Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/12/2021, 22:13 PM

Thần thông trong đạo Phật

Thần Túc Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông còn được gọi là Tam Minh, nhằm nói lên khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài.

Thần thông (Abhijina-Abhinna) nghĩa là trí tuệ siêu nhiên, được hiểu là năng lực siêu phàm do tu tập Thiền Định mà có được nói chung, không riêng chỉ Phật Giáo. Các vị đạt được thần thông gọi là Thành Tựu Giả (Siddha).

Vào thế kỷ XII, một vị cao Tăng Ấn Độ có viết một cuốn sách nhan đề là Carturraciti-Siddha-Pravitti nói về hành trạng của 84 vị có thần thông từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII.

Đặc biệt, ở Tây Tạng có rất nhiều truyền thuyết và sách nói về thần thông của nhiều vị tu sĩ và người bình thường thuộc nhiều giới khác nhau.

Theo quan điểm Phật Giáo, những vị có thần thông không hẳn là những vị đạt ngộ và những vị đạt ngộ không hẳn là những vị có thần thông.

Thần Túc Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông còn được gọi là Tam Minh, nhằm nói lên khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài.

Thần Túc Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông còn được gọi là Tam Minh, nhằm nói lên khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài.

Thần Túc Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông còn được gọi là Tam Minh, nhằm nói lên khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài.

Kinh điển Phật Giáo thường nói đến sáu loại thần thông là:

1) Thần Túc Thông: là năng lực hiện thân tùy ý tại bất cứ nơi đâu.

2) Thiên Nhãn Thông là năng lực thấy cảnh huống vui khổ của tất cả chúng sinh.

3) Thiên Nhĩ Thông là năng lực nghe được mọi âm thanh của chúng sinh.

4) Tha Tâm Thông là năng lực biết được tâm ý của chúng sinh.

5) Túc Mạng Thông là năng lực biết được thọ mạng của mình và của chúng sinh từ muôn nghìn kiếp.

6) Lậu Tận Thông là năng lực đoạn trừ phiền não, sinh tử.

Những vị không tu thiền định của Phật Giáo cũng có thể đạt được năm thần thông đầu, ngoại trừ thần thông thứ sáu là Lậu Tận Thông.

Thần Túc Thông, Thiên Nhãn Thông và Lậu Tận Thông còn được gọi là Tam Minh, nhằm nói lên khả năng giáo hóa, cứu độ của Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài.

Do có thần thông nên có thể thực hiện các phép biến hóa. Kinh điển Phật Giáo thường dựa theo tín ngưỡng dân gian của Ấn Độ thời xưa, thường miêu tả năng lực của Phật, Bồ Tát, A La Hán bằng các phép biến hóa gọi là thần biến.

Các bộ Du Già Sư Địa Luận, Pháp Hoa Huyền Tán, Giáo Thừa Pháp Số, Đại Tạng Pháp Số, Chân Ngôn Quảng Minh Mục…liệt kê 18 phép biến hóa, tuy nội dung đôi chỗ khác nhau nhưng tựu trung gồm việc hóa thân phía trên bốc lửa, phía dưới tuôn nước, biến nước thành lửa, biến lửa thành nước, hóa thân khắp nơi, đi đứng tự tại, ngồi trên hư không, phóng ánh sáng, an tâm chúng sinh khiến tiêu trừ bệnh tật, tai họa…

Cần nhớ rằng kinh điển mô tả các phép biến hóa trên, như là một phương tiện để ca ngợi khả năng siêu việt của các bậc chứng ngộ, như là một miêu tả ước lệ, tượng trưng cho sự diệu dụng của trí tuệ, siêu phàm.

Đức Phật từng phê phán bác các thần thông và khuyên các đệ tử không nên thể hiện thần thông. Ngài khẳng định thần thông cao nhất là thần thông hiểu pháp và truyền đạt pháp.

Thần thông và biến hoá trong Phật giáo

Đức Phật và các Thánh đệ tử thường đến thăm người bệnh, người sắp mất để truyền cảm ứng tâm linh giúp những vị này vượt qua sự đau đớn khiến tâm được an tịnh.

Đức Phật và các Thánh đệ tử thường đến thăm người bệnh, người sắp mất để truyền cảm ứng tâm linh giúp những vị này vượt qua sự đau đớn khiến tâm được an tịnh.

Đạo Phật nhằm đưa con người đến cứu cánh Đại Giải Thoát khỏi khổ đau của sinh tử luân hồi, chứ không phải nhằm khiến một số ít người mù được thấy, người què được đi, người chết được sống lại, biến đá thành cơm, biến nước thành rượu…

Đức Phật và các Thánh đệ tử thường đến thăm người bệnh, người sắp mất để truyền cảm ứng tâm linh giúp những vị này vượt qua sự đau đớn khiến tâm được an tịnh.

Một phụ nữ đau khổ gần như điên loạn vì đứa con vừa mới chết, bà tìm đến cầu cứu Đức Phật, Ngài giúp bà hiểu rõ luật vô thường mà vơi đi sự đau khổ, chứ không làm cho đứa bé sống lại.

Ngài chế ngự con voi dữ, chế ngự kẻ hung bạo bằng sự thể hiện năng lực Từ Bi Tự Tại của Ngài, chứ không phải Ngài biến mất đi hay phóng thân lên không trung hay thực hiện những biến hóa khác.

Sự biểu hiện cụ thể thần thông Phật Giáo là đem sức cảm ứng, đem giáo pháp mà an tâm và tạo niềm tin cho người ta, từ đó người ta vơi đi hay dứt đi cái khổ nhất thời trên bước đường tu tập tìm về Đại Giải Thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm