Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chỉ dẫn của thầy Kunchok Woser khi thực hành thiền quán từ bi (Metta Meditation)

Theo thầy Kunchok Woser, suy ngẫm và nhận ra đau khổ là bước đầu tiên cho bất kỳ suy nghĩ nào về từ, lòng trắc ẩn. Suy nghĩ này giữ vai trò như là một nền tảng của cảm thọ đồng nhất giữa bản thân mình và người khác,là duyên mạnh mẽ để khởi sinh ra tình yêu thương và lòng từ bi.

Hỏi: Thưa thầy Kunchok Woser, có độc giả muốn thực hành một thiền quán từ bi (Metta Meditation), xin vui lòng cho chúng tôi một chỉ dẫn ngắn.

Thầy Kusho thọ đại giới Tỳ Kheo với Đức Đạt Lai Lạt Ma (năm 2008)

Thầy Kusho thọ đại giới Tỳ Kheo với Đức Đạt Lai Lạt Ma (năm 2008)

Đáp:

Tôi nghĩ rằng từ bi, lòng trắc ẩn là ước muốn cho chính mình và/hoặc những người khác thoát khỏi đau khổ và cả những nguyên nhân của nó. Do đó, suy ngẫm và nhận ra đau khổ sẽ cho cảm giác như bước đầu tiên cho bất kỳ suy nghĩ nào về từ bi, về lòng trắc ẩn. Bạn có thể khởi đầu với việc phân tích nỗi đau và nỗi buồn của chính mình. Sau đó, khi bạn nhìn ra bên ngoài, bạn có thể chấp nhận rằng chính sự đau khổ này có thể và thậm chí người khác cũng thường trải qua. Thấy những kinh nghiệm như vậy về đau đớn, một cách tự nhiên bạn tìm cách chấm dứt chúng và tương tự cảm thọ như vậy đối với những người khác. Bạn không cần phải tìm kiếm đâu xa khi nghĩ về sự đau khổ của người khác; hãy nghĩ về gia đình, bạn bè và những người thân thiết của bạn trước rồi từ từ mở rộng ra từ đó.

Khi nuôi dưỡng từ bi và trắc ẩn đối với người khác, đôi khi có thể thấy khó đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác và trong những khoảnh khắc đó, tôi tin rằng điều chủ yếu là bạn phải tự đặt mình vào vị trí của họ và nhớ rằng đau khổ biểu hiện dưới vô số hình dạng và hình thức. Dù lớn hay nhỏ, nỗi đau và nỗi thống khổ đều phổ biến, lan tỏa. Suy nghĩ này giữ vai trò như là một nền tảng của cảm thọ đồng nhất giữa bản thân mình và người khác, và là duyên mạnh mẽ để khởi sinh ra tình yêu thương và lòng từ bi.

Theo Học viện Hoa Sen

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Phật giáo thường thức 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Phật giáo thường thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Phật giáo thường thức 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Xem thêm