Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/12/2019, 10:25 AM

Cảm niệm Phật thành Đạo

Phật thành đạo, là sự chứng đắc quả vị cao nhất, tối thượng nhất, là kết tinh của và sự thị hiện của lòng từ bi vô biên vô hạn, trí tuệ siêu việt.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

“Dáng người đêm vắng

Dưới tàn cây cao

Bất động yên lắng

Sáng ngời trăng sao…”

Trong đạo Phật của chúng ta có bốn sự kiện trọng đại, được xem là dấu mốc quan trọng không những đối với những ai là con nhà Phật mà còn có ý nghĩa với cả Pháp giới chúng sinh. Chúng ta thường hay nhắc về ngày Phật đản, ngày Phật chuyển Pháp Luân đầu tiên và ngày Phật nhập đại niết bàn. Thưa quý vị Phật tử, trong số rất nhiều pháp môn, đạo giáo, tín ngưỡng từ Á sang Âu, từ cổ chí kim…duy chỉ có Phật giáo là đặc biệt hơn hẳn, ý nghĩa hơn hẳn và siêu việt hơn hẳn. Đó là vì trong Phật giáo chúng ta còn có một ngày mà không đạo nào, tín ngưỡng nào nhắc đến…đó là ngày Phật Thành Đạo!

Trong đạo Phật của chúng ta có bốn sự kiện trọng đại, được xem là dấu mốc quan trọng không những đối với những ai là con nhà Phật mà còn có ý nghĩa với cả Pháp giới chúng sinh.

Trong đạo Phật của chúng ta có bốn sự kiện trọng đại, được xem là dấu mốc quan trọng không những đối với những ai là con nhà Phật mà còn có ý nghĩa với cả Pháp giới chúng sinh.

Ai ai cũng nghe, cũng biết về sự kiện 49 ngày thiền định của Người dưới cội cây bồ đề và đắc đạo. Chúng ta chỉ hiểu tới đó thôi thì cũng chưa đủ. Chưa thấu và cảm phục hết được sự vĩ đại tột cùng, sự cao thượng tột cùng của sự chứng ngộ đó. 

Bài liên quan

Phật thành đạo, là sự chứng đắc quả vị cao nhất, tối thượng nhất, là kết tinh của và sự thị hiện của lòng từ bi vô biên vô hạn, trí tuệ siêu việt. Ngày nay, vào thời kì mà Pháp của người không còn nhiều chánh Pháp, thật giả khó phân, nhưng không ai có thể giả được Tam Minh, không ai có thể giả được sáu phép thần thông, cũng không ai có thể giả được lòng từ bi trùm phủ hết thảy vô lượng vô số chúng sinh trong pháp giới này. Với hết lòng tôn kính Phật, tức là ta đã gieo cho mình một nhân rất quan trọng trong con đường tu tập sau này…đó là hiểu được lời Phật dạy.

Hình ảnh Đức Phật ngồi thiền yên lắng, an nhiên tự tại, một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng, muôn vạn Pháp rồi cũng phải quay về một Pháp. Mọi con sông rồi cũng phải đổ về biển lớn. Đó là pháp thiền định, Tam Vô Lậu Học (Giới-Định-Tuệ), là Bát Chánh Đạo là Tứ Diệu Đế, là luật Nhân Quả công bằng…là đại dương từ bi gữa biển đời nhiều đau khổ gian thương! Không có cách nào khác, không còn con đường hay hướng đi nào khác ngoài Bát Chánh Đạo, là lối đi về vô ngã thông qua phép tu tập thiền định!

Hình ảnh Đức Phật ngồi thiền yên lắng, an nhiên tự tại, một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng, muôn vạn Pháp rồi cũng phải quay về một Pháp.

Hình ảnh Đức Phật ngồi thiền yên lắng, an nhiên tự tại, một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng, muôn vạn Pháp rồi cũng phải quay về một Pháp.

Bài liên quan

Có những lần trên trang giấy viết, tôi chợt khóc và thương về Người, nhớ những lần Người lặng lội rừng sâu, hay trong đêm sương vẫn ngồi bất động, tìm ra con đường Giải Thoát cho chúng sinh. Nếu xưa kia Phật không ngồi bất động, thì giờ này con đang ở nơi đâu? Lòng tôn kính Người dâng trào nơi trái tim. Chúng con như cảm nhận được những khó khăn Người phải trải qua. Hàng ngàn vạn vọng tưởng chập chùng, tiếng gió rừng xào xạc, tiếng côn trùng rả rích, tiếng thú rừng kêu vang vọng xa xa. Thế nhưng Người đã vượt qua tất cả, chiến thắng ma vương kiêu hãnh, chiến thắng chính bản thân mình và đạt đến quả thượng vô ngã Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thưa quý Phật tử, sắp đến đây là ngày lễ Phật Thành Đạo, PL 2563, DL 2020, nhằm ngày 7/12 AL (1/1/2020 DL). Trong những thời khắc thiêng liêng và trọng đại như vậy, chắc chắn rằng nơi luôn tràn đầy năng lượng cộng hưởng và sự cảm ứng cho quý Phật tử không còn nơi nào khác, mà đó chính là mái già lam, mái chùa yêu thương. Chúng ta cùng nhau về lại chùa, dâng hoa, thắp hương, đọc lên những lời cầu xin đại nguyện cho pháp giới chúng sinh muôn loài. Nhìn về Phật Đà, lễ Phật với hết lòng tôn kính, tức là…ta đã gieo cho mình một nhân thành đạo sau này. 

