Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/06/2020, 09:15 AM

Thiền góp phần tạo nên sự sống sót kỳ diệu

Nhờ thực hành thiền đã giúp các cậu bé đội bóng đá Lợn Hoang (Thái Lan) thoát chết khi bị mắc kẹt trong hang tối nhiều ngày không có thức ăn và hoàn cảnh sống rất hiểm nghèo…

Bài học đầu tiên về thực tập chánh niệm

Có thể bạn đã nghe về một tai nạn nổi tiếng mà khắp nơi trên thế giới đều đang theo dõi trong những ngày qua. Đó là thông tin về đội bóng gồm 12 cậu bé thiếu niên và 1 huấn luyện viên bị mắc kẹt trong hang động ngập nước do lũ gây ra ở miền Bắc Thái Lan.

Khi đội cứu hộ tìm thấy các cậu bé, mọi người trên khắp thế giới đều bất ngờ vì các cậu bé đều sống sót, và còn ngạc nhiên hơn là thái độ rất lạc quan, điềm tĩnh của các cậu bé trong hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu thốn điều kiện sống như vậy. Trước những hoàn cảnh như thế, thường con người không chỉ suy kiệt về mặt vật chất mà còn suy sụp cả tinh thần.

Đi tìm lý do tại sao, một trong những nguyên nhân chính yếu có thể tạo nên sự sống sót kỳ diệu ấy chính là thiền (Thiền Phật giáo - do Đức Phật Thích Ca chứng đạt và truyền dạy). Vị huấn luyện viên từng là một tu sĩ ở chùa từ nhỏ, nên anh ta đã hướng dẫn các cậu bé ngồi thiền. Dưới đây là 5 lý do khiến các cậu bé làm nên điều tưởng chừng không thể:

1. Thiền giúp giảm thiểu nhu cầu thèm ăn

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi thành đạo, Ngài đã ngồi thiền liên tục 49 ngày đêm dưới gốc cây bồ-đề không ăn uống gì nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, nhờ đó mà Ngài thành tựu Tam minh, Lục thông, thành Phật trong ngày thứ 49.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi thành đạo, Ngài đã ngồi thiền liên tục 49 ngày đêm dưới gốc cây bồ-đề không ăn uống gì nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, nhờ đó mà Ngài thành tựu Tam minh, Lục thông, thành Phật trong ngày thứ 49.

Khi tĩnh tâm ngồi thiền, ta làm cho việc tiêu hao năng lượng vào việc suy nghĩ giảm thiểu đến mức tối đa.

Khi cơ thể ta bất động trong tư thế ngồi thiền, năng lượng ta dùng vào cho cơ thể cũng được giảm thiểu.

Một khi chúng ta ý thức được hơi thở đang hiện hữu trong thân ta, một cách tự nhiên hơi thở sẽ điều hòa, nhẹ nhàng và sâu hơn.

Và đó chính là lý do vì sao cơ thể ta tự nhiên tiêu hao ít năng lượng hơn, dẫn đến việc làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể và việc tiêu thụ khí ô-xy của phổi.

Vì thế mà ta thấy các Thiền sư có thể ngồi thiền nhiều ngày trong khi không sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào hoặc có mà vô cùng ít. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi thành đạo, Ngài đã ngồi thiền liên tục 49 ngày đêm dưới gốc cây bồ-đề không ăn uống gì nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, nhờ đó mà Ngài thành tựu Tam minh, Lục thông, thành Phật trong ngày thứ 49. Cũng nhờ ngồi thiền mà các cầu thủ nhí đội bóng Lợn Hoang suốt 9 ngày không ăn gì, chỉ uống ít nước nhưng vẫn khỏe mạnh, tâm thái lạc quan.

2. Thiền giúp giảm bớt sợ hãi

Hãy tưởng tượng việc chúng ta bị mắc kẹt trong một căn phòng tối tăm hoàn toàn không có sự hiện hữu của ánh sáng, với tâm thế vô định không biết khi nào sẽ được ra khỏi căn phòng đó, liệu lúc đó bạn có còn khả năng buông bỏ những lo lắng trong tâm?

Khi sự lo lắng lấn lướt trong tâm, chiếm chỗ của niềm tin và hy vọng, thì con người sẽ hình thành sự sợ hãi.

Thiền giúp giảm thiểu những suy tưởng, lo lắng lăng xăng, vô định, viển vông ấy.

Thiền còn giúp ta tỉnh táo, chọn lựa những suy nghĩ tích cực để làm sảng khoái, nuôi dưỡng tinh thần thay vì bị mắc kẹt, bó buộc, bức bối làm suy sụp tinh thần với những suy nghĩ tiêu cực.

Nếu một người thường xuyên hành thiền tâm sẽ không còn sợ hãi, bình thản trải qua mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc sống.

Nhờ thực hành thiền mà các cầu thủ thiếu niên đã không sợ hãi trong hang tối và lạnh lẽo.

3. Thiền giúp con người sống hòa hợp với nhau, tránh sự mâu thuẫn, xung đột trong tập thể đông người

Bởi vì khi ngồi thiền, chúng ta nuôi dưỡng tâm yêu thương, đó chính là lý do giúp chúng ta có thể sáng suốt nhìn rõ và thấu hiểu quan điểm của người khác một cách dễ dàng.

Bởi vì khi ngồi thiền, chúng ta nuôi dưỡng tâm yêu thương, đó chính là lý do giúp chúng ta có thể sáng suốt nhìn rõ và thấu hiểu quan điểm của người khác một cách dễ dàng.

Bị mắc kẹt trong hang với hoàn cảnh như thế cùng nhiều người, làm sao các cậu bé có thể vô cùng thản nhiên, bình tĩnh?

Khi đội cứu hộ tìm ra nơi đội bóng trú ngụ, nhìn vào các cậu bé dường như không có một tí gì sự giành giật với nhau để được cứu ra trước và sống vô cùng hòa thuận với nhau trong nghịch cảnh mà các cậu đã và đang trải qua.

Bởi vì khi ngồi thiền, chúng ta nuôi dưỡng tâm yêu thương, đó chính là lý do giúp chúng ta có thể sáng suốt nhìn rõ và thấu hiểu quan điểm của người khác một cách dễ dàng.

Những ai thường xuyên ngồi thiền thì không hay nghĩ tới lợi ích chỉ cho bản thân, mà thay vào đó họ có lòng từ bi, thường nghĩ đến lợi ích của người khác và tập thể.

Đó là lý do các cậu bé đều sống sót và không ai bị bỏ mặc trước khi đội cứu hộ tìm đến.

Thiền định là dược phẩm chữa lành nguyên nhân của bệnh tật

4. Thiền giúp tăng trưởng sự kiên nhẫn

Thời gian chờ đợi đội cứu hộ đến, các cầu thủ nhí cần phải có sự kiên nhẫn.

Kiên nhẫn là một đức tính khó có được nhưng lại dễ dàng mất đi trong hoàn cảnh sống còn như thế.

Tâm lý con người thường mất kiên nhẫn sau khi chờ đợi quá mệt mỏi, và đặc biệt khi bạn phải chờ đợi trong khoảng thời gian không xác định được trước.

Sự nhẹ nhàng, thảnh thơi và buông xả của thiền tạo nên khoảng trống rộng rãi nơi tâm giúp ta có thể kiên nhẫn để chờ đợi lâu hơn.

Nếu không nhờ thiền để dọn dẹp cho tâm ta có khoảng trống ấy thì vô số lo lắng, sợ hãi, mong chờ… trong tâm sẽ sanh ra và phát triển mạnh mẽ trong từng giây phút chờ đợi. Nó sẽ chiếm hết chỗ của sự kiên nhẫn.

Khi hành thiền, ta học cách buông xả những lo lắng, mong chờ những điều tương lai chưa đến và sống trọn vẹn bình yên nơi hiện tại nhiệm mầu, và sự bình yên đó là mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu để nuôi dưỡng đức tính kiên nhẫn.

5. Thiền giúp tạo ra năng lượng từ trường tích cực

Đức Phật dạy rằng: “Tâm là gốc muôn pháp. Những gì ta suy nghĩ trong tâm sẽ tạo nên con người của ta”.

Đức Phật dạy rằng: “Tâm là gốc muôn pháp. Những gì ta suy nghĩ trong tâm sẽ tạo nên con người của ta”.

Đức Phật dạy rằng: “Tâm là gốc muôn pháp. Những gì ta suy nghĩ trong tâm sẽ tạo nên con người của ta”.

Khi thực hành thiền, tâm chúng ta tạo nên một năng lượng từ trường tích cực.

Nhờ định luật hấp dẫn (cho và nhận) của vũ trụ, tâm ta như một trạm thu phát với thiền là động cơ, năng lượng mà ta đã phát ra đó sẽ gom tụ những điều tích cực, cát tường nơi vũ trụ đến với ta.

Khi các cậu bé cùng nhau ngồi thiền trong hang, năng lượng tích cực của mỗi người sẽ cộng hưởng với nhau tạo nên từ trường rộng lớn, vô hình hấp dẫn sự chú ý của đội cứu hộ muốn đến chỗ các cậu bé ẩn trú để tìm ra các cậu bé.

Đó là năng lực tiềm ẩn vô cùng mạnh mẽ của tâm mà nhờ thiền chúng ta mới có thể khám phá được.

Lợi ích tu tập thiền định trong kinh doanh

LP John

Đức Thông phỏng dịch

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm