Thành tâm cảm ứng Phật nhiệm màu (II)
Nhưng tự quán xét lại lời Phật dạy, Huyền Châu niệm Phật, hoan hỷ, xem như chưa nghe, chưa thấy. Vì thế mà Huyền Châu được sống rất an lành và hạnh phúc.
Nghệ sĩ Châu Thanh nhờ niệm Phật đã hết bệnh viêm gan siêu vi c
Ngọc Huyền Châu cũng có duyên lành được quy y với Hòa thượng Thanh Từ, pháp danh là Chơn Diệu. Huyền Châu thật ra cũng chỉ là một người phụ nữ bình thường giống như mọi người, chỉ khác là Huyền Châu có chồng là nghệ sĩ. Mà chồng làm nghệ sĩ thì vợ phải hiểu và cảm thông.
Thế nhưng, nói thật trước đây Huyền Châu không làm được như vậy, bởi anh Thanh đi diễn xa nhà, nhiều khi đi một tuần, một tháng, hoặc thậm chí là vài tháng. Huyền Châu cũng trăn trở, suy nghĩ nhiều, nên Huyền Châu cũng ghen nhiều. Mà cái ghen khi Huyền Châu còn trẻ nó dữ dội lắm, khi đã ghen thì không còn biết suy nghĩ gì nữa, cũng không nghĩ đến những tổn thương mà con cái mình phải gánh chịu. Hồi trẻ, anh Châu Thanh cũng bay bướm, lãng mạn lắm, nên tình cảm hai vợ chồng cũng trải qua nhiều sóng gió, chia ly rồi hàn gắn lại. Mà thời gian xa cách nhau cũng khá dài, cũng gần 10 năm sau mới tái hợp lại. Sự tái hợp này cũng nhờ sự mầu nhiệm của Phật pháp. Lúc chia tay, con gái Ngọc Linh mới chỉ một tuổi. Đến khi Ngọc Linh được bảy tuổi thì Ngọc Linh biết đi chùa cầu nguyện, rồi còn biết bỏ ống heo cúng dường Tam Bảo cầu nguyện cho cha mẹ quay lại với nhau. Sự việc này Huyền Châu biết được và thấy xúc động, thấy thương con gái nhiều. Và dường như tấm lòng thành của một cô bé bảy tuổi đã cảm động được chư Phật. Huyền Châu cảm thấy có một sự linh ứng mầu nhiệm vô cùng. Sau 10 năm chia tay, hai vợ chồng đã tái hợp vào đúng ngày sinh nhật của Ngọc Linh. Rồi từ đó, theo lời Phật dạy, gia đình Huyền Châu đã được sống vui vẻ, chan hòa và hạnh phúc. Sau này Huyền Châu không ghen giống thời trẻ nữa, tự nhiên cảm thấy cuộc sống rất yên bình, nhiều khi cũng có ghen chút xíu thôi, nhưng tự quán xét lại lời Phật dạy, Huyền Châu niệm Phật, hoan hỷ, xem như chưa nghe, chưa thấy. Vì thế mà Huyền Châu được sống rất an lành và hạnh phúc.
Huyền Châu chia sẻ một sự nhiệm mầu của Phật pháp mà bản thân Huyền Châu cảm nhận được. Vào năm 1996, Huyền Châu có thai, lúc khám định kỳ hàng tháng thai vẫn bình thường. Nhưng khi được khoảng tám tháng hơn thì bác sĩ bảo thai lớn, không xoay đầu, bác sĩ chỉ định phải mổ. Mà lúc đó việc sinh mổ không được nhiều thuận lợi như bây giờ. Nghe vậy Huyền Châu buồn lắm, lại thấy sợ nữa, không hiểu mình đã làm chuyện gì xấu mà giờ phải chịu cảnh này. Bác sĩ bảo hai vợ chồng về chọn ngày để mổ. Huyền Châu lặng lẽ về nhà quỳ trước Tam Bảo cầu xin mẹ hiền Quan Thế Âm: “Kính lạy mẹ, không biết kiếp trước con có gieo nhân gì xấu, mà sao bây giờ lại mang thai ngược, giờ con xin sám hối cùng Tam Bảo để mẹ hiền Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn cho con sinh nở được mẹ tròn con vuông”. Rồi hai vợ chồng chọn 9 giờ ngày 19 tháng 9 (là ngày vía đức Bồ Tát Quan Thế Âm) cũng là đủ duyên đủ tháng để thai nhi ra đời. Hai vợ chồng chọn ngày 19 tháng 9 để mong được sự gia hộ của mẹ Quan Thế Âm. Từ khi nghe tin mang thai ngược là suốt hơn một tháng Huyền Châu không ngủ được, chỉ niệm mẹ Quan Thế Âm. Đến ngày mổ, Huyền Châu đến trước một ngày, rồi suốt đêm đó không ngủ. Đến 7 giờ sáng y tá gọi Huyền Châu tới làm thủ tục, đến lúc gần 8 giờ thì Huyền Châu đau lưng và có dấu hiệu sinh. Khi bác sĩ tới khám lại thì bảo “Ồ tốt quá, không cần phải mổ nữa, mọi chuyện rất tốt, có thể sinh bình thường”. Huyền Châu xúc động quá, lúc đó đau chuyển dạ mà tự nhiên thấy không còn đau nữa. Đó là một sự nhiệm mầu vô cùng của Phật pháp mà Huyền Châu cảm nhận được. Từ đó Huyền Châu phát nguyện hướng về Phật pháp, nguyện đời đời kiếp kiếp được ở dưới chân đức Phật, được phụng sự cho Phật pháp, vậy là Huyền Châu mãn nguyện rồi.
Bởi vậy, vào năm 2000 Huyền Châu biết vở tuồng Bước Chân Xuất Thế được thực hiện rất thành công, quý Phật tử khắp nơi tán thán và yêu cầu sư thực hiện tiếp phần 2. Huyền Châu không biết sự liên hệ giữa anh Thanh và sư như thế nào, chỉ biết là những ngày đó tự nhiên thấy anh rất buồn, còn khóc nữa. Nhiều khi nửa đêm thức giấc thấy anh ngồi trước Tam Bảo nhắm mắt lại như cầu nguyện một điều gì. Huyền Châu gặng hỏi mãi, cuối cùng anh mới kể lại câu chuyện cho Huyền Châu nghe, rồi sau đó anh đề nghị Huyền Châu giúp cho anh được bán nhà để làm phim. Huyền Châu nghe xong giật mình vì hoàn cảnh hai vợ chồng lúc đó đang ở nhà chung cư lại mới sinh bé trai nên cũng còn khó khăn lắm. Nhưng sau khi nghe anh nói: “Em giúp cho anh đi, đóng xong vở tuồng này dầu có chết anh cũng mãn nguyện” thì Huyền Châu thấy xúc động, thấy thương anh lắm! Hơn nữa, Huyền Châu nghĩ, đức Phật đã dạy cõi đời là cõi tạm, cuộc sống này là vô thường, nên hôm nay có thể làm điều gì có ý nghĩa cho người thân thương của mình thì phải làm liền. Vậy là Huyền Châu chấp nhận bán nhà, không hối hận.
Nhân vật: Nghệ sĩ Ngọc Huyền Châu
Nhận định của thầy Thích Chân Tính
Nghệ sĩ Châu Thanh đã phát tâm đóng một vai trong vở tuồng cải lương “Bước chân xuất thế” và từ đó nhờ thâm nhập vào vai diễn của mình mà nghệ sĩ đã giác ngộ Phật pháp. Bản thân tôi là người đã đứng ra xin giấy phép cho vở cải lương Bước Chân Xuất Thế, lúc đó tôi làm thư ký cho Ban Văn hoá Thành Hội Phật Giáo TP. HCM. Được biết vở cải lương này do Đại đức Thích Minh Giới soạn và nghệ sĩ Châu Thanh là người đóng vai chính, vai Thái tử Tất Đạt Đa. Đến hôm nay tôi mới được nghe nghệ sĩ tâm sự câu chuyện của mình phía sau vở tuồng ấy.
Ở phần một, nghệ sĩ được có đầy đủ duyên lành để đóng vai Thái tử Tất Đạt Đa, nhưng sang phần hai thì vị đại thí chủ phát tâm lại muốn thay người đóng vai chính, trong khi nghệ sĩ Châu Thanh muốn mình được tiếp tục thực hiện vở tuồng này. Chính vì tâm nguyện muốn cống hiến tài năng nghệ thuật của mình cho đạo pháp, nghệ sĩ đã bàn với gia đình bán nhà. Qua sự việc này, chúng tôi không biết rằng nghệ sĩ có phải vì muốn được nổi danh hay muốn gieo duyên với đức Phật để sau này được thành Phật, điều này chúng tôi không thể xác định được. Nhưng dù là lý do nào trong hai lý do này đều là tốt cả. Chúng tôi thấy nghệ sĩ là một người có trí tuệ. Bởi tất cả chúng ta hiện hữu trên cõi đời này, ai rồi cũng có ngày phải từ giã, và khi chúng ta lìa bỏ cõi đời này để lại hai sự nghiệp: sự nghiệp vật chất và sự nghiệp tinh thần. Sự nghiệp vật chất là nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, châu báu; còn sự nghiệp tinh thần là trí tuệ của con người thể hiện trong những lời hay, những tư tưởng, những tác phẩm nghệ thuật… Gia tài vật chất dù có đồ sộ, có lớn mạnh như thế nào đi nữa cũng sẽ bị thời gian làm tiêu hoại, chỉ cần một cơn động đất, một trận sóng thần là xem như tiêu tan hết. Thế nhưng sự nghiệp trí tuệ thì sẽ tồn tại lâu dài, có thể là mãi mãi với thời gian.
Thành tâm cảm ứng Phật nhiệm màu
Đức Phật trước đây là thái tử con vua, cung vàng điện ngọc thời đó cũng lộng lẫy, tráng lệ, nhưng đến giờ này lịch sử cũng chưa tìm thấy được cung vàng điện ngọc ngày xưa vua Tịnh Phạn và Thái tử Tất Đạt Đa ở, vì thời gian đã xóa hết tất cả. Thế mà hơn 2500 năm nay tư tưởng, những lời dạy, giá trị trí tuệ, tinh thần đạo đức của đức Phật vẫn tồn tại. Điều đó cho thấy, sự nghiệp vật chất chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định nhưng sự nghiệp tinh thần, sự nghiệp trí tuệ sẽ để lại muôn đời. Qua đây, quý Phật tử nên suy nghĩ về sự nghiệp còn lại của mình sau khi từ giã cõi đời này. Tất cả chúng ta ai cũng phải đến một ngày kết thúc cuộc đời mình theo quy luật sinh, già, bệnh, chết. Vậy cái còn lại sau khi chết là những tư tưởng, những tấm lòng, là sự nghiệp trí tuệ mà đức Phật là tấm gương. Và hôm nay nghệ sĩ Châu Thanh cũng đang noi tấm gương của đức Phật muốn cống hiến lại cho đời những giá trị tinh thần, giá trị này sẽ còn lưu lại mãi.
Vợ của nghệ sĩ Châu Thanh cũng là một người có tâm phụng sự đạo pháp, người ta nói “Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn”, vợ chồng có được sự hòa thuận, thuận thảo với nhau thì mọi việc đều tốt đẹp. Đây cũng là điều chúng ta nên suy nghĩ, trong gia đình vợ chồng sống với nhau phải hiểu, phải biết và phải cùng nâng đỡ nhau. Nếu có thể làm được điều gì có ý nghĩa cho đời thì chúng ta nên làm.
(Biên tập từ chương trình Phật Pháp Nhiệm Mầu kỳ 30)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm