Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/01/2022, 23:27 PM

Thành kính tưởng niệm thiền sư Thích Nhất Hạnh

0 giờ ngày 22/01/2022 (ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng, an nhiên thị tịch tại thiền thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngôi Tổ đình nơi mà thiền sư bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942 với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Nay, cũng tại nơi này, Thiền sư ra đi là Thiền sư đang trở về trong tịnh lặng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Năm 1967, Thiền sư được mục sư Martin Luther King Jr đề cử giải Nobel Hòa bình.

e2922efd7c73b12de8622

Sau gần 40 năm rời xa đất nước, năm 2005 – Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có chuyến hoằng pháp trở về thăm quê hương Việt Nam lần đầu tiên. Chùa Liên Phái, Hà Nội đã vinh dự đón phái đoàn Tăng thân Làng Mai tới đỉnh lễ Phật, giao lưu, hướng dẫn thiền.

Năm 2007, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền. Năm 2008, Thiền sư trở về Việt Nam lần thứ ba, tham gia thuyết giảng tại sự kiện Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Việt Nam.

f7c755a80726ca7893373-1

“Con có vinh dự được tháp tùng và cung đón Ngài, con cảm nhận rõ ràng tư tưởng Phật giáo nổi bật trong cuộc đời của Ngài là đạo Bụt, tức đưa giáo lý đạo Phật đi vào cuộc đời, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho con người”.

Trước khi Ngài về Việt Nam, con đã được hạnh phúc sang Làng Mai, Pháp quốc và tham dự khóa tu truyền đăng do Thiền sư tổ chức. Con cảm nhận được mạch nguồn đạo Bụt nhập thế nơi Ngài. Ngài là tấm gương sáng kiên trì tu tập, giữ chính niệm để tìm thấy hạnh phúc trong hiện tại và quảng bá tư tưởng thiện lành, tốt đẹp này với thế giới.

c41cd17083fe4ea017ef1

Trước sự ra đi thanh thản của Ngài, từ Tổ đình Liên Phái, Hà Nội con thành kính dâng nén tâm hương, ngưỡng vọng từ xa, nguyện cầu giác linh Ngài cao đăng Phật quốc. Đúng như Ngài đã từng dạy: “Hôm nay chúng ta hãy sống với nhau cho có hạnh phúc, hãy đi đứng, nói cười và tiếp xử với nhau cho có hạnh phúc thì đó mới chính là sự tiếp nối thực sự. Điều đó phải xảy ra từng ngày. Đám mây sẽ không có đau buồn gì khi nó không còn mang hình tướng của đám mây tại vì nó biết rằng nó đã thành mưa, mà thành mưa thì nó vẫn tiếp tục đời sống phụng sự của nó. Và khi đám mưa không còn nữa thì mình lại thấy có dòng suối và dòng suối lại tiếp tục sứ mạng của cơn mưa. Và vì vậy cho nên không có cái gì chết, không có cái gì mất đi cả“

Tỳ kheo Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTTT T.Ư GHPGVN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm