Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 23/08/2023, 08:42 AM

Áo lam - áo nâu

Cho dù có dữ cỡ nào, khi vô chùa mình thấy Phật tử mặc áo lam, muốn dữ cũng dữ không nổi, muốn nổi nóng thì cũng tiết chế lại hơn. Quý vị có biết chiếc áo lam từ đâu mà ra không? Tại sao Phật tử không mặc áo xanh, áo đen, mà lại là áo lam?

Vô một môi trường quý Phật tử mặc áo lam nhìn lúc nào cũng thấy con người ta hiền lại. Vì vậy, trong các khóa tu Thầy khuyến khích Phật tử nên tu kỉ niệm, tức là nhớ chụp hình làm kỉ niệm. Những giờ phút các Phật tử ngồi thiền, tụng kinh, nghe Pháp... dễ thương lắm. Trong khi cuộc sống đời thường ta dễ bị cám dỗ, phiền não, cho nên hãy canh lúc ta dễ thương nhất, chụp tấm hình ấy lại để sau sau khoe con cháu.

Đi chùa thế nào cho đúng?

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Màu chiếc áo lam tượng trưng cho màu khói nhang, mà khói nhang thì bay lên, còn tàn nhang rớt xuống. Quý vị vô chùa mặc áo lam, là quý Phật tử đang tu hạnh của khói nhang. Còn khi ta buồn bực, tức giận, đau khổ thì chính Phật tử đang tu hạnh của tàn nhang, tàn nhang rớt xuống tức đọa lạc trong đau khổ. Ông ba ta thường nói “Lênh đênh trong cõi diêm phù - Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”, quý vị khéo tu thì chính là mặc lên người chiếc áo lam đó. Tu theo hạnh khói nhang, tức là bay lên, bay lên không phải vừa đi vừa nhìn lên trời, cũng không phải tu theo hạnh “đọt chuối”, “cột điện”. Bay lên ở đây chính là để lòng mình thanh thản, thảnh thơi, nhẹ nhàng. Thầy có đọc được một câu thơ của một thiền sư, nguyên văn chữ Hán thế này:

“Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh,

Nhạn quá hàn đàm, nhạn khứ nhi đàm vô lưu ảnh.

Thị cố quân tử sự lai nhi tâm thi hiện

Sự khứ nhi tâm tùy không”

Lược dịch:

“Gió qua lay trúc, gió đi rồi nhưng trúc không lưu luyến âm thanh

Nhạn lướt mặt hồ, nhạn qua rồi nhưng hồ không lưu luyến hình ảnh

Người quân tử cũng vậy, việc đến đem hết tâm mà tiếp xử

Việc đi rồi hãy để tâm không”.

Trong cuộc sống của mình, nếu có duyên gặp ai hay gặp một việc gì, thì luôn luôn làm hết trách nhiệm và bổn phận. Mà việc qua rồi thì hãy để cho tâm được thảnh thơi. Điều này giống như chuyện tu theo hạnh khói nhang vậy, thảnh thơi thong thả mà bay lên, chứ đừng mắc kẹt trong buồn giận, tham đắm. Ngoài ra, màu chiếc áo lam còn tượng trưng cho màu lam của vách núi. Dù gió bão có thổi ngã cây, nhưng không bao giờ làm ngã được vách núi, đó là hạnh vững chãi. Như vậy, khi quý vị mặc chiếc áo lam, thì sẽ tượng trưng cho 2 hạnh: đó là vững chãi như vách núi, và thong dong như mây bay. 

Hướng dẫn cách lạy Phật tại nhà và khi đi chùa đúng nhất

Còn chiếc áo màu áo nâu mang ý ngĩa gì? Nâu chính là màu của đất, mà trong đất chứng đựng biết bao khoáng sản quý. Đất ở đây còn được hiểu là đất tâm, mặc chiếc áo nâu tức là tu theo hạnh của đất. Đất thấp tức ta đang tu hạnh của sự khiêm tốn, khiêm cung, lễ độ, cung kính. “Lúa chín là lúa cúi đầu”, “ Sông sâu là sông tĩnh lặng”. Những người càng giỏi họ càng biết cung kính, mà càng tu theo hạnh cung kính thì đạo đức ngày càng thăng hoa. Có một lần, một vị thiền sinh nọ vẽ một con hổ đang phóng tới, một con rồng đang bay lên. Thế nhưng sau khi vẽ bức tranh, thì vị này thấy tác phẩm của mình vẫn chưa toát lên được sự giải thoát. Bỗng gặp một vị thiên sư đi ngang, thiền sinh này mới bạch “Thưa ngài, xin ngài chỉ cho con tại sao khi con vẽ bức tranh này trông vẫn chưa thoải mái lắm” Ngài thiền sư mới bảo với vị thiền sinh rằng “Này con, con có thấy con rồng trước khi phóng lên thì phải có giai đoạn lui lại lấy đà, con hổ trước khi tiến về phía trước thì phải có giai đoạn lui lại. Đằng này con vẽ con hổ phóng tới, con rồng bay lên rồi”. Sau đó, vị thiền sư còn nói thêm một câu:

“Tay cầm mạ non gieo xuống đồng

Cuối đầu liền thấy bầu trời trong

Thân tâm thanh tịnh mới là đạo

Lùi bước chính là đang tiến lên”

(Trích Pháp thoại “Buồn vui thiện ác ảnh hưởng từ đâu" – Thầy Thiện Tuệ thuyết giảng)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Kiến thức 15:00 27/04/2024

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Xem thêm