Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/12/2019, 11:44 AM

Thánh quả A La Hán là gì?

Theo Luận Thành Duy Thức, quyển 3, của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, quả vị A La Hán là quả vị Vô Học thông cả ba Thừa, và là một trong mười hiệu của Như Lai, tên gọi khác của Đức Thế Tôn.

 >>Kiến thức

Bài liên quan

A La Hán (S: Arhat, P: Arahant, H: 呵 羅 漢): Là một trong bốn quả Thánh Thanh Văn, cũng là một trong mười hiệu của Đức Thế Tôn. Cũng gọi là A Lư Hán, A La Ha, A Ra Ha, A Lê Ha, Át Ra Hạt Đế, gọi tắt là La Hán, Ra Ha. Dịch ý là Ứng, Ứng Cúng, Ứng Chân, Sát Tặc, Bất Sinh, Vô Sinh, Vô Học, Chân Nhân.

Chỉ cho bậc Thánh đã dứt dược hai hoặc: Kiến Hoặc, Tư Hoặc trong ba cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới; bậc chứng được Lậu Tận Trí, xứng đáng nhận lãnh sự cúng dường của Chư Thiên và nhân loại. Quả vị này chung cả Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) và Phật Thừa (Đại Thừa), nhưng nhiều người thường giải thích theo nghĩa hẹp để chỉ quả vị cao nhất trong Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa). Nếu nói theo nghĩa rộng thì quả vị A La Hán chỉ chung cho quả vị cao nhất trong Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) và Phật Thừa (Đại Thừa).

Theo Luận Thành Duy Thức, quyển 3, của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, quả vị A La Hán là quả vị Vô Học thông cả ba Thừa, và là một trong mười hiệu của Như Lai, tên gọi khác của Đức Thế Tôn.

Theo Luận Thành Duy Thức, quyển 3, của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, quả vị A La Hán là quả vị Vô Học thông cả ba Thừa, và là một trong mười hiệu của Như Lai, tên gọi khác của Đức Thế Tôn.

Theo Luận Thành Duy Thức, quyển 3, của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, quả vị A La Hán là quả vị Vô Học thông cả ba Thừa, và là một trong mười hiệu của Như Lai, tên gọi khác của Đức Thế Tôn.

Theo Luận Câu Xá, quyển 24, của Bồ Tát Thế Thân, A La Hán là một trong bốn quả Thánh Thanh Văn, là quả vị cao nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa).

Có thể chia làm hai loại:

Bài liên quan

1. A La Hán hướng: Chỉ các vị đang ở giai đoạn tu hành, đã đạt đạo quả A Na Hàm, đang tiến hướng đến quả vị A La Hán.

2. A La Hán quả: Chỉ các bậc Thánh đã đoạn trừ hết thảy mọi phiền não, được Lậu Tận Trí và nhận lãnh sự cúng dường của Trời, Người. Các bậc chứng được quả vị này thì không còn pháp nào phải học nữa, vì thế gọi là Vô Học, Vô Học Quả, Vô Học Vị. Nếu bậc này hoàn thành Tám Thánh Đạo từ Vô Học Chính Kiến đến Vô Học Chính Định và Mười Pháp Vô Lậu Vô Học Giải Thoát, Vô Học Chính Trí v.v… thì gọi là Thập Vô Học Chí.

A La Hán đã được lậu tận, dứt trừ tất cả phiền não, xứng đáng lãnh nhận sự tôn kính cúng dường của Trời và Người, nên gọi là Ứng Cúng.

A La Hán đã được lậu tận, dứt trừ tất cả phiền não, xứng đáng lãnh nhận sự tôn kính cúng dường của Trời và Người, nên gọi là Ứng Cúng.

Về nghĩa chữ A La Hán, theo Đại Trí Độ Luận, quyển 3, Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 37 phần đầu, Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập, quyển 1, quyển 2 nêu ra 3 nghĩa là Sát Tặc, Bất Sinh và Ứng Cúng.

Bài liên quan

1. Sát Tặc: Là giết giặc. Giặc là Kiến Hoặc và Tư Hoặc. Bậc A La Hán có khả năng đoạn trừ Kiến Hoặc và Tư Hoặc trong ba cõi, nên gọi là Sát Tặc hay Giết Giặc.

2. Bất Sinh: Là Vô Sinh tức là không tái sinh. A La Hán chứng đắc Niết Bàn, không còn bị luân hồi sinh tử trong ba cõi sáu đường, thoát khỏi sinh tử luân hồi nên gọi là Bất Sinh hay Vô Sinh.

3. Ứng Cúng: A La Hán đã được lậu tận, dứt trừ tất cả phiền não, xứng đáng lãnh nhận sự tôn kính cúng dường của Trời và Người, nên gọi là Ứng Cúng.

Về chủng loại A La Hán, A La Hán là một trong bốn Thánh Quả Thanh Văn, tùy sự khác nhau về căn tánh chậm hay bén nhạy mà có thể chia ra làm 6 loại chính.

Về chủng loại A La Hán, A La Hán là một trong bốn Thánh Quả Thanh Văn, tùy sự khác nhau về căn tánh chậm hay bén nhạy mà có thể chia ra làm 6 loại chính.

Trong Đại Thừa Nghĩa Chương, Ngài Tuệ Viễn dùng bốn nghĩa ứng hóa hết thảy chúng sinh, dứt hết tất cả các Hoặc để giải thích A La Hán.

Trong Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa, quyển 4, nêu ra giải nghĩa về năm loại A La Hán, như bẻ nát các căm xe của bánh xe luân hồi trong ba cõi, xa lìa tất cả các nghiệp ác, v.v…

Bài liên quan

Về chủng loại A La Hán, A La Hán là một trong bốn Thánh Quả Thanh Văn, tùy sự khác nhau về căn tánh chậm hay bén nhạy mà có thể chia ra làm 6 loại chính. Theo Luận Tạp A Tì Đàm Tâm, quyển 5, Luận Câu Xá, quyển 25, sáu loại chính đó là:

1. Thoái Pháp A La Hán, cũng gọi là Thoái Tướng A La Hán: chỉ những vị mới chỉ gặp một ít ác duyên đã dễ dàng đánh mất quả vị đã chứng được.

2. Tư Pháp A La Hán, cũng gọi là Tử Tướng A La Hán: chỉ những vị lo sợ bị mất quả vị A La Hán mà nghĩ đến việc tự sát.

3. Hộ Pháp A La Hán, cũng gọi Thủ Tướng A La Hán: chỉ những vị có khả năng giữ gìn, không để mất quả vị.

4. An Trụ Pháp A La Hán, cũng gọi là Trụ Tướng A La Hán, chỉ những vị không lui cũng không tiến mà ở yên nơi quả vị.

5. Kham Đạt Pháp A La Hán, cũng gọi là Khả Tiến Tướng A La Hán, chỉ những vị có khả năng tiến tới nhanh chóng mà đạt đến pháp Bất Động.

6. Bất Động Pháp A La Hán, cũng gọi là Bất Hoại Tướng A La Hán, chỉ những vị vĩnh viễn không đánh mất pháp đã chứng được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đạo như thật

Kiến thức 10:36 03/04/2024

Ở một góc nhìn, đạo Phật được xem là một tôn giáo nhưng không phải tôn giáo tín ngưỡng chỉ tin vào tha lực cứu rỗi mà là một tôn giáo khoa học.

Thân không tật bệnh 

Kiến thức 09:40 03/04/2024

Thiền sư Động Sơn lúc sắp thị tịch, Ngài nói với các đệ tử rằng: “Ta có cái danh xưng phù phiếm ở trên đời ai thay ta trừ bỏ?”. 

Vì sao tu phước mà không hưởng phước mới là phước lớn?

Kiến thức 09:39 03/04/2024

Cần phải có con mắt tinh tế, biết nhìn xa trông rộng mới có thể tiếp nhận được lời dạy dỗ của đức Thế tôn: "Tu phước nhưng không nhận phước đức", điều đó cũng có nghĩa là chúng ta tận tâm tận lực tu phước nhưng không hưởng thụ phước, đó mới là phước báo vô lượng!

Toàn thể vũ trụ đang đi vào trong chúng ta

Kiến thức 07:45 03/04/2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết một bài hát trong đó có câu "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi". Đó là một cái nhìn đầy tính thiền và trí tuệ.

Xem thêm