Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/10/2023, 13:38 PM

Thân thương chiếc áo màu lam

Dù bạn có là ai trong cuộc đời này, một khi đã khoác lên mình chiếc áo màu lam, cùng quy kính dưới ngôi Tam Bảo thì không còn sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, phẩm bậc, chức quyền, trình độ, nghề nghiệp nữa.

Audio

Đêm nay, giữa chốn thiền môn tĩnh lặng, ngắm nhìn những chiếc áo màu lam thân thương, lòng tôi bỗng dâng lên niềm thương cảm và biết ơn vô cùng. Tôi không biết màu lam hiền hòa ấy đã đến với đạo Phật từ bao giờ và nhân duyên nào đã đưa màu lam trở thành màu áo của những người con Phật. Nhưng đối với tôi, màu lam ấy không thể thiếu trong đời sống tâm linh, là niềm tin, là nhựa sống, là nguồn động viên, an ủi, đưa tôi trở về nương tựa nơi bình an nhất cho tâm hồn để quên đi những ưu tư, muộn phiền trong cuộc sống.

“Hãy trân trọng áo lam như trân trọng, quy kính một đức Phật vì áo lam chính là hóa thân của Đức Thế Tôn vậy”.

“Hãy trân trọng áo lam như trân trọng, quy kính một đức Phật vì áo lam chính là hóa thân của Đức Thế Tôn vậy”.

Bạn có thể bắt gặp ở đời những chiếc áo màu rực rỡ với đủ loại hoa văn, màu sắc, kiểu dáng trong các buổi tiệc tùng, đình đám. Những chiếc áo ấy có thể làm bạn nổi bật giữa đám đông theo đúng thời trang mà người ta hay gọi là “mốt”, những cuộc vui làm bạn vô tình quên đi màu áo lam hiền hòa nhưng bạn đã bao giờ nghe áo lam trách móc, hờn giận? Vì màu áo ấy là màu của vô tư, không hỷ nộ, không ái ố, nó vẫn hoan hỷ mỗi lần bạn trở lại, khoác nó lên người, quên đi những đua tranh giữa dòng đời xuôi ngược, tìm lại bình yên cho tâm hồn bên mái hiên chùa. Mỗi lần khoác chiếc áo lam lên người, những hạt giống thiện lành, những hạt giống của tình thương, giải thoát và hạnh phúc được gieo trồng trên mảnh đất tâm hồn của người con Phật trong tôi lại có dịp được tưới tẩm, nứt mầm, đâm chồi và nảy lộc mạnh mẽ hơn. Áo lam như một phép màu vi diệu vì lạ thay, dù tâm ta đang động, lòng ta đang sân si, khi mặc nó vào người tự khắc mọi phiền não tiêu tan, lòng người trở nên an bình và thanh thản, tham sân si lúc trước không còn đất ngự trị.

Thân thương chiếc áo màu lam

Mặc vào người thấy tánh tham tan dần

An nhiên đang đến dần dần

Tham si sân hận lần lần ra đi

Dù bạn có là ai trong cuộc đời này, một khi đã khoác lên mình chiếc áo màu lam, cùng quy kính dưới ngôi Tam Bảo thì không còn sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, phẩm bậc, chức quyền, trình độ, nghề nghiệp nữa. Lúc đó mọi người cùng có một gia thế như nhau, một tầng lớp như nhau, cùng là những người con thương yêu của đấng Thế Tôn. Màu áo lam không thể hiện cho cái giàu hay cái nghèo, càng không phải là nơi bạn thể hiện cái tôi vị kỉ với mọi người.

Màu áo lam mang ý nghĩa giải thoát, khi mặc áo lam mọi u mê trong ta được tiêu trừ để cùng dìu dắt, nâng đỡ nhau hướng về Phật pháp cùng tu tập, xây dựng tâm bồ đề kiên cố, đi theo ánh đạo vàng, chuyển mê khai ngộ. Màu nâu khiêm cung, màu lam giải thoát đem đến cho ta cảm giác bình an, tránh xa những khổ đau, muộn phiền, những lo toan sợ hãi để sống an lành, hạnh phúc và tốt đẹp. Một cậu thanh niên khi mặc chiếc áo lam sẽ hiền lành hơn rất nhiều so với khi mặc đồ hip-hop hay những bộ áo quần xẻ ba xẻ bảy, một bạn gái trong màu lam thanh thoát sẽ trở nên nhẹ nhàng, và trưởng thành hơn so với khi sính lên người những bộ đầm lộng lẫy, những phục sức rườm rà. Hãy từ tốn và khiêm cung như chính chiếc áo mà chúng ta đang mặc, hãy thở thật nhẹ, thật sâu và ý thức trong từng hạt nút được cài, hãy lấy đó là niềm tin để vũng bước trên đường đạo. 

