Thứ ba, 16/07/2024, 16:15 PM

Những chi tiết hay về Đại sư Ấn Quang

Sau mười tám năm miệt mài tu học, Lão Pháp Sư Ấn Quang đến Nam Kinh giảng Kinh A Di Ðà; quý vị có biết thế nào không? Một bậc cao tăng thạc đức như thế, mà giảng kinh lại không có ai đến nghe cả; ngoại trừ một người duy nhất, ngày ngày chăm chỉ đến và ngồi ở băng ghế.

Bây giờ chúng ta nói thêm về Lão Pháp Sư Ấn Quang. Ngài vốn người tỉnh Sơn Tây; sau khi thọ Cụ Túc Giới, Ngài đến núi Phổ Ðà "bế quan."

Trong suốt thời gian "bế quan" này, từ sáng đến tối Ngài ngồi ngay ngắn, chuyên chú xem tạng Kinh một cách hết sức cung kính.

Mỗi khi ra nhà vệ sinh Ngài đều thay y phục và mang dép khác. Sau khi đi vệ sinh và tẩy tịnh xong, Ngài lại thay bộ đồ ấy ra, rồi mặc lại y phục mà Ngài thường mặc lúc xem kinh.

Cho dù nhà vệ sinh rất sạch sẽ, Ngài vẫn thay đổi y phục như thế y phục mặc lúc xem kinh thì không mặc khi vào nhà vệ sinh, còn y phục mặc khi vào nhà vệ sinh thì không mặc lúc vào phòng xem kinh.

Từ sáng đến tối, Ngài đều xem kinh sách với một thái độ hết sức cung kính, cẩn trọng. Ngài tu ở đạo tràng Quán Âm Bồ Tát trên núi Phổ Ðà suốt mười tám năm ròng, và ngày ngày đều chuyên tâm xem kinh sách, không hề xao lãng.

Sau mười tám năm miệt mài tu học, Lão Pháp Sư Ấn Quang đến Nam Kinh giảng Kinh A Di Ðà; quý vị có biết thế nào không? Một bậc cao tăng thạc đức như thế, mà giảng kinh lại không có ai đến nghe cả; ngoại trừ một người duy nhất, ngày ngày chăm chỉ đến và ngồi ở băng ghế.

Đại sư Ấn Quang suốt đời dạy người tiếc phước

Tôn dung Ấn Quang Đại Sư.

Tôn dung Ấn Quang Đại Sư.

Thấy vậy, Lão Pháp Sư nghĩ rằng người này hẳn rất thích nghe giảng, nên một hôm Ngài vui vẻ hỏi han ông ta: "Ông nghe tôi giảng có hiểu hết không?"

Sở dĩ Ngài hỏi như thế là vì Ngài vốn người Sơn Tây, khẩu âm hơi khó nghe.

Người ấy trả lời: "Ồ! Thưa Pháp Sư, tôi không hiểu gì cả!"

-"Ông không hiểu ư!? Thế ông ngồi đây làm gì?"

Người ấy đáp: "Tôi đợi Pháp Sư giảng kinh xong để tôi cất dẹp các băng ghế. Tôi là kẻ có phận sự thu dọn băng ghế ở đây chứ không phải đến nghe giảng!"

Chao ôi! Lão Pháp Sư nghe qua thì trong lòng vô cùng đau xót, tự nhủ rằng từ nay sẽ không đến thuyết giảng ở đất Nam Kinh này nữa!

Quý vị xem, Ngài giảng kinh chẳng ai đến nghe, có được một người đều đặn đến thì lại không phải để nghe giảng, mà là chờ Ngài giảng xong để cất dẹp các băng ghế!

Về sau, Hội Cư Sĩ Lâm ở Thượng Hải cung thỉnh Lão Pháp Sư Ấn Quang đến giảng Kinh A Di Ðà; Ngài nhận lời và lần này, khi Ngài thuyết giảng ở Thượng Hải, thì có rất nhiều người đến nghe.

Bởi Phật Giáo ở Nam Kinh bấy giờ không được hưng thịnh lắm, cho nên mặc dù Ngài là bậc thạc đức cao tăng, nhưng vì không có người thông báo, phổ biến tin tức, nên chẳng ai biết để đến nghe Ngài thuyết pháp cả. Còn Thượng Hải là nơi có đông đảo đệ tử quy y của Ngài cư ngụ; những người này biết Sư Phụ mình sắp đến giảng Pháp liền loan báo khắp nơi, nên mọi người nô nức rủ nhau đến nghe Pháp rất đông.

Trong số thính chúng đó có một cô học sinh trạc mười tám mười chín tuổi, và chưa phải là tín đồ Phật Giáo.

Có một đêm nọ cô nữ sinh này nằm mộng, thấy có người mách với cô rằng: "Ngươi nên đến Cư Sĩ Lâm để nghe giảng kinh. Bồ Tát Ðại Thế Chí đang hoằng dương Phật Pháp ở đó, và Ngài hiện đang giảng Kinh A Di Ðà!"

Sáng hôm sau, cô đọc báo, quả nhiên thấy có đăng tin giảng Kinh A Di Ðà ở Cư Sĩ Lâm và người giảng là Lão Pháp Sư Ấn Quang.

Cô kinh ngạc tự hỏi: "Thật kỳ lạ! Sao đêm qua mình nằm mơ lại nghe nói là Bồ Tát Ðại Thế Chí giảng Kinh A Di Ðà kia mà?"

Thế là cô ta liền rủ thêm một số bạn học và cùng nhau háo hức đi nghe giảng; và cô còn kể cho họ biết rằng cô chiêm bao thấy vị Pháp Sư này chính là Ðại Thế Chí Bồ Tát! Tuy vậy, cô nữ sinh này cũng không biết Ðại Thế Chí Bồ Tát là ai, nên bèn đi hỏi những người am hiểu Phật Pháp hơn.

Những người này lại hỏi cô ta đầu đuôi sự việc, vì sao lại hỏi như thế; thì cô đáp: "Tôi mộng thấy có người mách bảo rằng Ðại Thế Chí Bồ Tát đang giảng Kinh A Di Ðà tại Cư Sĩ Lâm ở Thượng Hải, và bảo tôi hãy đến đó nghe giảng."

Những cư sĩ nghe cô nói như thế bèn nghĩ: "Vị Pháp Sư này có lẽ là Bồ Tát Ðại Thế Chí hiện thân đến thật đấy!"

Thế là họ tới gặp Lão Pháp Sư Ấn Quang và thưa với Ngài rằng có một nữ sinh nằm mộng thấy có người bảo Ngài chính là Ðại Thế Chí Bồ Tát và đang giảng Kinh Di Ðà ở đây.

Lão Pháp Sư liền quở: "Các người chớ nói bậy!" Ngài quở trách những người này một hồi, vì vậy không còn ai dám nhắc đến chuyện đó nữa. Về sau, cô nữ sinh này cũng quy y với Lão Pháp Sư Ấn Quang.

Trong giấc chiêm bao ấy, cô còn được biết là vị Đại Thế Chí Bồ tát này còn ở lại thêm ba năm nữa mà thôi, và sau đó thì Ngài phải trở về, không ai còn gặp được Ngài nữa.

Quả nhiên ba năm sau, nhằm năm Dân Quốc thứ 33, Lão Pháp Sư Ấn Quang viên tịch. Sau khi Ngài viên tịch mọi người mới biết Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí.

Sinh thời, Lão Pháp Sư Ấn Quang rất thích chép chương "Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông" trong Kinh Lăng Nghiêm; và rất nhiều cư sĩ vẫn còn giữ được những bản chép tay đặc biệt này với chính bút tích của Ngài.

Như vậy, Lão Pháp Sư Ấn Quang là điển hình của một bậc cao tăng thạc đức được khai ngộ trong thời cận đại; cho nên không thể nói là sau khi Phật diệt độ năm trăm năm thì không có bậc A La Hán xuất thế!

Kỳ thực, chẳng những A La Hán mà cao hơn cả A La Hán cũng có nữa! Sau khi Lão Pháp Sư Ấn Quang viên tịch và nhục thân được thiêu hóa, thì còn lại rất nhiều Xá Lợi.

Người chưa chứng quả hoặc chưa khai ngộ thì không bao giờ có xá lợi, có xá lợi thì không phải là người thường. 

Ngài Tuyên Hoá giảng trong Kinh Địa Tạng, Phẩm Thứ Hai. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm