Thứ, 13/01/2020, 07:25 AM

Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống

Mỗi năm người Việt Nam có “ba ngày Tết”, là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện lễ nghĩa, tình cảm, bổn phận trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Ông cha ta nhiều đời truyền nhau cái hay cái đẹp đó như là bảo vật của quốc gia.

 >>Xuân muôn nơi

Chính vì lẽ đó, Tết được mệnh danh là Tết Cổ Truyền Dân Tộc; và Tết cũng là lễ hội quan trọng nhất trong năm, được đại đa số người Việt ngày nay vẫn còn quan tâm và giữ gìn các phong tục tập quán hay đẹp từ ngàn xưa một cách cơ bản là điều đáng trân trọng!

Mỗi năm người Việt Nam có “ba ngày Tết”, là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện lễ nghĩa, tình cảm, bổn phận trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Ông cha ta nhiều đời truyền nhau cái hay cái đẹp đó như là bảo vật của quốc gia.

Mỗi năm người Việt Nam có “ba ngày Tết”, là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện lễ nghĩa, tình cảm, bổn phận trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Ông cha ta nhiều đời truyền nhau cái hay cái đẹp đó như là bảo vật của quốc gia.

Bài liên quan

Thông qua một vài bài viết về Tết trên các trang báo điện tử, người viết nhận thấy một số người Việt, nhất là giới trẻ, khi được hỏi cảm nhận của họ về Tết, thì họ có vẻ thờ ơ với Tết hoặc có nhận định lệch lạc về Tết là điều đáng bàn. Lý do chính để một số người không thích Tết thậm chí có cảm giác “sợ Tết” bởi vì họ bị mệt mỏi về việc quà cáp, thăm hỏi, và mâm cỗ cúng kiếng… Thật ra, thăm hỏi vào dịp Tết là việc đương nhiên! Chúng ta thử nghĩ, là một con người trong cùng huyết thống, làng xóm, tổ chức… mà không thăm hỏi nhau, quan tâm đến nhau, lễ nghĩa qua lại thì xã hội loài người nói chung hay người Việt Nam nói riêng sẽ như thế nào?

Vì không có nhiều thời gian, nên vào dịp Tết, lễ hội được tập trung hầu hết các giá trị nhân văn đạo đức của người Việt, là cơ hội tốt nhất để chúng ta cần thể hiện phần nào về những đạo lý đó. Có như vậy chúng ta mới ra con người. Do bị lạm dụng một cách biến tướng trong thời đại kim tiền nên việc thăm hỏi trở thành gánh nặng, áp lực trong các mối quan hệ đặc thù. Vì vậy, chúng ta cần tránh việc tiêu cực chớ không nên mượn cớ để quay lưng với các giá trị truyền thống. Do đó, những người dùng chữ “truyền thống” một cách thiếu tôn trọng hoặc có thái độ chế giễu là điều đáng bị phê phán.

Con người hôm nay đang sống một cách máy móc, công thức hơn là cảm xúc thật từ trái tim. Hiệu ứng số đông đang chi phối nhận định con người hơn là lý trí.

Con người hôm nay đang sống một cách máy móc, công thức hơn là cảm xúc thật từ trái tim. Hiệu ứng số đông đang chi phối nhận định con người hơn là lý trí.

Bài liên quan

Thứ nữa, một trong những cách trốn chạy những cảm giác “sợ Tết”, đó là đi xa nơi trú xứ của mình, và xem đó là cách giải quyết khôn ngoan. Đối với người Việt Nam, nơi “chôn nhau cắt rốn” rất quan trọng. Một số người Việt không có dịp về quê cha đất tổ trong dịp Tết họ cảm thấy rất tiếc nuối, rất nhớ quê hương. Họ luôn háo hức chờ xem những hình ảnh sinh hoạt Tết trên phương tiện truyền thông về quê nhà cho đỡ nhớ. Họ xem việc vắng mặt trong gia đình vào dịp Tết là sự thiếu sót, là sự thiếu bổn phận đối với cha mẹ ông bà tổ tiên.

Những người không hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng đó, nhất là giới trẻ, nên cho nó rườm rà, phiền phức trong việc thăm hỏi cúng kiếng kia nọ. Vậy ai là người “lãnh đủ” cái phiền phức, rườm rà đó để mình được tận hưởng cái hạnh phúc, tự do một cách ích kỷ, để rồi sau kỳ tận hưởng “khôn ngoan” đó mình còn có chỗ dung thân trong gia đình, dòng họ hay rộng lớn hơn là xã hội? Để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc này, chúng ta cần phải chọn cách đón Tết sao cho phù hợp chớ không mang nghĩa chối bỏ một cách phũ phàng và tự nghĩ rằng đó là cách sống văn minh.