Thương những chiếc áo lam đem đến cho đời hoa thơm mật ngọt, không quản ngại khó khăn, đến những vùng sâu, vùng xa, vượt bao giông gió để chia sớt cho đời những nổi khổ niềm đau, đem niềm vui dù là nhỏ bé để giúp đỡ mọi người, tô đẹp cho đời, mang niềm tin về chánh pháp truyền trao khắp muôn phương. Những hành động ấy cao quý và ý nghĩa  biết bao. Dù là tấm áo mùa đông lạnh giá hay hạt gạo mùa đói kém, dù là gói mì tôm mùa bão lũ hay những những quyển vở cho các em nhỏ khó khăn mùa tựu trường... tất cả không chỉ là tình thương về vật chất mà đằng sau đó là cả tình người.

Ơi thân thương áo lam hiền

Về miền đồng sâu núi cao

Con xin chia sớt cho người 

Hạt gạo hay tấm áo

Thế nhưng hiện nay trong hàng ngũ Phật tử còn nhiều người chưa ý thức hết giá trị đích thực của chiếc áo lam. Bất kì ai hễ khoác lên mình bộ áo lam thì phải ý thức được rằng mình đang là một hành giả tu Phật, đang đại diện cho một tôn giáo đề cao chánh giới, sự nhu hòa, nhẫn nhục và giải thoát.

Do đó, mọi ý nghĩ, hành động phải thật cẩn trọng, tránh gây sự hiểu nhầm. Ngày hôm trước tôi bắt gặp những bạn trẻ mặc áo nâu chạy xe máy, đã chở ba, lại không ai đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, xem thường pháp luật và cả sự sống; ngày hôm qua tôi nhìn thấy mấy bạn nữ mặc đồ lam cách tân quá mức, đầu tóc vàng hoe, chân tay sơn xỉa lòe loẹt, phấn son điệu đà, nói cười vô ý; ngày hôm nay tôi lại gặp một thanh niên mặc áo vạt hò chở bạn gái đi ngoài phố, “tay ôm ấp vuốt ve”, lại thêm một nhóm bạn trẻ áo lam cười đùa trêu chọc, thậm chí là tục tĩu trên xe buýt... Đằng sau những hành động ấy là những lời bàn tán, chỉ trỏ, những lời nhiếc mắng, coi khinh. Người đời sẽ nhìn các bạn với anh mắt và ý nghĩ nghi kị: “Phật tử chùa nào mà hư hỏng đến thế?”, “không biết ở chùa các Thầy dạy nó ra sao?".

Tôi thiết nghĩ nếu bạn yêu màu áo lam, nếu bạn đã muốn mặc nó lên người sao nỡ lòng khuấy bẩn nó như thế, khoác lên mình chiếc áo thanh cao mà quên đi ý nghĩa sâu xa thì việc mặc đồ lam không những không có ích lợi mà còn vô tình gây ra tội lỗi, tội cho mình và cả cho người. Mong các bạn trẻ nhớ rằng không có pháp phục nào cao quý bằng Chánh định, không có đồ trang sức nào đẹp bằng việc trì giới. Hãy giữ gìn ngũ giới ấy, lấy giới làm hương phấn để thoa thân, đem hoa báu tâm bồ-đề mà trang điểm cho mình thì dù ở đâu cũng cảm thấy an lạc. Đã là một Phật tử thân tâm phải thanh tịnh, dốc tâm tu tập, phải biết chế ngự bản thể để giữ giới cho chính mình và cho những người xung quanh, đó là những nấc thang cơ bản đầu tiên, là nền móng cho tòa nhà giác ngộ.

Mặc chiếc áo màu lam

Tâm tư thường khỏe nhẹ

Nguyện sống đời thảnh thơi

Đem vui cho trần thế

Mặc chiếc áo lam trong niềm tỉnh thức và an lạc, sống đúng tư cách đạo đức ta mới xứng đáng là con ngoan của Phật, không hổ thẹn với màu áo lam giải thoát. “Hãy trân trọng áo lam như trân trọng, quy kính một đức Phật vì áo lam chính là hóa thân của Đức Thế Tôn vậy”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Xem thêm