Thứ sáu, 09/10/2020, 09:17 AM

Tạo thiện nghiệp để xóa bỏ ác nghiệp

Hiểu rõ ý nghĩa của nghiệp, chúng ta có thể hóa giải nghiệp xấu bằng cách giữ gìn năm giới, siêng năng thực hành mười điều lành của thân, khẩu, ý, vì đó là chất liệu rất tốt giúp ta có được cuộc sống yên ổn, thanh tịnh để tiến tu, không bị các nghiệp phá hại.

Phật dạy lãng phí thức ăn nước uống là tạo nghiệp lớn

Nghiệp là tất cả việc làm tốt, hay xấu và là hành động cố ý. Vì sự cố ý đó mới lưu lại dấu vết ở tâm thức của người tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ luôn luôn chỉ đạo những tạo tác của chính họ. Vì vậy, việc làm nào không xuất phát từ ý đồ thì không phải là nghiệp.

Quả báo có thể là tức khắc, hay kéo dài rất lâu và cái quả đó khi hội đủ nhân duyên sẽ tác động chúng sanh tái sanh trong một hoàn cảnh nhất định, nhưng trong cuộc sống mới đó, những việc làm của họ lại tạo ra nghiệp mới và quả báo mới. Đó là sự chi phối của quy luật nghiệp báo khiến cho con người trôi lăn mãi trong luân hồi sinh tử.

Nguyên lý của luật nghiệp báo là chính mình gieo nghiệp nhân trong đời sống hiện tại, hay quá khứ, tức đã làm việc tốt, mang an vui cho người, hay đã làm những việc ác, hại người để kết thành cuộc sống của mình hạnh phúc hay khổ đau. Vì vậy, theo Phật, không có thượng đế hay thần linh nào quyết định được cuộc sống tốt đẹp hay thấp kém của con người.

Quả có tốt hay xấu là phụ thuộc vào những hành động mà bạn đã, đang và sẽ gieo. Ảnh minh họa.

Quả có tốt hay xấu là phụ thuộc vào những hành động mà bạn đã, đang và sẽ gieo. Ảnh minh họa.

Nghiệp chính là điều tạo ra số phận

Thật vậy, nghiệp nhân phát xuất từ cội nguồn là tâm. Phật dạy trong kinh Pháp cú rằng: “Tâm dẫn đầu mọi hành động. Tâm làm chủ. Tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói, hay làm với tâm ác thì sự đau khổ sẽ theo ta như bánh xe lăn theo dấu chân con bò kéo xe… Và nếu ta nói, hay làm với tâm trong sạch thì hạnh phúc sẽ theo ta như bóng theo hình”. Và “Khi nghiệp nhân đã gieo thì chắc chắn phải lãnh thọ, không thể trốn vào đâu được, dù kẹt núi, biển cả, hay trên hư không”.

Nguồn gốc của nghiệp nhân là vô minh và ái thủ. Vô minh là không hiểu biết đúng đắn về việc làm tốt đẹp, không biết cách sống hướng thượng, an lạc, để rồi khởi tâm tham dục dẫn đến mọi hành động hoàn toàn lệ thuộc vào sự sai khiến của tâm tham ái từ vô số kiếp. Cứ như vậy mà con người tự tạo cuộn dây nghiệp dày đặc để buộc chặt mình vào bánh xe luân hồi sinh tử trong sáu cõi.               

Phật dạy rằng việc tạo nghiệp không ngoài ba cửa là thân, khẩu và ý. Tâm phát khởi ý nghĩ xấu ác: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…, hay động niệm, tạo thành ý nghiệp, miệng nói lời không đúng sự thật, nói lời độc ác, lời gây chia rẽ, nói bịa đặt tạo thành khẩu nghiệp, thân làm các việc ác như sát sanh, trộm cướp, tà dâm… tạo thành thân nghiệp.

Mặc dù làm thiện thì được hạnh phúc, làm ác phải gánh khổ đau; nhưng thuyết nghiệp báo theo Phật không có nghĩa là ta bị nghiệp trói buộc như định mệnh, hay số phận an bài mà ta không thể sửa đổi được.

Thật vậy, Đức Phật đã dạy rằng chính ta là người xây dựng vận mạng của ta, chính ta tạo thiên đường cho ta và cũng chính ta tạo địa ngục cho ta. Vì chính những ý nghĩ, lời nói và việc làm của ta tạo thành nghiệp quả tốt hay xấu cho tương lai mình.

Hiểu rõ ý nghĩa của nghiệp, chúng ta có thể hóa giải nghiệp xấu bằng cách giữ gìn năm giới, siêng năng thực hành mười điều lành của thân, khẩu, ý, vì đó là chất liệu rất tốt giúp ta có được cuộc sống yên ổn, thanh tịnh để tiến tu, không bị các nghiệp phá hại.

Khi quý Phật tử hiểu rõ về giáo lý nghiệp báo, ta không tạo các nhân ác nữa. Ảnh minh họa.

Khi quý Phật tử hiểu rõ về giáo lý nghiệp báo, ta không tạo các nhân ác nữa. Ảnh minh họa.

Quả báo của nghiệp ưa tranh cãi

Thực tế là cần làm các việc phước đức như bố thí, cúng dường, giúp đỡ người về mọi phương diện, phóng sanh, in kinh sách Phật,  tùy hỷ với thành quả của người khác, hoặc niệm Phật, Thiền định, áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống mang đến lợi ích cho người khác… Thực hành các việc phước một cách đúng đắn và liên tục, nghiệp ác sẽ được rửa sạch và tích lũy được thiện nghiệp, cho đến khi tu hành đắc đạo, sẽ sống ngoài sự chi phối của nghiệp, hay nói chính xác hơn là không còn nghiệp.

Trong một bài kinh về hạt muối trong Nikaya, Đức Phật đã dạy rằng nếu ta bỏ một vốc muối vào chén nước, thì nước mặn vô cùng, nhưng nếu bỏ vốc muối xuống sông Hằng thì vị mặn không còn. Cũng vậy, nếu liên tục làm nhiều việc ác thì cũng giống như bỏ vốc muối vào chén nước nhỏ. Trái lại, nếu một lần làm nghiệp ác thì cái quả của nó chưa đủ trổ ra, vì tiếp theo đó, tâm ý được nối tiếp với nhiều nghiệp thiện và nếu thiện nghiệp này cứ gia tăng thì giống như nước dòng sông đổ vào khiến cho nghiệp ác bị xóa tan.

Tóm lại, ý thức sâu sắc về giáo lý nghiệp báo, ta không tạo các nhân ác nữa, để không nối dài sợi dây oan oan tương báo từ nhiều kiếp quá khứ cho đến hiện đời và thúc đẩy chúng ta tinh tấn làm nhiều việc thiện lành trong cuộc sống để chuyển hóa những cái quả xấu mà mình đã tạo từ vô số kiếp trước thành những cái quả tốt đẹp trong hiện đời, từ đó tạo dựng được cuộc sống an lạc cho chính mình và những người hữu duyên. Tiến xa hơn nữa, trên bước đường tu, nếu thanh tịnh hóa hoàn toàn tâm thức, chắc chắn không còn hiện hữu nghiệp, hành giả sẽ tự tại thâm nhập vào thế giới của chư Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm