Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 20/01/2020, 14:54 PM

Ngôn ngữ trong hoằng pháp

Người làm công tác hoằng Pháp cũng không ngoại lệ, mang trên mình sứ mệnh truyền bá những tinh hoa của nền giáo lý Phật đà đến muôn nơi thính chúng, một vị giảng sư luôn canh cánh tâm nguyện được cống hiến thật hiệu quả cho nền Đạo.

>>Kiến thức

Nói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất. Người làm công tác hoằng Pháp cũng không ngoại lệ, mang trên mình sứ mệnh truyền bá những tinh hoa của nền giáo lý Phật đà đến muôn nơi thính chúng, một vị giảng sư luôn canh cánh tâm nguyện được cống hiến thật hiệu quả cho nền Đạo, muốn thế phải đạt đến sự thiện xảo nhất định trong kỹ năng vận dụng cả ba dạng ngôn ngữ : _ Thuật ngữ Phật Pháp( ngôn ngữ triết học)_ Ngôn ngữ phổ thông và Ngôn ngữ nghệ thuật.

Người làm công tác hoằng Pháp cũng không ngoại lệ, mang trên mình sứ mệnh truyền bá những tinh hoa của nền giáo lý Phật đà đến muôn nơi thính chúng, một vị giảng sư luôn canh cánh tâm nguyện được cống hiến thật hiệu quả cho nền Đạo.

Người làm công tác hoằng Pháp cũng không ngoại lệ, mang trên mình sứ mệnh truyền bá những tinh hoa của nền giáo lý Phật đà đến muôn nơi thính chúng, một vị giảng sư luôn canh cánh tâm nguyện được cống hiến thật hiệu quả cho nền Đạo.

Ngôn ngữ Phật học

Bài liên quan

Gọi là thuật ngữ tức chỉ tính đặc thù riêng của một lĩnh vực, nó phản ánh tính chuyên biệt và chuyên sâu do vậy mà mang giá trị hàm súc, sự quy củ hóa và các cung bậc thẩm mỹ rất cao. Riêng thuật ngữ Phật Pháp lại càng uyên áo, sâu sắc và hàm dung vô vàn các tầng nghĩa khiến một người học Phật sơ cơ dễ bị bối rối chóang ngợp và rất có thể sẽ mất phương hướng trong sự định vị chính xác giá trị biểu đạt của dạng ngôn từ này do đó đưa đến sự ngộ nhận trong hành trì.

Không thiếu các vị giảng sư của chúng ta do thói quen dùng ngôn từ Phật học trong sinh hoạt Thiền môn nên khi lên Pháp tòa cũng cứ quán tính ấy mà diễn đạt, vô tình quên rằng ngững người đang lắng nghe chúng ta dưới kia phần đông chưa qua một trường lớp Phật học nào. Tất nhiên thời Pháp cũng sẽ hoàn tất, mọi sự tưởng là rất tốt đẹp nhưng đâu biết rằng không ít người đã nghe nhưng chưa hiểu hết những giá trị tốt đẹp mà vị giảng sư đã cố công truyền đạt.

Điều đáng nói ở đây chính là sự linh động tùy duyên, nếu quá xa rời những thuật ngữ hàm súc thì bài Pháp mang tính tùy duyên một cách lạm dụng vì thế mà mờ nhạt tính chính thống, còn nếu quá cứng nhắc hay lệ thuộc vào thuật ngữ trong diễn giảng thì e rằng hiệu quả vì thế mà giảm sút. Nhưng dù thế  nào đi nữa thì sự củng cố nâng cao và tích lũy vốn thuật ngữ của một vị giảng sư là điều tối yếu nếu thật sự đã chọn ngành Hoằng Pháp là lý tưởng phụng sự cho Đạo Pháp.

Nói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất.

Nói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất.

Ngôn ngữ phổ thông

Phật Gíao vố từ cuộc sống mà có và trở lại phục vụ cuộc sống, đã phục vụ cuộc sống cũng đồng nghĩa nền tảng phương tiện giáo hóa phải y nơi cuộc sống yêu cầu mà xác lập. Vậy nên để đưa những yếu lý Phật Đà đến với quần chúng không gì bằng vận dụng ngôn ngữ quần chúng. Ngôn ngữ quần chúng thì đa dạng muôn màu muôn vẻ, người giảng sư vì thế cũng phải linh động trong phong cách diễn đạt mang đậm tính đại chúng.