Thăm hỏi vào dịp Tết là việc đương nhiên! Chúng ta thử nghĩ, là một con người trong cùng huyết thống, làng xóm, tổ chức… mà không thăm hỏi nhau, quan tâm đến nhau, lễ nghĩa qua lại thì xã hội loài người nói chung hay người Việt Nam nói riêng sẽ như thế nào?

Thăm hỏi vào dịp Tết là việc đương nhiên! Chúng ta thử nghĩ, là một con người trong cùng huyết thống, làng xóm, tổ chức… mà không thăm hỏi nhau, quan tâm đến nhau, lễ nghĩa qua lại thì xã hội loài người nói chung hay người Việt Nam nói riêng sẽ như thế nào?

Bài liên quan

Tại sao trong nhiều năm qua, chủ đề “về nguồn” vào dịp Tết luôn được nhắc đến trong trong các lễ hội? Vì các bậc lão thành, những nhà tri thức đạo đức, những người tự hào về văn hóa dân tộc thấy được một bộ phận nào đó có thái độ bàng quang với  lễ hội truyền thống này. Họ cho rằng đó chỉ là cái  của người xưa không còn phù hợp với lối sống hiện đại. Nếu là người Việt Nam không có tính tự hào văn hóa dân tộc là điều đáng trách, là một nguy cơ cho giềng mối chung về sự đoàn kết của toàn dân tộc.

Con người hôm nay đang sống một cách máy móc, công thức hơn là cảm xúc thật từ trái tim. Hiệu ứng số đông đang chi phối nhận định con người hơn là lý trí. Từ cái cười, cái chào hỏi hay cái bắt tay, thậm chí cái ôm hoặc món quà biếu tặng, nếu không xuất phát từ tấm lòng, trái tim, cảm xúc thật thì đó chỉ là giả tạo. Trả lời được các nghi vấn này thì chúng ta có thể hiểu vấn đề vừa nêu: Tại sao xã hội hôm nay con người ôm nhau nhiều, bắt tay nhau nhiều, tỏ vẻ lịch sự ân cần với nhau hơn nhưng sao lại hãm hại nhiều hơn, mưu mô thủ đoạn nhiều hơn, đổ vỡ trong các mối quan hệ nhiều hơn?

Chúng ta nên nhớ, thời chiến tranh khó khăn gian khổ đến mức nào mà người Việt Nam ta vẫn còn đón Tết một cách khí thế, thì hôm nay sao lại không?

Chúng ta nên nhớ, thời chiến tranh khó khăn gian khổ đến mức nào mà người Việt Nam ta vẫn còn đón Tết một cách khí thế, thì hôm nay sao lại không?

Bài liên quan

Vài năm về trước có những người đề nghị việc bỏ Tết ta, đã tạo nên những làn sóng phản ứng dữ dội của cộng đồng người Việt. Đó là điều đáng vui mừng, vì biết rằng đại bộ phận người Việt trong và ngoài nước vẫn còn yêu quý và tự hào về văn hóa dân tộc, còn tôn trọng các giá trị truyền thống mà ông cha ta bao đời để lại. Đừng để bị đánh lừa bài toán kinh tế của những người quá thực dụng hay những người không trân quý văn hóa nước nhà cố tình lạc dẫn một số người nhẹ dạ tự biến mình sống như vật sinh tồn – sống theo bản năng không cần biết đến văn hóa, đạo đức, lễ nghĩa, thậm chí quay lưng lại với nền văn hóa đạo đức mà tiêu chuẩn con người cần phải có.

Chúng ta nên nhớ, thời chiến tranh khó khăn gian khổ đến mức nào mà người Việt Nam ta vẫn còn đón Tết một cách khí thế, thì hôm nay sao lại không? Khi có tâm thì tất cả đều có thể. Do đó, chúng ta cần phải tỉnh táo và thật là lý trí. Đừng vì xu hướng số đông “ảo”, mà hãy vững tin về những giá trị truyền thống đã được các bậc tiền nhân sàng lọc kỹ càng và lưu giữ nó như một gia tài quý báu vốn có, để kịp thời điều tiết lại những suy nghĩ sai lạc về ngày Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền dân tộc, khi nó vẫn còn chưa quá muộn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm