Vì sao các Thiền sư bất hoại sau khi chết?
78 năm sau khi từ trần, di hài của vị Lạt Ma thuộc phái Phật giáo Đông Siberi, Dasha-Dorjo Itigelov, vẫn còn nguyên vẹn như mô của người sống. Các nhà khoa học Nga xác nhận rằng thi thể của ông không phân hủy, và gần như bất tử.
Nhân duyên của việc sống lâu và chết yểu
Song, những người đa nghi không tin vào điều này.
Khambo Lạt Ma (một chức danh cao cấp trong giới lạt ma) Dasha-Dorjo Itigelov sinh năm 1852 và qua đời năm 1927, không xa thành phố Ulan-Ude của Nga, nơi có trung tâm tín ngưỡng nổi tiếng của Phật tử Nga Ivolginsk datsan. Khi chết, ông di chúc lại rằng quan tài của mình phải được thỉnh thoảng mở ra để xem xét tình trạng xương cốt. Vị lạt ma viên tịch trong tư thế thiền trên tòa sen, cách thức điển hình của một Thiền sư.
Kể từ đó, di hài của ông được đưa lên mặt đất 3 lần, năm 1955, 1973 và 2002. Lần gần đây nhất chiếc quách được mở ra là ngày 11/9/2002, với sự có mặt của các tín đồ phật giáo Nga và cả các chuyên gia y tế.
Các nhà sư ở Ivolginsk datsan kể rằng lần nào cũng vậy, họ thấy cơ thể lạt ma còn nguyên vẹn như thể ông chỉ vừa tạ thế. Sau lần đào mộ cuối cùng, các nhà sư quyết định không chôn cất lại mà đặt di hài ông vào một quan tài bằng kính đặc biệt. Chiếc quách được để trong một căn phòng đặc biệt nơi các tín đồ có thể chiêm ngưỡng vị tiền bối. Song, người ta cấm không được chụp ảnh hoặc quay video thân thể ông.
Trả lời báo Nezavisimy Vzglyad, trưởng phòng nhận dạng thuộc Viện chuyên gia y học pháp y Nga - Viktor Zvyagin - cho biết thi thể Lạt Ma được những người chứng kiến trong các cuộc khai quật trước đó xác nhận là đúng. Nhóm nghiên cứu đã kinh ngạc trước hiện tượng này và yêu cầu các nhà sư cho phép họ có được một vài sợi tóc và móng tay của ông để phân tích. Khi xét trên nhiều yếu tố, Viktor Zvyagin cho biết cơ thể của Lạt Marất giống như của một người còn sống. Da của ông vẫn mềm mại, các khớp có thể cử động và còn nhiều yếu tố khác. Đáng ngạc nhiên hơn là các phân tích hồng ngoại về mẫu mô đã tiết lộ rằng chúng hoàn toàn bình thường như mô của người sống.
Có vài nguyên nhân khiến cho các thi hài vẫn giữ nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Một trong số đó là quá trình ướp xác của tự nhiên. Viktor Zvyagin cho biết hiện tượng ướp xác tự nhiên không chỉ có trong các nghĩa địa Nam Phi. Người ta từng tìm thấy tới 200 di hài trong tình trạng tốt khi khai quật ở quảng trường Manezh ở Maxcơva. Một nghĩa địa cổ từng được đặt ở đó từ nhiều năm trước.
Ngoài quá trình ướp xác, các thi hài còn được giữ nguyên trạng là do được xử lý bằng sáp mỡ và than bùn, khiến cho cơ thể giống như một loại xà phòng. Xác chết của vị bác sĩ riêng của gia đình sa hoàng Botkin được tìm thấy trong tình trạng đúng như vậy. Viktor Zvyagin cho biết chưa có phân tích kỹ lưỡng nào về thi thể vị bác sĩ này, các chuyên gia chỉ chụp X quang một lần để tìm kiếm những viên đạn trong cơ thể, nếu có.
Tuy nhiên, không một phương pháp nào trong số kể trên được dùng để ướp di hài vị Lạt Ma. Các Phật tử nói rằng chỉ có những Thiền sư cao cấp mới có thể rơi vào một vài trạng thái đặc biệt trước khi chết, và tự gột sạch mình đến mức cơ thể không thể phân hủy. Ngoài xác của Dasha-Dorjo Itigelov, chỉ có 3 thi hài của các Phật tử còn nguyên vẹn, đang được lưu giữ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Hiện tượng bất hoại có thể không chỉ là đặc quyền của các tín đồ tôn giáo. Viktor Zvyagin nói rằng trong một cuộc khai quật ở Italy 15 năm trước, người ta đã tìm thấy xác chết của một bé gái trong tình trạng như vậy. Không may, không có phân tích nào về khám phá này được thực hiện. Và đến tận giờ, nghiên cứu về các xác ướp tự nhiên vẫn còn trong giai đoạn khai phá.
Nhục thân bất hoại của vị thánh tăng trong ngôi chùa ve chai
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa
Tư liệu 19:45 30/11/2024Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.
Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội
Tư liệu 09:26 30/11/2024Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.
Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm
Tư liệu 13:15 28/11/2024Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.
Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà
Tư liệu 16:15 27/11/2024Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.
Xem thêm