“Người ngồi uy nghi đóa hoa sen

Nghìn đời cho con ngước trông lên

Vạn loài mai sau sẽ tìm đến

Để cùng cất bước xa trầm luân

Với trái tim mùa xuân

Những ước mơ vô ngần”

“...Chúng con cúi đầu trước đấng đã nhìn thấu điều uyên áo nhỏ nhiệm của Luật Nhân quả của vũ trụ bao la này. Người đã thấy rõ từng nghiệp nhân của riêng mình từ vô lượng kiếp, cũng thấy rõ nghiệp nhân của tất cả chúng sinh từ vô lượng kiếp. Người đã nhìn thấy cái cốt lõi của Luật Nhân quả, mà cũng chứng kiến diễn biến của Luật Nhân quả qua thân phận của tất cả chúng sinh. Mỗi một ý nghĩ sẽ dẫn dắt chúng sinh đi đâu, mỗi một lời nói sẽ đẩy đưa chúng sinh về chốn nào, tất cả đều được Phật thấu suốt.

Giữa đêm tối vô minh, chúng ta đã đi lên nhờ ánh Đạo. Tuy Phật nhập Niết Bàn, không bao giờ thị hiện ra trong Tam Giới, nhưng lòng từ bi của Người, trí tuệ Người, vẫn luôn bên chúng ta, chỉ có điều, ta đôi khi quá thờ ơ không thể cảm nhận được.

Giữa đêm tối vô minh, chúng ta đã đi lên nhờ ánh Đạo. Tuy Phật nhập Niết Bàn, không bao giờ thị hiện ra trong Tam Giới, nhưng lòng từ bi của Người, trí tuệ Người, vẫn luôn bên chúng ta, chỉ có điều, ta đôi khi quá thờ ơ không thể cảm nhận được.

Chúng con nương vào trí tuệ của Người để nhìn lại cuộc đời mình hay dở ra sao, để hiểu quá khứ mình tội phước thế nào, để hiểu mình phải điều chỉnh nghiệp thiện ác từ nay cho đúng đắn. Chúng con hiểu từng tội phước nhỏ trong bát cơm ăn, ly nước uống. Chúng con hiểu từng thiện ác nhỏ trong ánh mắt nhìn, nụ cười trao. Chúng con hiểu từng quả báo sẽ có trong từng câu nói ra, hành động tới. Mỗi một điều thiện được tạo nên, mỗi một điều ác được xóa đi, là từng hạnh phúc niềm tin lớn dần trong cuộc sống....” 

Bài liên quan

Giữa đêm tối vô minh, chúng ta đã đi lên nhờ ánh Đạo. Tuy Phật nhập Niết Bàn, không bao giờ thị hiện ra trong Tam Giới, nhưng lòng từ bi của Người, trí tuệ Người, vẫn luôn bên chúng ta, chỉ có điều, ta đôi khi quá thờ ơ không thể cảm nhận được. Con đường Phật đã đi ngày xưa để đắc quả vị tối thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chúng ta nguyện lòng phát nguyện tin tấn tu tập đi theo từ nay cho đến vô lượng kiếp về sau. Biết rằng bản ngã sâu xa luôn tồn tại. Dù là khi thanh thản, dù là khi ngủ say, dù là khi nội tâm trống rỗng, ngay cả khi là con người nhu hòa hiền thiện hay sống đời tử tế, bản ngã vẫn âm thầm. Rồi từ đó, con người sẽ tham lam, ích kỷ, thích hưởng thụ, sân si, kiêu mạn, đố kỵ, hơn thua mà tạo nhiều nghiệp chướng. Biết rằng bản ngã xấu xa phủ trùm hết thân ta, tâm ta, vậy nên ta cần gắng công hết sức mà tu tập.

“Trầm lặng thiền định dưới cội Bồ Đề, qua 49 ngày dài, Người chứng quả vị tối thượng vào đêm thứ 49 khi sao mai vừa mọc nơi đằng đông. Từ đó, Ngài là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đấng Chánh Đẳng Chánh Giác rạng ngời từ bi và trí tuệ. Ngọn lửa từ bi của Người đã xóa tan mọi ranh giới của sự phân biệt và kỳ thị, sưởi ấm chúng sinh khi đang chìm trong vô minh, ích kỷ. Trí tuệ của Người phủ trùm ba cõi, dẫn đường cho chúng sinh đi theo lý tưởng giác ngộ giải thoát. Từ đó ánh đạo vàng rạng chiếu thế gian, trải qua bao thiên niên kỷ rồi vẫn còn rực sáng. Và thời khắc lịch sử ấy được gọi là Đêm Thành Đạo…”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao giữ lại

Góc nhìn Phật tử 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Góc nhìn Phật tử 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Tu là cải tạo mình

Góc nhìn Phật tử 09:13 22/04/2024

Ngày nào tôi ăn muối nhiều một chút (nhất là chao, tương, mắm dưa chay) là khuya 0 giờ đau đầu tới 2 giờ 30, ảnh hưởng cho thời thiền kế đó.

Thái độ cầu học cầu tu của người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 07:57 22/04/2024

Trên hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Từ Phụ đã từng khẳng định đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ và giải thoát. Người Phật tử muốn tu theo đạo Phật cũng phải tu sao cho được từ bi và trí tuệ để một ngày không xa nào đó cũng sẽ được giải thoát như Đức Phật.

Xem thêm