Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/11/2020, 09:49 AM

Tôn giả Ni Liên Hoa Sắc - Đệ nhất thần thông, thống lĩnh Ni đoàn

Trải nghiệm trong cuộc đời, chứng kiến nhiều đau khổ, nên khi được xuất gia, Liên Hoa Sắc thành tâm tu học, siêng năng tinh tấn, không bao lâu chứng được quả A-la-hán, trở thành một trong những bậc thần thông đệ nhất.

Tôn giả Ananda: Bậc thánh trí tuệ tuyệt vời

Trong Luật Di-sa-tắc, có câu chuyện nói về một kỳ nữ rất xinh đẹp, trải qua bao đau thương và tội lỗi, rồi sau đó xuất gia tu hành chứng được quả A-la-hán đó là nàng Liên Hoa Sắc.

Trong Luật Di-sa-tắc, có câu chuyện nói về một kỳ nữ rất xinh đẹp, trải qua bao đau thương và tội lỗi, rồi sau đó xuất gia tu hành chứng được quả A-la-hán đó là nàng Liên Hoa Sắc.

Một lần, sau khi Đức Thế Tôn trở về từ ba tháng an cư kiết hạ trên cõi trời Ba Mươi Ba, Tôn giả Liên Hoa Sắc đã đến đảnh lễ Người. Giữa đại chúng, Ngài xuất hiện với phong thái trang nghiêm, quỳ xuống trước pháp tòa, bạch rằng:

– Kính bạch Đức Thế Tôn, giờ đây con đã thành tựu giải thoát tột cùng, từ nay chấm dứt mọi khổ đau. Xin cho con được cúi lạy trước Người và giáo Pháp cao thượng mà Người đã truyền dạy. Chân lý tuyệt đối nơi con đường giác ngộ là điều thiêng liêng kỳ diệu nhất giữa ba nghìn thế giới. Xin nguyện cầu cho tất cả chúng sinh đều thành tựu đạo màu như con đã thành tựu.

– Kính bạch Đức Thế Tôn, trong vô lượng kiếp quá khứ, con đã luôn hộ trì Tam Bảo, gây trồng thiện nghiệp với vô số chúng sinh, không bỏ sót dù chỉ là một điều thiện nhỏ, tất cả đều để cúng dường lên Người.

– Kính bạch Đức Thế Tôn, con thật may mắn khi được cùng kiếp sống với Người, được trở thành đệ tử của Người. Trong nhiều kiếp luân chuyển trong luân hồi sinh tử, nếu con có lỗi lầm, cúi xin Thế Tôn tha thứ cho con.

Tôn giả Bạc Câu La: Đệ nhất hạnh vô bệnh

Đức Thế Tôn mỉm cười nhẹ nhàng nhìn vị Thánh đệ tử:

– Này Liên Hoa Sắc, ở con không có điều gì khiến Như Lai có thể quở trách. Con là một Tỳ kheo xuất chúng trong Ni đoàn của Như Lai, là bậc A La Hán thành tựu năng lực phi thường. Lúc này, con hãy thị hiện năng lực ấy để cho Trời người được chứng kiến.

Tôn giả Liên Hoa Sắc cúi lạy Đức Thế Tôn rồi ngay tức khắc bay lên giữa không trung thi triển đại thần thông. Trong phút chốc, thân hình Ngài trở lên to lớn như một ngọn núi hùng vĩ. Ngài đưa đôi bàn tay che phủ cả bầu trời rồi làm đổ xuống những đợt mưa nhiều màu sắc. Ngài đặt bốn đại dương mênh mông trong bàn tay, nước trong bốn bể cuộn trào cũng không rời khỏi lòng bàn tay của Ngài. Tôn giả biến mất vào hư không rồi hiện ra ngoài vũ trụ với thân tướng cực kỳ to lớn, nâng cả đại địa lên…

Cảnh tượng quá đỗi huy hoàng và kỳ diệu chưa từng có. Chư Thiên từ khắp các tầng trời bay về đảnh lễ. Ánh hào quang chói lòa khắp không gian. Cả pháp giới vũ trụ như rung chuyển.

Mọi người chứng kiến khung cảnh ấy vỡ òa xúc động, khởi tâm kính ngưỡng vị A La Hán vĩ đại. Họ được bồi đắp thêm niềm tin đối với Thế Tôn cùng giáo Pháp cao quý nhiệm màu của Người.

Liên Hoa Sắc thành tâm tu học, siêng năng tinh tấn, không bao lâu chứng được quả A-la-hán, trở thành một trong những bậc thần thông đệ nhất.

Liên Hoa Sắc thành tâm tu học, siêng năng tinh tấn, không bao lâu chứng được quả A-la-hán, trở thành một trong những bậc thần thông đệ nhất.

Không những vậy, bằng cách thị hiện thần thông siêu phàm, Tôn giả Liên Hoa Sắc đã phá tan mọi nghi ngờ về khả năng của người nữ, khẳng định rằng một người nữ cũng có thể chứng đạt quả vị giác ngộ tột cùng và đạt được thần thông, trí tuệ phi thường.

Tại tinh xá Kỳ Viên (Jetavana), trong một cuộc họp Tăng chúng rất đông các vị Tỳ kheo, Đức Thế Tôn đã tán thán:

– Này các Tỳ kheo, trong các vị đệ tử Tỳ kheo Ni của Như Lai có đầy đủ thần thông, tối thắng là Tỳ kheo Liên Hoa Sắc.

Tôn giả La Hầu La Đa: Vị tổ Thiền tông đời thứ mười sáu

Sau này, Tôn giả Liên Hoa Sắc trở thành một trong những bậc Thượng thủ uy đức sáng ngời trong Ni đoàn. Ngài đảm nhiệm trọng trách sắp xếp, tổ chức trong tinh xá, hướng dẫn và giáo giới cho các vị Tỳ kheo Ni. Lời nói của Ngài được chư Ni rất nhu thuận và quý kính.

Trước đại chúng, Thế Tôn đã từng dành nhiều lời ca ngợi về trí tuệ và phạm hạnh của Ngài:

“Này các Tỳ kheo Ni, hãy thành tâm mong cầu được như Tôn giả Liên Hoa Sắc và Tôn giả Khema.”

Này các Tỳ kheo, Tôn giả Liên Hoa Sắc và Tôn giả Khema là thước đo mẫu mực cho các đệ tử Tỳ kheo Ni của Như Lai.”

Học theo hạnh Ngài, chúng con nguyện sẽ luôn ý thức về sự vô thường, khổ đau của thế gian để có thể tinh tấn tu tập và hoàn thiện nội tâm của mình mỗi ngày. Chúng con nguyện sẽ đem hết tài năng, sức lực để phụng sự cống hiến cho cuộc đời và Phật Pháp. Nguyện muôn kiếp sống vị tha giúp đỡ, xây dựng tình yêu thương đại đồng theo hạnh vô ngã từ bi đúng với lời Đức Phật đã dạy.

Trích sách “Thánh Độ Mệnh” – TT. Thích Chân Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm