giảm sút. Bản thân mỗi người thiếu tính tự giác, ỷ lại và phóng túng, a dua và tham vọng. Con người thời nay đạo tâm có phần giảm sút, nhiều người đến với đạo không phải vì chí nguyện cần cầu giải thoát, mà vì hoàn cảnh đưa đẩy, đời sống vật chất chi phối, chưa ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của những người xuất gia chân chính, với lý tưởng hoằng pháp lợi sanh, báo Phật ân đức.

- Yếu tố khách quan: Do bên ngoài xã hội ngày một phát triển, phương tiện cuộc sống quá đầy đủ tiện nghi, tiện ích, mọi thứ đều rất dễ dàng tiếp cận. Các bậc tôn đức cao niên phần lớn chưa tiếp cận được hết với mọi “thủ thuật” trong công nghệ nên khó khăn trong vấn đề quản lý, giám sát, theo dõi cách sử dụng công nghệ của đồ chúng đệ tử. Giáo hội mới chỉ quan tâm đến công tác điều hành và quản lý hành chính nhân sự chứ chưa có biện pháp quản lý và giáo dục việc sử dụng công nghệ của tăng ni trẻ một cách hợp lý.

Thời đại ngày nay được gọi là thời đại thông tin bùng nổ, bất cứ một sự kiện, một thông tin nào dù nhỏ chỉ cần một cú click chuột là cả thế giới đều biết.

Thời đại ngày nay được gọi là thời đại thông tin bùng nổ, bất cứ một sự kiện, một thông tin nào dù nhỏ chỉ cần một cú click chuột là cả thế giới đều biết.

Một số trường Phật học và các môi trường tu viện, thiền viện chuyên tu đã đề ra nội quy nghiêm cấm tuyệt đối các tăng ni sinh không được sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin và các trang tài khoản cá nhân. Điều này giúp cho tăng ni trẻ hạn chế được sự tiếp xúc thái quá với công nghệ số, nhiếp tâm vào vấn đề tu học, trao dồi giới đức và kiến thức nội điển. Tuy nhiên, với việc áp dụng này cũng là một điều bất lợi cho những tăng ni muốn tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp một cách thực tiễn, ứng dụng trong việc học tập và công tác hoằng pháp sau này trong thời đại mới.

Như vậy, giải pháp được đặt ra là thái độ của tu sĩ trẻ khi sử dụng, tiếp xúc với các trang mạng xã hội, mạng cá nhân như thế nào, và trách nhiệm của người lãnh đạo quản lý về vấn đề này ra sao?

Giải pháp thực hiện:

a. Thái độ của tăng ni trẻ khi sử dụng mạng xã hội:

Bài liên quan

- Tăng Ni trẻ cần nâng cao ý thức là một người xuất gia, cần tự giác khép mình trong nếp sống thiền gia quy củ, tôn trọng và thực hành lời Phật dạy, tìm cho mình một vị thầy hướng dẫn và một pháp môn tu tập chuẩn mực, kiểm thúc oai nghi giới hạnh, không vọng tâm theo những tham đắm, dục vọng uế nhiễm.

- Thấy được mặt tiện ích trong việc truyền bá Phật pháp qua mạng xã hội, nhất là đối với những tu sĩ trẻ đang thực tập thuyết giảng giáo lý hay những tu sĩ ít có khả năng thuyết giảng trước đại chúng. Cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của những “Sứ giả Như Lai”, mang trong mình hoài bão “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài”, dành nhiều thời gian cho việc huân tập giới đức, trao dồi trí tuệ, hướng đến đời sống cao thượng, chuyển hoá thân tâm, lập hạnh độ sanh để báo ơn thầy tổ, đàn na tín thí.

Công tác quản lý con người và sự nghiệp giáo dục con người cho thế hệ tương lai là một công tác cực kỳ quan trọng ở tất cả mọi thời đại.

Công tác quản lý con người và sự nghiệp giáo dục con người cho thế hệ tương lai là một công tác cực kỳ quan trọng ở tất cả mọi thời đại.

- Phải có ý thức và cẩn thận trong tất cả mọi vấn đề từ nội dung đến hình thức. Biết chọn lọc và an trú vào chánh niệm trong khi xem cũng như đăng tải các thông tin lên mạng xã hội. Phải đảm bảo rằng những thông tin được đăng tải lên chỉ hướng đến mục đích chia sẻ Phật pháp, trao đổi các tin tức Phật sự cần thiết, mang lại lợi ích cho người xem.

- Tuyệt đối không truy cập vào những trang web đen, phản động, chính trị, hoặc dành quá nhiều thời gian vô bổ cho việc giải trí bằng các game online, offline... làm tăng trưởng tâm tham dục buông thả và sân hận đấu tranh.

b. Trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý tăng ni trẻ:

Bài liên quan

Công tác quản lý con người và sự nghiệp giáo dục con người cho thế hệ tương lai là một công tác cực kỳ quan trọng ở tất cả mọi thời đại. Nó luôn mang trên mình một sứ mệnh sống còn hay hủy diệt, của mọi lĩnh vực cuộc sống, là sự sâu chuỗi từ quá khứ đến tương lai, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Vì thế, ở bất kỳ thời điểm nào, quốc gia nào hay tổ chức nào thì việc quản lý con người và giáo dục con người cũng luôn cần được quan tâm đặc biệt. Chính vì thế mà đời sống tu và học của tăng ni trẻ hôm nay cũng là việc cần được quan tâm đúng mức.

Thời đại ngày nay được gọi là thời đại thông tin bùng nổ, bất cứ một sự kiện, một thông tin nào dù nhỏ chỉ cần một cú click chuột là cả thế giới đều biết. Do vậy, để tránh những sai lầm đáng tiếc gây hậu quả nghiêm trọng như những vụ việc trên thì việc tăng cường quản lý, giáo dục tăng ni trong việc sử dụng các trang mạng xã hội thời đại công nghệ số là việc quan thiết hơn bao giờ hết.

Mạng xã hội là những tiện ích hiện đại giúp cho việc phát triển Phật giáo toàn cầu. Công nghệ internet chỉ là một phương tiện truyền thông, tốt hay xấu phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu dùng nó bằng nhãn quan trí tuệ, công nghệ sẽ trở thành một công cụ để nâng cao tiềm năng của người đó với Chánh pháp.

Mạng xã hội là những tiện ích hiện đại giúp cho việc phát triển Phật giáo toàn cầu. Công nghệ internet chỉ là một phương tiện truyền thông, tốt hay xấu phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu dùng nó bằng nhãn quan trí tuệ, công nghệ sẽ trở thành một công cụ để nâng cao tiềm năng của người đó với Chánh pháp.

Trước hết là trách nhiệm của các vị Bổn sư, quản chúng trong công tác quản lý nhân sự tại các trú xứ mà có các vị tăng ni trẻ đang tu học. Cần phải có các biện pháp quản lý và giáo dục cứng rắn cùng việc tác động đến ý thức của những vị tăng, ni trẻ mới xuất gia, các chú tiểu mới tập sự nơi cửa chùa nhằm giúp họ quản lý quỹ thời gian tu tập một cách hiệu quả và rèn luyện tư cách đạo đức, oai nghi giới luật của một người xuất gia đệ tử Phật chân chính. Các vị trụ trì, quản chúng, chức sự tại trú xứ đó cũng phải am hiểu ít nhiều về công nghệ số nhằm mục đích phát huy vai trò tiện ích của ngành công nghệ trong công tác hoằng pháp thời hiện đại, đồng thời nắm bắt được các “thủ thuật” để có phương pháp quản lí, giám sát các tăng ni trẻ khi tham gia sử dụng các trang mạng xã hội hoặc trang mạng cá nhân một cách hợp lý và hữu ích.

Bài liên quan

Các Ban ngành Giáo hội nên có những quy định cụ thể đối với việc sử dụng các trang mạng xã hội của các tăng ni trẻ. Thường xuyên tổ chức những khoá tập huấn, bồi dưỡng chuyên ngành hoằng pháp và thông tin truyền thông về vấn đề hoằng pháp trong thời đại mới, thông qua việc sử dụng các trang mạng xã hội đến tăng ni trẻ, nhằm giáo dục thế hệ tăng ni nhận thức sâu sắc về tư cách mô phạm chuẩn mực, về trách nhiệm của một tu sĩ Phật giáo trong việc giữ gìn giới hạnh, sinh hoạt đời sống trong các chùa, tự viện theo phương châm tri túc, giản dị và vai trò của những nhà hoằng pháp tương lai trong thời đại mới.

Mạng xã hội là những tiện ích hiện đại giúp cho việc phát triển Phật giáo toàn cầu. Công nghệ internet chỉ là một phương tiện truyền thông, tốt hay xấu phụ thuộc vào người sử dụng. Nếu dùng nó bằng nhãn quan trí tuệ, công nghệ sẽ trở thành một công cụ để nâng cao tiềm năng của người đó với Chánh pháp. Ngược lại, vị đó sẽ tự làm hỏng đời tu của chính mình, tự cô phụ hoài bão ý chí xuất trần, như một con dao hai lưỡi, tự mình cắt đứt dòng máu Thích tử đang lưu thông trong tâm thức. Sử dụng công nghệ hiện đại bằng sự tự chủ, chánh niệm và tỉnh giác là tự sách tấn bản thân mình tinh tấn hơn trong Phật pháp theo tinh thần Bát chánh đạo. Vấn đề quan trọng là học tập và hành trì những gì thâu đạt được từ các trang mạng và diễn đàn, nhằm hướng đến lý tưởng tối thượng: “tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”.

ĐĐ. Thích Pháp Đăng

Uỷ viên phân ban Thông tin truyền thông BHP T.Ư

Chánh thư ký Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm