Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/08/2023, 09:04 AM

Tháng Bảy nghĩ về thiện pháp căn bản

Trong một cuốn sách tôi đọc, có dòng chữ như này: “Bổn phận của cha mẹ là dạy dỗ con cái biết hiếu thảo, trở thành con người lương thiện”.

Tôi nghĩ đức tính hiếu thảo và lương thiện rất liên quan với nhau. Một người mà đối với cha mẹ sanh ra, vẫn không có lòng hiếu, thì làm sao có thể lương thiện được? Do đó hiếu thảo được xem là thiện pháp căn bản, mở đầu cho những điều tốt đẹp khác trong cuộc đời.

Vậy thì “dạy dỗ con cái biết hiếu thảo” bằng cách nào?

Theo tôi, trực tiếp và hiệu nghiệm nhất, chính là “làm gương”! Chúng ta muốn con cháu mình trở thành người như thế nào, hãy cứ sống như vậy, chúng chắc chắn sẽ học theo. Điều này đã được khoa học phương Tây chứng minh bằng công trình thực nghiệm cụ thể. Có một nhà khoa học nổi tiếng đi qua rất nhiều nơi trên thế giới, tiếp xúc với hầu hết các tầng lớp được xem là tinh hoa và tiến bộ của xã hội, nhưng ông vẫn thừa nhận: “Những thói quen và phản ứng của tôi, đều không khác mấy với cha tôi – người suốt đời chỉ sống ở một thôn quê nhỏ bé”.

Tôi nghĩ đức tính hiếu thảo và lương thiện rất liên quan với nhau.

Tôi nghĩ đức tính hiếu thảo và lương thiện rất liên quan với nhau.

Một câu chuyện dân gian phương Đông khác cũng nói lên ý nghĩa tương tự: Có đôi vợ chồng nọ sống với người cha già và đứa con nhỏ. Thấy gia cảnh nghèo khó, lại phải nuôi dưỡng người cha già yếu không thể phụ giúp việc gì cả, đôi vợ chồng nhẫn tâm định đóng một chiếc xe chở cha vào rừng bỏ, cho “tự sinh tự diệt”. Khi đang loay hoay đóng xe, đứa con thắc mắc cha đóng xe làm gì, anh cũng thật tình giảng giải: “Để chở ông nội vào rừng”, “Vì ông già rồi, không làm việc được nữa”. Đứa con hồn nhiên dặn: “Cha đưa ông nội vào rừng xong, nhớ mang xe về cho con nhé! Để sau này cha già, con cũng sẽ chở cha vào rừng giống ông nội”…

Đạo lý nhân quả cũng khẳng định “kẻ hiếu thuận sẽ sinh con hiếu thuận”, giọt nước trước rơi thế nào, giọt nước sau ắt cũng sẽ theo đường lối đó mà rơi xuống.

“Nếu mình hiếu với mẹ cha

Thì con cũng hiếu với ta khác gì.

Nếu mình ăn ở vô nghì

Đừng mong con hiếu làm gì hoài công”

Kính chúc cả nhà mùa Vu lan gieo trồng được nhiều công đức, cho mình, cho ông bà cha mẹ nhiều đời!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Kiến thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Kiến thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Xem thêm