Bài liên quan

Từ khi ngôn ngữ được hình thành, sự trao đổi thông tin loài người đã dần tiện lợi khi tiếng nói đã dần thay thế sự biểu đạt bằng cử chỉ( ngôn ngữ hình thể) và cho đến ngày nay ngôn ngữ đã đạt đến mức độ phức tạp và chứng tỏ khả năng đắc dụng của nó. Khi sử dụng ngôn ngữ phổ thông là chúng ta nói theo cách của tuyệt đại đa số vì thế nguồn thông tin sẽ đến với số đông, lợi ích sẽ đến với số đông như tinh thần sự ra đời của Đức Phật là “ đem lại hạnh phúc cho số đông, an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”(Tăng Chi Bộ Kinh).

Diễn đạt theo ngôn ngữ phổ thông để tạo sự gần gũi không xa cách, tạo sự tiếp cận chân lý dễ dàng cho mọi người, đạt sự tối ưu trong nghệ thuật truyền thông, khơi dậy thiện tính trong mỗi người bằng ngôn ngữ của chính họ từ chỗ THÔNG tất yếu sẽ dễ dàng đưa đến CẢM, cảm và thông để tâm hồn mỗi thính chúng mở ra đón nhận và chấp nhận chân lý.

Tuy nhiên, khi vận dụng ngôn ngữ đại chúng các giảng sư cũng cần lưu ý ngữ cảnh( môi trường, trình độ, thành phần thính chúng,…) để có phương cách biểu đạt phù hợp( ví dụ: tập thể sinh viên, cộng đồng công nhân, các đạo tràng vùng sâu vùng xa, nhóm nhân sĩ trí thức,…) có nghĩa là phải biết linh động tùy cơ, biết khai thác kỹ năng mềm bản thân mà có sự thích ứng giữa một cái tổng thể tùy dụng trong cái khu biệt.

Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ thứ sinh, là sự phát triển có chọn lọc từ ngôn ngữ đại chúng và có thể nói đây là thăng hoa của ngôn ngữ đại chúng.

Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ thứ sinh, là sự phát triển có chọn lọc từ ngôn ngữ đại chúng và có thể nói đây là thăng hoa của ngôn ngữ đại chúng.

Cũng không thể sử dụng tùy tiện những cách nói phàm tục, tiếng lóng, ngôn ngữ “teen”,… trong bài giảng, cho dù chỉ để tạo sự trào phúng thư giãn. Bởi thứ nhất không phù hợp oai nghi người xuất gia( lại là một bậc giảng sư tôn nghiêm khả kính), thứ hai cả xã hội vẫn chưa chấp nhận và số đông dị ứng loại ngôn ngữ này, thứ ba gây phản cảm số đông đưa đến hiệu ứng mất niềm tin, và thế là trong ý nghĩa sâu xa, bài Pháp đã thất bại.

Ngôn ngữ nghệ thuật

Nói đến nghệ thuật, số đông mọi người chỉ dừng lại ở khái niệm các bộ môn nghệ thuật: thi ca, nhạc, họa, múa, kịch, điện ảnh, tạo hình,… mà bỏ quên rằng nói cũng là một nghệ thuật( nghệ thuật diễn giảng, nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật hùng biện,…). Ở đây chỉ xin đề cập đến tính nghệ thuật khi vận dụng ngôn ngữ hay hình thức truyền tải thông tin, một trong các kỹ năng giúp thính chúng dễ dàng tiếp nhận và lĩnh hội thông tin một giảng sư muốn truyền đạt.

Bài liên quan

Theo các nghiên cứu chuyên môn, đa phần thính chúng có sự hứng khởi, hưng phấn trong 20 phút đầu của buổi giảng, thời gian tiếp theo cường độ trạng thái tâm lý này sẽ giảm dần, sau đó bắt đầu xuất hiện cảm giác uể oải, căng thẳng, thiếu chú tâm, số ít có cảm giác tâm lý ức chế,v.v…( phải chăng áp dụng điều này, bên Công giáo các vị linh mục chỉ thuyết giáo hai ba mươi phút ngay trước khi hành thánh lễ(?)_ngoại trừ các lớp học giáo lý có chương trình quy củ). Để tạo sự phấn chấn, chú tâm cho hội chúng suốt cả 90 phút buổi giảng phổ biến như hiện nay, vị giảng sư buộc phải có kỹ năng vận dụng các biện pháp thể hiện trên Pháp tòa một cách thật sinh động, biến hóa, đầy tính hấp dẫn cuốn hút. Đây chính là một vị giảng sư có thực tài, một phần họ đã đạt sự thành công nhất định trong phương cách áp dụng ngôn ngữ nghệ thuật.

Tu dưỡng, học tập, kế thừa và không ngừng sáng tạo mãi mãi là một chuỗi dài hành trình hoằng Pháp lợi sanh, trau dồi nội điển để có mặt bằng kiến thức thuật ngữ Phật học, học hỏi lời ăn tiếng nói quần chúng để có sự hoạt dụng trong ngôn ngữ đời thường và để tâm nâng cao kỹ năng sử dụng cách diễn đạt chỉnh chu sắc bén và lung linh uyển chuyển của ngôn ngữ nghệ thuật là hướng đi tất yếu của những vị giảng sư thời hiện đại.

Tu dưỡng, học tập, kế thừa và không ngừng sáng tạo mãi mãi là một chuỗi dài hành trình hoằng Pháp lợi sanh, trau dồi nội điển để có mặt bằng kiến thức thuật ngữ Phật học, học hỏi lời ăn tiếng nói quần chúng để có sự hoạt dụng trong ngôn ngữ đời thường và để tâm nâng cao kỹ năng sử dụng cách diễn đạt chỉnh chu sắc bén và lung linh uyển chuyển của ngôn ngữ nghệ thuật là hướng đi tất yếu của những vị giảng sư thời hiện đại.

Bài liên quan

Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ thứ sinh, là sự phát triển có chọn lọc từ ngôn ngữ đại chúng và có thể nói đây là thăng hoa của ngôn ngữ đại chúng. Chỉ với một nội dung nhưng nếu biết vận dụng các biện pháp: phản đề, nghi vấn tu từ, dùng câu biểu đạt hình ảnh để tạo sự liên tưởng, gợi tả, ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ … rồi có cả cách kể một câu chuyện( nghệ thuật tự sự), nghệ thuật trào lộng gây cười, vận dụng trích dẫn thi ca, thành ngữ đúng thời nhằm đánh động cảm xúc,v.v…đều là các dạng thức nghệ thuật trong ngôn ngữ diễn giảng. Một giảng sư thực thụ là người có “ độ chín” nhất định trong lĩnh vực này. Được như vậy, họ đã phải trải qua những quá trình dài của sự học hỏi, tích lũy và thực hành để theo năm tháng và bao lần thăng tòa thuyết pháp mà tích hợp thành.

Kết luận

Để gây ấn tượng mạnh, để đánh động thế giới tâm thức thính chúng, gợi mở giúp họ định hướng về sự chuyển hóa và ý thức tự chuyển hóa, những yêu cầu đặt ra cho một vị giảng sư quả không có giới hạn. Tu dưỡng, học tập, kế thừa và không ngừng sáng tạo mãi mãi là một chuỗi dài hành trình hoằng Pháp lợi sanh, trau dồi nội điển để có mặt bằng kiến thức thuật ngữ Phật học, học hỏi lời ăn tiếng nói quần chúng để có sự hoạt dụng trong ngôn ngữ đời thường và để tâm nâng cao kỹ năng sử dụng cách diễn đạt chỉnh chu sắc bén và lung linh uyển chuyển của ngôn ngữ nghệ thuật là hướng đi tất yếu của những vị giảng sư thời hiện đại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp

Kiến thức 08:34 29/04/2024

“Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi Bà la môn Màtaposaka đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn: Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, sau đó tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy có đúng trách nhiệm không?

Ái dục là cội gốc đi trong luân hồi sanh tử

Kiến thức 12:00 28/04/2024

Vừa rồi tôi đọc lại kinh Viên Giác, Bồ-tát Di Lặc hỏi Phật, nguyên nhân nào làm cho chúng sanh phải luân hồi sanh tử, mãi mãi không ra khỏi?

Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?

Kiến thức 10:52 28/04/2024

Đối với hành giả tu tập pháp môn niệm Phật, một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sanh Tịnh độ mà có những giấc mơ thấy Phật, Bồ tát và hoa sen là điều rất quý hóa, chứng tỏ bạn có duyên lành với pháp môn niệm Phật.

Ngày giờ tuổi tác tốt xấu?

Kiến thức 10:00 28/04/2024

Người ở thế gian mỗi khi làm một việc gì thì đi coi ngày giờ, tuổi tác. Nhưng quý vị thấy rằng ngày giờ mà có thể quyết định được tốt xấu thì không cần ai phải tu tập nữa.

Xem thêm