Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 23/11/2020, 14:41 PM

Thiện ác nghiệp báo

Con người ở đời, vui buồn, sang giàu, ngu dốt, mỗi người mỗi tánh tình, mỗi người mỗi hoàn cảnh, riêng biệt khác nhau. Nguyên nhân chỉ vì mỗi người tạo nghiệp riêng biệt, và chính ‘nghiệp’ tác động và chi phối tất cả.

Yếu tố giúp nhận biết bản thân có tạo ác nghiệp hay không

Bài “Thiện ác Nghiệp báo” này sẽ phân tách các nhân, chia chẻ các quả, nhấn mạnh ở sự liên lạc và sức mạnh của những nghiệp nhân và nghiệp quả.

Thiện nghĩa là lành, tốt, là việc gì hợp lý, có lợi cho mình và cho người ở hiện tại và tương lai. Ác nghĩa là dữ, xấu, là những việc gì trái lý, có hại cho mình và cho người ở hiện tại và tương lai. Nghiệp là những hành động về thân, miệng và ý tạo thành những sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh. Báo là quả báo, nghĩa là những kết quả do các nghiệp nhân tạo tác. Thiện ác quả báolà kết quả báo ứngcủa những nghiệp thiện và nghiệp ác do tự thân tạo ra và tự mình hưởng chịu cùng hoàn cảnh xung quanh. Nghĩa là nếu con người tạo những nghiệp nhân thiện thì được quả báo thiện, tạo những nghiệp nhân ác thì bị quả báo ác, không bao giờ sai.

Ví dụ: Mình tử tế với người thì người tử tế với mình; do tạo nghiệp nhân thiện tử tế với người nên được quả báo thiện, người tử tế với mình. Có ác ý hại người thì người sẽ hại mình; do tạo nghiệp nhân ác hại người, nên bị quả báo ác người hại mình.

Thiện được hiểu đơn giản là việc làm tốt cho mình, cho gia đình và những người xung quanh. Ảnh minh họa.

Thiện được hiểu đơn giản là việc làm tốt cho mình, cho gia đình và những người xung quanh. Ảnh minh họa.

Nghĩa chữ thiện ác 

Nghĩa chữ thiện ác không được minh định rõ ràng, thiện ác theo nghĩa thế gian và quan niệm theo đạo Phật có thể sai khác.

A. Thiện ác theo thế gian

a. Thiện ác theo phong tục:

Tùy theo phong tục, đúng với thói quen thì cho là thiện, dầu trái với lẽ phải. Như ở Châu Phi, con cái giết cha mẹ già ăn thịt là thiện; xứ ta ngày xưa, cha mẹ mất, giết trâu bò tế lễ cho là việc phải. Thành thử đối với phong tục đó là thiện mà xét theo lý luận đúng đắn thì phải cho là ác. Phong tục mỗi xứ mỗi khác, phán đoán về phương diện phong tục thì nhắm mắt theo phong tục là thiện, trái với phong tục là ác. Lối phán đoán như vậy không có chuẩn đích, không thể đúng đắn được.

b. Thiện ác theo hình luật:

Hình luật cốt đem lại sự trị an trong một nước, những việc gì trái với hình luật thì gọi là ác và bị trừng trị. Những việc gì không phạm đến hình luật thì cho là phải và khỏi bị trách phạt. Như vậy những điều ác quyết là ác, những điều thiện vị tất là thiện. Vả lại, những điều ác trong tâm thì ở ngoài phạm vi hình luật, vì không có bằng cớ rõ ràng...Hơn nữa hình luật đặt ra để mưu sự trị an và sự phồn thịnh cho một nước, thì rất có thể những hình luật ấy mưu hại nước khác hoặc dung túng những sai lầm của dân trong nước, miễn rằng việc ấy đem lại sự lợi ích cho nước mình là được. Do đó, nghĩa chữ thiện ác không được rốt ráo.

c. Thiện ác theo Thần giáo:

Lại như các Thần giáo, tuy rất chú trọng các điều thiện ác và muốn sửa trị tâm bịnh loài người, nhưng phần nhiều cũng chỉ phán đoán thiện ác trong phạm vi nhơn loại. Các thần giáo thường dạy: “Kính mến các vị thiên thần tạo hóa là thiện, không tin các vị tạo hóa thiên thần là ác”. Mỗi thần giáo đều có mỗi vị tạo hóa, mỗi vị thiên thần khác nhau, làm cho người không biết lấy gì làm thiện ác. Huống nữa nếu vì kính mến các vị tạo hoá, các vị thiên thần mà phản lại lợi ích chung, làm tổn hại cho các sinh vật khác, thì không thể gọi là thiện. Trái lại, đánh đổ những lối tín ngưỡng mơ hồ, làm cho nhơn loại biết đường chơn chánh mà hướng đến, thì không thể gọi là ác được.

Báo ứng hiện đời: Ác báo đáng sợ

Như vậy lối pháp đoán thiện ác theo thần giáo cũng chưa được hoàn toàn.

d. Thiện ác theo đạo Phật: Đạo Phật định nghĩa thiện là những việc gì hợp lý, có lợi cho người và cho mình trong hiện tại và tương lai; chữ ác là những việc gì trái lý, có hại cho mình và cho người trong hiện tại và tương lai. Theo thế gian pháp và xuất thế gian pháp có thể chia việc thiện ác ra ba loại : Hữu - lậu - ác, Hữu - lậu - thiện và Vô - lậu - thiện.

1. Hữu lậu ác: là những hành động độc ác khiến loài người bị đọa lạc trong sự luân hồi sanh tử. Hữu lậu ác thì nhiều nhưng không ngoài 5 điều nghịch và mười đều ác. Năm điều nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết các vị A-la-hán, phá hoà hiệp Tăng và làm thân Phật chảy máu; mười điều ác là: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói láo, nói hai lời, nói thêu dệt, nói lời độc ác, tham, sân, si. Năm điều nghịch và mười điều ác này nhất định làm tổn hại cho mình và cho người, phải bị đọa lạc trong sự khổ sở luân hồi nên gọi là Hữu lậu ác.

2. Hữu lậu thiện: là những điều lành, tuy có thể làm cho mình và người được hưởng những quả báo lành, nhưng chưa có thể giải thoát con người khỏi phải đọa lạc trong đường sanh tử, nên gọi là Hữu lậu thiện. Hữu lậu thiện có thể chia làm hai loại, một là “chỉ ác”, nghĩa là dừng nghỉ, không làm các việc ác, như không làm năm điều nghịch và mười điều ác; hai là “tác thiện”, tức là làm mười điều lành hay sống bố thí, tịnh hạnh, nói lời chân thật, nói lời ngay thẳng, nói lời dịu ngọt, nói lời phân giải, từ bi, nhẫn nhục, suy nghĩ chánh lý.

3. Vô lậu thiện: các việc lành trên đối đãi các việc ác nên gọi là thiện, nhưng còn ngã chấp, còn hy vọng quả báo, chưa có thể làm cho người khỏi phải sống chết luân hồi, nên chưa rốt ráo là thiện. Chỉ có những việc không có ngã chấp, không hy vọng có quả báo, thuận tánh khởi dụng, hợp với thực tướng, rõ suốt Viên lý mới là thiện tuyệt đối. Xem ra chỉ có hàng Viên giáo Bồ-tát và chư Phật mới hành thiện một cách rốt ráo chân thật mà thôi.

Đạo Phật định nghĩa thiện là những việc gì hợp lý, có lợi cho người và cho mình trong hiện tại và tương lai.

Đạo Phật định nghĩa thiện là những việc gì hợp lý, có lợi cho người và cho mình trong hiện tại và tương lai.

Nghĩa chưa nghiệp

Định danh: Nghiệp tiếng Phạm là Karma, Trung Hoa dịch là tạo tác, nghĩa là những tác động về thân, về miệng, về ý, tạo thành những sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh.

Các loại nghiệp: Nghiệp về nhân có ba: một là ý nghiệplà ý suy nghĩ, hai là khẩu nghiệp là miệng nói ra tiếng, ba là thân nghiệplà thân làm các việc.

Lại nghiệp có Hữu lậu nghiệp là những nghiệp khiến con người trôi lăn trong biển sanh tử, Bất động nghiệp là nghiệp của hàng chư Thiên ở Sắc giới và Vô sắc giới thiên, tâm thường thiền định, tùy theo sức định mà thọ quả trên thượng giới, quyết không biến động, Bất tư nghì nghiệp là nghiệp của các vị đã thấu rõ chân tâm, tuy không mắc vào một nghiệp nào mà có thể hiện ra hóa thân trong vô số nghiệp mà độ sanh, không thể nghĩ lượng bàn được.

Lại những nghiệp tác động dắt dẫn các người chịu quả báo vào một loài nào gọi là Dẫn nghiệp, như được làm người ở xứ nào thì dẫn sinh quả báo loài người xứ ấy.

Dẫn nghiệp dắt vào thế giới, dắt vào nhơn loại nhưng trong ấy có sự hưởng thọ sai khác, tánh tình khác nhau, thì đó là do Mãn nghiệp chi phốikhác nhau.

Sức mạnh của Nghiệp: Các nghiệp tạo tác, huân tập tác thành những sức mạnh chi phối mọi hoàn cảnh và mọi người.

Hành động và tánh tình của người đều do nghiệp lực chi phối: Tánh tình của người không phải tự nhiên mà có, mà do những hành động, những nghiệp của người ấy tạo tác ra từ trước đến nay. Những nghiệp tác động thành những sức mạnh chi phối tâm tánh của từng người một. Và như vậy mọi hành vi của con người cũng phải chịu chi phối của nghiệp lực, như một con người đã có tánh ác thì bao nhiêu hành động của người ấy dễ nhiễm theo tánh ác.

Hoàn cảnh của cả một dân tộc hay của một người cũng đều do nghiệp lực chi phối: Hoàn cảnh một dân tộc hay của một người đều do cộng nghiệp của cả một dân tộc hay biệt nghiệp của từng người tạo tác ra. Một người chí thiện, một dân tộc chí thiện đều tạo tác những hạnh nghiệp chí thiện, sức mạnh của những nghiệp chí thiện ấy tạo thành những hoàn cảnh chí thiện.

Tại sao người sống thiện, tinh tấn tu hành lại gặp nhiều ác nghiệp?

Nghiệp lực chi phối sự đi đầu thai: Con người khi chết không phải tiêu diệt hẳn mà còn mang theo sức mạnh những hành nghiệp mà người ấy đã tạo tác ra trong đời ấy hay trong nhiều đời trước, và chính sức mạnh ấy bắt buộc và chi phối con người phải đi đầu thai, nghĩa là phải luân hồi trong biển sanh tử.

Có bốn nghiệp dắt dẫn con người phải đi đầu thai là: Tích lũy nghiệp là những nghiệp chất chứa từ đời này sang đời khác; Tập quán nghiệp là những nghiệp tạo thành từng tập quán trong một đời; Cực trọng nghiệp là những nghiệp đặc biệt, quan trọng, lấn lướt tất cả nghiệp khác; và Cận tử nghiệp là nghiệp khi gần chết. Chính bốn thứ nghiệp này tác động và chi phối con người trong sự đi đầu thai.

Nghiệp có sức mạnh là tạo tác, huân tập tác thành những sức mạnh chi phối mọi hoàn cảnh và mọi người.

Nghiệp có sức mạnh là tạo tác, huân tập tác thành những sức mạnh chi phối mọi hoàn cảnh và mọi người.

Nghĩa chữ quả báo 

Định danh: Quả báo là kết quả báo ứng của các nghiệp nhân đã tạo ra – Như làm lành là “nghiệp nhân”; được hưởng điều lành là “kết quả báo ứng”.

Các loại quả báo: Có hai thứ quả báo:

Chánh báo: là kết quả báo ứng về tự thân, thân thể, tánh tình, cảm giác, tư tưởng của con người, do những nghiệp nhân tạo tác ra – như con người sanh ra thông minh, cao lớn, học giỏi, tánh tình hòa nhã... đó là Chánh báo.

Y báo: là kết quả báo ứng về hoàn cảnh của từng người hoặc từng dân tộc, phải sống trong hoàn cảnh ấy – như có người sanh ra ở nhà quê, ở nước cường thịnh , ở trong một nhà giàu... hay của cả một dân tộc ở trong một nước thịnh suy, giàu nghèo...

Thời gian trong quả báo: Có những nghiệp nhân có ngay quả báo hiện tại ở trong một đời gọi là hiện báo; có nghiệp nhân ở đời này, đời sau mới có quả báo, gọi là sanh báo; có nghiệp nhân ở nhiều kiếp trước, đời này hoặc đời sau mới có quả báo, gọi là hậu báo. Nhưng sự hình thành căn cứ trên sự thuần thục của nghiệp nhân, chứ không căn cứ trên ý niệm thời gian, cách chia chẻ thời gian trong quả báo chỉ là một phương tiện giúp cho dễ hiểu.

Quả báo với ảnh hưởng của tự tâm: Quả báo của các nghiệp thiện ác có thể chia làm quả báo tự tâm và quả báo đối đãi. Như người bắn chết con chim, hành vi đó huân tập tánh háo sát nơi tự tâm, đó là quả báo nơi tự tâm. Đối với con chim nếu sau này trong một đời khác có thể đủ điều kiện thời con chim sát hại để trả oán, đó là quả báo đối đãi. Về đối đãi, không luận biết hay không, cố ý hay không, hễ làm tổn hại cho người hay cho vật khác thì người và vật tất nhiên sinh lòng muốn làm tổn hại lại. Còn về tự tâm thì đồng một sự mà chỗ huân tập về thiện ác lắm khi khác hẳn.

Tám nguyên nhân dẫn tới ác nghiệp phải chịu quả báo lớn nhất

Vô tâm: Làm một việc lành, nhưng vô tâm mà làm; thời không có kết quả lành nơi tự tâm. Nếu vô tâm làm lành sau biết lại ăn năn tiếc nuối thì chỗ huân tập nơi tự tâm lại về phần ác.

- Làm một việc ác, nhưng vô tâm làm thời không có quả báo nơi tự tâm – nếu vô tâm làm ác, sau biết lại hối hận phát tâm đại bi thì chỗ huân tập nơi tự tâm lại về phần thiện; như có người vô ý đi đạp chết con kiến, tuy về phần đối đãi vẫn không thể tránh quả báo dữ, nhưng về tự tâm thì không huân tập về đường ác. Song nếu người ấy sau khi biết mình có lỗi, rất lấy làm hối hận, phát tâm đại bi, cầu nguyện cho tất cả loài kiến thoát sự khổ não thì chỗ huân tập tự tâm vẫn về đường thiện.

- Lại có người không phải cố ý, nhưng bản tánh làm lành, không bao giờ làm ác luôn luôn làm việc lành một cách vô tâm, không cố ý thì quả báo về tự tâm rất to lớn, vì đã được tánh thuần thiện; trái lại, người làm việc ác một cách tự nhiên vì bản tánh thuần ác, thì tuy làm một cách vô tâm, nhưng quả báo về tự tâm rất to lớn, vì bản tánh đã thuần ác.

Hữu tâm:

- Như có người cố ý làm việc lành để trông cầu danh lợi, tuy quả báo đối đãi vẫn là thiện, nhưng về tự tâm huân tập không hoàn thiện; trái lại, một vị quan tòa,vì lẽ công bằng theo pháp luật kêu án tử tội, hoặc một vị tuần kiểm vì chức trách phải đánh bắt kẻ trộm cướp, thì tuy cố ý làm việc tổn hại kẻ khác, nhưng chỗ huân tập tự tâm vẫn về đường thiện.

- Lại như có người, vì tin nhơn quả nên cố ý làm việc lành, thì tuy cố ý nhưng chỗ huân tập thuần thiện; trái lại những người vì thù hiềm, vì danh lợi cố ý làm các việc ác, thì chỗ huân tập về tự tâm của người ấy rất nặng về đường dữ.

Lý thiện ác nghiệp báo cho chúng ta rõ rằng những nỗi đau khổ, vui sướng của con người toàn do con người tự tạo

Lý thiện ác nghiệp báo cho chúng ta rõ rằng những nỗi đau khổ, vui sướng của con người toàn do con người tự tạo

- Lại trong khi làm việc lành dữ, làm được việc lại rất vui mừng, muốn làm thêm nhiều việc khác nữa, thì quả báo lành dữ lại càng tăng lên gấp bội.

Ác giả ác báo và chuyện vợ chồng gian thần Tần Cối bị phỉ nhổ muôn đời

Sự liên lạc giữa nghiệp nhân thiện ác và quả báo thiện ác 

1. Lý quả báo thiện ác là một định luật tự nhiên chi phối hành vi con người và chỉ là một chi tiết của lý nhân quả: Đã tạo những nghiệp nhân thiện ác như thế nào, thì nhất định chịu quả báo thiệc ác như vậy không sai chạy: “nhơn nào quả nấy”.

2. Con người vẫn có quyền và có thể thay đổi quả báo của mình: Tuy lý thiện ác quả báo là một định luật không hề sai chạy, nhưng trong khi đã tạo những nghiệp nhân dữ và đúng lý phải chịu những quả báo dữ, nếu có lòng hối hận tàm quý tạo những nghiệp nhơn trái ngược lại thì có thể thay đổi được nghiệp trước và khỏi chịu những quả báo dữ.

Kết luận: 

Lý thiện ác nghiệp báo cho chúng ta rõ rằng những nỗi đau khổ, vui sướng của con người toàn do con người tự tạo, chứ không phải do một vị Thượng đế hay một thần linh nào.

Con người sống ở đời toàn do nghiệp chi phối và chính nghiệp lực quyết định chi phối tất cả.

Con người có quyền thay đổi đời sống của mình, tự tạo một tương lai theo lý tưởng của mình, nếu tự mình có đủ chí cương quyết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giá trị nhân văn qua cách sống của Đức Phật

Kiến thức 10:41 29/03/2024

Phật giáo luôn lấy Từ bi để đối nhân xử thế, lấy trí tuệ để răn dạy người đời, lấy kiên nhẫn làm động lực để giải quyết mọi việc, từng bước cảm hóa được những người đang hướng tới vô minh biết quay đầu về chánh đạo.

Thuốc giảm đau không dứt được bệnh

Kiến thức 09:56 29/03/2024

“Người tu hành có thể kết hợp hài hòa các pháp phương tiện trong tu tập, nhưng không sa vào các liệu pháp tâm lý để rồi rời xa Chánh Đạo…”

Biệt thời ý thú và lời nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà

Kiến thức 09:26 29/03/2024

Biệt thời ý thú là một trong Tứ ý thú. Nhiếp chánh luận, bản dịch của ngài Huyền Trang ghi: “Ngoài ra còn có Tứ ý thú và Tứ bí mật. Mọi lời Phật nói nên căn cứ vào đó mà lý giải và quyết định”.

Âm đức là gốc rễ của mọi sự thịnh vượng, giàu có

Kiến thức 09:05 29/03/2024

Bạn chắc có lẽ đã được nghe qua về về âm đức. Âm đức là nguồn năng lượng tạo ra sự thịnh vượng và giàu có, phước báu sức khỏe cũng từ âm đức được tạo ra. Âm đức là năng lượng gốc, năng lượng nguồn.

Xem thêm