Thầy Kunchok Woser, nhà sư trẻ Việt Nam đầu tiên được truyền thừa trong lịch sử hơn ngàn năm của Phật giáo Tây Tạng
Theo nhà sư Zong Rinpoche, người được tin tưởng là tái sanh của vị lạt ma nổi tiếng Zong Rinpoche(1905-1984): “Cá nhân tôi đã biết Geshe Kunchok Woser trong nhiều năm, tôi tin tưởng rằng Thầy sẽ đóng góp to lớn cho Phật pháp trên toàn thế giới và đặc biệt là trong cộng đồng Phật tử Việt Nam.”
Thầy Kunchok Woser, tên Việt là Phạm Dương Đôn (Mặt Trời Đôn Hậu, tên do ông nội đặt), sinh vào tháng 3/1986, có duyên lành được sinh ra trong một gia đình Phật giáo, mà cha mẹ là những Phật tử thuần thành, có lòng kính tin Tam Bảo, và giữ gìn truyền thống đi chùa, nghe Pháp hàng tuần, chính truyền thống từ nhỏ đó đã ảnh hưởng đến cuộc đời tu hành của thầy. Từ thơ ấu, Thầy Kusho đã có cơ duyên quen với nhiều vị Lạt ma tái sanh. Trong đó có nhà sư trẻ Zong Rinpoche - người được tin tưởng là tái sanh của vị lạt ma nổi tiếng Zong Rinpoche (1905-1984) - đã biết thầy Kusho từ khoảng năm 10 tuổi, hồi năm 1997 Zong Rinpoche sang Mỹ và gặp thầy Kusho. Khi thầy Kusho sang Ấn độ tu học, thì ngoài Lati Rinpoche (1922–2010) là thầy, thầy Kusho còn được Zong Rinpoche dìu dắt như một người thầy và một người anh lớn.
Trong một cuộc phỏng vấn hơn mười năm trước, khi từ Ấn Độ về thăm Quận Cam, trả lời các câu hỏi của phóng viên, Thầy Kusho nói bằng tiếng Việt, cho biết từ cơ duyên tới chùa từ thời thơ ấu, là khoảng năm 1990, và từ đó cả gia đình Thầy theo học giáo pháp hàng tuần ở ngôi chùa Long Beach. Vị trụ trì chùa này và là thầy dạy pháp là Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen, tác giả nhiều sách về Phật học về Trung luận và Tánh Không, trong đó có 3 cuốn viết bằng tiếng Anh. Do cơ duyên này, Thầy Kusho thông thạo tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng.
Thầy Kusho đã sang Dharamsala ở phía Bắc Ấn Độ, thủ phủ của người Tây Tạng lưu vong, nhập chúng tu học từ năm 2002, được một năm rưỡi ở tu viện Gaden Shartse Monastery rồi vào thẳng tu viện Institute of Buddhist Dialectics (IBD). Năm 2004, Thầy Kusho thọ Sa Di (10 giới), năm 2008, Thầy Kusho thọ đại giới Tỳ Kheo với Đức Đạt Lai Lạt Ma, trở thành vị sư của dòng Gelug, mà người cao cấp nhất của dòng này là Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hiện nay, Thầy Kusho, tức là Thầy Kunchok Woser (Donald D Pham), là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được truyền thừa và đỗ văn bằng cao quý nhất trong lịch sử ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng. Để có thể có được học vị Lharampa cần phải có từ 23 đến 30 năm. Các tu sĩ cần phải học và thông suốt năm ngành học là Bát Nhã Ba La Mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A Tỳ Đạt Ma luận (Abhidharma), và Lý luận căn bản (Pramana Vartika), 5 bộ Đại luận của Ngài Maitreya (Ngài Di Lặc), và 18 bộ Đại luận của Đức Tsongkhapa, sau khi đã đỗ Thạc sĩ, các tu sĩ sẽ phải học thêm sáu năm, mỗi năm đều có những kỳ thi viết, thi tranh luận, thi vấn đáp, và các học viên không thể rớt bất kỳ một môn thi nào trong những lần thi đó, bởi họ không có cơ hội thứ hai để thi lại. Ngay cả khi các học viên đã qua được các kỳ thi của 5 năm đầu, chỉ cần rớt bất kỳ một môn nào trong năm cuối, học viên đó đều không có cơ hội để thi lại và vĩnh viễn không thể lấy được học vị Lharampa.
Được biết, vào tháng 4/2009, lúc đó thầy Don 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Học Viện IBD, hoàn tất các khóa học 7 năm của Bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa, và thầy lúc đó cũng là tăng sinh trẻ nhất của Học Viện. Thầy Don đã thi 5 kỳ thi viết và thi 2 kỳ thi tranh luận. Thầy Don đã tốt nghiệp ở hạng trong nhóm điểm cao nhất so với các vị sư đồng học. Giáo sư Tenzin Dorjee, người đã nhiều năm hỗ trợ cho Thầy Don, từ cả trước khi Thầy Don xuất gia, nói rằng thành quả học xuất sắc của Thầy Don đã làm mọi người tại ngôi chùa Tây Tạng TD Ling đều vui mừng và tự hào. GS Tenzin nói các kỳ thi viết Tạng Ngữ và thi tranh luận bằng tiếng Tây Tạng không dễ dàng chút nào, đặc biệt khi chủ đề thi là các khóa học 7 năm về Bát Nhã.
Khi Thầy Kusho hoàn tất văn bằng Geshe Lharampa, nhà sư Zong Rinpoche đã gửi email bằng tiếng Anh tới một số Phật tử Việt Nam quen biết, nơi đây xin dịch là: “Tôi rất vui để chúc mừng lễ tốt nghiệp Geshe Lharampa của Geshe Kunchok Woser. Bên cạnh sự kiện tốt nghiệp của Thầy là một cột mốc lịch sử trong cả hai truyền thống Phật giáo Tây Tạng và Việt Nam, riêng cá nhân tôi đã biết Geshe Kunshok Woser trong nhiều năm, tôi tin tưởng rằng Thầy sẽ đóng góp to lớn cho Phật pháp trên toàn thế giới và đặc biệt là trong cộng đồng Phật tử Việt Nam.”
Hiệu Trưởng Học Viện IBD là ngài Pema Dorjee tin rằng Thầy Kusho được tiền định để qua Ấn Độ tu học, “Đây phải là có duyên lành từ kiếp trước. Tôi tin rằng Kusho có nghiệp rất lành, nghiệp này đẩy Kusho qua Ấn Độ để làm nhà sư, rồi lại học triết học Phật Giáo tới chỗ thâm sâu. Kusho quá trẻ, có một gia đình rất tốt, và có nhiều thân nhân ngoài đời, nhưng Kusho thực sự muốn tu học Phật Học. Đúng vậy, Kusho thực sự muốn. Chính Kusho đã tự quyết định vào đường tu.”
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức
Tăng sĩ 10:30 01/11/2024Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60
Tăng sĩ 09:39 07/10/2024Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)
Tăng sĩ 14:27 02/10/2024Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn
Tăng sĩ 23:58 20/09/2024Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).
Xem thêm