Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 18/07/2022, 11:09 AM

Thân sống một mình, tâm sống với hai mình

Làm chủ sáu căn bằng sự tỉnh thức trọn vẹn chính là cách hay nhất để chia tay vĩnh viễn với người thứ hai, người bạn đời trói buộc và làm khổ nhau. Làm chủ sáu căn cũng chính là làm chủ cuộc đời mình và thực sự là người biết sống một mình.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rồi Tôn giả Migajàla đi đến bạch Thế Tôn:

“Sống một mình! Sống một mình!”được nói đến như vậy, bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai?

Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức; có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức… có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả ái, liên hệ đến các dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ kheo hoan hỷ và trú với lòng tham luyến sắc, thanh… pháp ấy nên hỷ khởi lên. Do hỷ có mặt nên dục tham có mặt. Do dục tham có mặt nên triền phược có mặt. Bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ kheo được gọi là người sống có người thứ hai.

Tỷ kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu ở các trụ xứ xa vắng, các khu rừng, vắng người, thích hợp với tịnh; dầu vậy, vẫn được gọi là sống với người thứ hai.

Này Migajàla, có những sắc do mắt nhận thức; có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức… có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả ái, liên hệ đến các dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ kheo không hoan hỷ và trú với lòng tham luyến sắc, thanh… pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ kheo được gọi là người sống một mình.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, phẩm Migajàla, phần Bởi Migajàla [lược], Nxb Tôn Giáo, 2001, tr 65).

adao.phatgiao.org.vn

Cởi trói thân tâm, giữ chánh niệm - sống trong chánh định

Lời bàn: 

Đời sống của người phát tâm hướng thượng, ly tục tất nhiên phải là sống một mình. Người biết sống một mình là người đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật sống. Tuy vậy, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để sống một mình mà đa phần đều sống hai mình.

Sống với người thứ hai đối với thế tục là chuyện thường nhưng với người xuất gia mới là chuyện lạ. ấy thế mà không hề xa lạ vì không những ta đang sống với người thứ hai mà đã và đang sống với người thứ… hàng triệu triệu. Bởi khi tâm chưa an trú vào chánh niệm thường trực thì ta còn lang thang, bầu bạn thiết thân với vô lượng phiền não. Người thứ hai không phải ai xa lạ mà chính là vọng tâm, loạn tưởng của chính mình.

Khi sáu căn duyên với sáu trần cảnh, nếu không chánh niệm tức thời tham ái có mặt đồng thời trói buộc, khổ đau có mặt tức người thứ hai hiện hữu. Người thứ hai luôn theo sát ta như bóng với hình, thủy chung vô hạn. Dẫu ở trong rừng rậm, núi cao, hoang đảo hay bế quan nhập thất nếu chưa thiết lập được chánh niệm, tâm chưa an trú vào pháp thì chỉ là hành giả cô độc mà không cô đơn vì luôn có người thứ hai bên cạnh.

Làm chủ sáu căn bằng sự tỉnh thức trọn vẹn chính là cách hay nhất để chia tay vĩnh viễn với người thứ hai, người bạn đời trói buộc và làm khổ nhau. Làm chủ sáu căn cũng chính là làm chủ cuộc đời mình và thực sự là người biết sống một mình, tự tại và giải thoát dẫu cuộc sống với muôn hình vạn trạng đang vận hành và tiếp diễn xung quanh ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm