Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/10/2020, 15:55 PM

Cầu nguyện Tam Bảo sau khi làm việc xấu có thoát ác nghiệp không?

Vấn: Con là một Phật tử vừa được quy y Tam bảo vài tháng và cũng đọc được một số tài liệu về Phật giáo. Theo như con được hiểu và được quý thầy giảng dạy là theo giáo lý nhà Phật phải tin sâu nhân quả tội phước vì nhân quả là không bao giờ sai.

Tám nguyên nhân dẫn tới ác nghiệp phải chịu quả báo lớn nhất

Với người tu hành thì phải tự tin vào bản thân mình, tự tu, tự chứng chứ không ai có thể tu thay thế cho mình được. Tuy nhiên, con lại cũng được giảng phải biết niệm Phật, cầu nguyện Tam bảo, chư Phật gia hộ để nghiệp chướng tiêu trừ, tai qua nạn khỏi. Nếu như vậy thì đạo lý nhân quả là ở đâu và việc tự tu là như thế nào? Nếu một người làm sai rồi đi cầu nguyện tam bảo, lạy sám hối như vậy họ có thoát nghiệp không? Con xin cảm ơn Sư.

“Mỗi chúng sinh đều có nghiệp, nghiệp là sở hữu, là di sản, là nguyên nhân, là thân quyến, là chỗ nương tựa của nó. Nghiệp phân loại tất cả chúng sinh thành những tình trạng cao thấp.” Ảnh minh họa.

“Mỗi chúng sinh đều có nghiệp, nghiệp là sở hữu, là di sản, là nguyên nhân, là thân quyến, là chỗ nương tựa của nó. Nghiệp phân loại tất cả chúng sinh thành những tình trạng cao thấp.” Ảnh minh họa.

Đáp:

I. Trong Kinh Nhân Quả Bà Đời (Bản Việt dịch HT Thích Thiền Tâm), A Nan hỏi Đức Phật:…Tất cả chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề, nhiều kẻ sanh niệm chẳng lành, không kính Tam Bảo, không trọng cha mẹ, không có tam cang, năm giềng rối loạn, nghèo khó, thấp hèn, sáu căn chẳng đủ, trọn ngày sát sanh hại mạng cho đến nghèo giàu sang hèn không đồng nhau. Do nhân duyên quả báo gì khiến nên như thế? Cúi xin đức Thế Tôn từ bi, vì chúng con giải thích mọi sự việc.

Phật bảo A Nan cùng các đại đệ tử: Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì các ông mà giải thích rành rẽ.

Tất cả nam nữ ở thế gian, giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nhân duyên từ đời trước mà cảm quả báo.

Cho nên tất cả chúng sanh, trước phải hiếu kính cha mẹ, kế đó phải tin trọng ngôi Tam Bảo, thứ ba nên bỏ giới sát mà phóng sanh, và thứ tư cần ăn chay, bố thí mới có thể gieo giống ruộng phước về sau.

…Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời trước.

Chính sự thọ hưởng của đời nay.

Theo Kinh Nhân Quả hỏi đời sau.

Chính sự gây nhân của kiếp này,

Nếu như nhân quả không cảm ứng,

Do đâu Mục Liên cứu được mẹ?

Người nào tin sâu kinh Nhân Quả.

Đồng sanh Tây phương cõi Cực Lạc.…

Nhân quả công bằng khi đủ duyên

II. Căn cứ theo lời Phật dạy, chúng ta thấy rằng Đức Phật rất quan tâm đến mọi người, mọi chúng sanh; không phân biệt chúng sanh mê mờ hay chúng sanh thông minh. Trong quá trình tu hành, chư hành giả dù là ngũ giới cũng phải tu thật kỹ và thận trọng quả báo.

Trong đời hành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài có “Tam năng”, “Tam bất năng”, Tam năng có nghĩa là Phật có thể độ ba loại chúng sanh: Giác ngộ, có nhân duyên và không quả báo - Tam bất năng là Phật không thể độ ba loại chúng sanh: Không giác ngộ, không nhân duyên và có quả báo. Cho thấy vấn đề nhân quả rất quan trọng và là chân lý tuyệt vời trong đời, chỉ vì chúng sanh không thấy đó thôi, chứ nếu thấy có quả báo thì người đó đã thành Phật tự bao giờ.

Nhân là hiểu đề tài bài toán, giải trình đúng bài toán là duyên, đáp số là quả - hiểu bài toán sai, giải trình sai thì đáp số sai - hiểu bài đúng, giải trình đúng, đáp số đúng. Hạt mận là nhân; đất, nước là duyên; mọc mầm thành cây mận là quả. Không bao giờ có việc hạt mận gieo vào lòng đất mà sanh ra cây xoài, phải không các Bạn! Như kẻ sát nhân dùng dao sát hại đối phương, cướp của (Nhân) thì bị luật pháp tử hình (Quả); người nghiện thì bị lao lý trăm bề, mọi người chán bỏ.

Trong kinh Địa Tạng: “Như người ở thế gian làm tội, khi lâm chung sa đọa vào địa ngục hỏa thiêu, uống nước đồng sôi, ngồi trên bàn chông, chảo lửa… các sự hành hình ấy cho dù là cha con ruột thịt cũng không thay thế nhau được…”

Người tinh chuyên niệm Phật, không thích sống trong ác đạo, thì các việc lành đến, việc ác lánh xa (Vãng sanh Cực lạc).

III. Ở một mặc khác, trong môi trường đạo đức, nhất là thánh đạo của Đức Thế Tôn, Đức Phật nói kinh Nhân Quả Ba Đời, cũng như ban hành giới luật giúp cho chúng sanh X có cơ sở cải tà quy chánh, giữ giới không tham gia thủ ác, chúng sanh X sẽ được an lạc, sống trong môi trường hạnh phúc.

Trường hợp chúng ta thấy chúng sanh X hiện tại làm nhiều việc lành, nhưng vẫn gặp việc ác đến, là do trong quá khứ gần hay xa mà chúng sanh X có tạo ác nên vẫn phải chịu trả quả báo ác. Còn việc làm thiện hôm nay, tương lai chúng sanh X sẽ hưởng quả lạc.

Từ những lời dạy của Đức Thế Tôn, cho đến những bài giảng của chư tôn đức Tăng Ni ngày hôm nay, nói về lý nhân quả ba đời đó là “Đạo đức nhân bản”, cũng là “Chân lý tối thượng” nhằm cân nhắc chúng sanh và mọi người làm việc gì cũng phải e dè quy luật nhân quả, thế thôi.

Khả năng sinh ra kết quả của nghiệp, có sẵn trong nghiệp. Nguyên nhân sinh ra kết quả; kết quả giải thích nguyên nhân. Hạt sinh ra quả; quả giải thích hạt, vì chúng có quan hệ hỗ tương. Ảnh minh họa.

Khả năng sinh ra kết quả của nghiệp, có sẵn trong nghiệp. Nguyên nhân sinh ra kết quả; kết quả giải thích nguyên nhân. Hạt sinh ra quả; quả giải thích hạt, vì chúng có quan hệ hỗ tương. Ảnh minh họa.

IV. Ngày 28 tháng 9 năm 2014 có vị Ưu Bà Tắc pháp danh Thiện Quý đến tại liêu vấn đạo: “Bạch Sư, hiện tại có một người cha bị con trai “Bất hiếu” hành hạ, có phải là do người cha gây nhân từ kiếp trước “Bất hiếu” với cha mẹ của mình, nên hôm nay chịu trả quả con trai mới “Bất hiếu” với mình? Đó là luật nhân quả con tin đúng như vậy!

Tuy nhiên, đứng về góc độ đạo đức, đứa con trai có bất hiếu không? Nếu nói là để trả vay theo luật nhân quả, vậy Đức Phật dạy đạo hiếu làm gì?”

- Sư nói: “Đức Phật dạy nhân quả báo ứng ba đời là răn nhắc chúng sanh giác ngộ tu hành, lánh xa các việc ác (Bất hiếu), làm các việc lành (Có hiếu), để hưởng quả lành trái ngọt gia đình hạnh phúc; dạy đạo hiếu là đạo lý nhằm cân nhắc chúng sanh giác ngộ, làm con phải có hiếu với ông bà cha mẹ, để được phước lạc hiện tại cũng như tương lai. Tất cả đều là nhân quả đấy.

Câu chuyện vị tăng bị đọa làm chồn 500 kiếp vì một câu trả lời sai

V. Sư giới thiệu các Bạn một câu chuyện vui về một người làm tội biết hồi tâm sám hối tu hành thì được an lạc. Nhưng vẫn phải trả quả về tội mình đã làm.

Đại sư Shichiri Kojun đang ngồi tụng kinh, có tên cướp dí dao kề cổ, hỏi:

- Tiền đâu?

Đại sư Shichiri Kojun trả lời: - Ông đừng làm náo động, tiền để ở trong ngăn kéo đấy!

Tên cướp liền mở tủ lấy hết tiền.

Đại sư vẫn gỏ mõ, nhưng nói: - Để lại cho ta một ít, ngày mai đóng thuế cho quan!

Tên cướp nghe lời để lại một ít tiền rồi đi! Đại sư bảo: - Ông phải cám ơn ta!

Tên cướp nói: - Xin cám ơn Đại sư!

Vài ngày sau, tên cướp đi lấy của nhiều gia đình khác! Cuối cùng bị bắt đóng trăn, tên cướp phải trả đủ lại cho khổ chủ và khai có lấy tiền của Đại sư Shichiri Kojun.

Quan cho mời Đại sư Shichiri Kojun đến nhận tiền lại, Đại sư nói: - Anh nầy không cướp tiền của tôi, mà tôi tặng cho hắn, hắn có nói lời cảm ơn tôi!

Tên cướp bị xử tù. Sau khi mãn hạn trở lại theo Đại sư Shichiri Kojun tu hành đắc đạo và kế thế sự nghiệp Đại sư (Trích Thạch Sa Tập hay Góp Nhặt Cát Đá - tập thứ 44 - tác giả Muju)

Đó chính là đạo lý nhân quả ba đời đó các Bạn! Các Bạn có tin không? Chúc các Bạn tinh tấn tu hành, giữ giới tinh nghiêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm