Thứ sáu, 15/03/2024, 09:00 AM

Thiện là hạnh phúc

Sống với nghiệp lành, ý nghĩ thiện, hành động tốt đẹp, lời nói dịu dàng ấm áp chân thật như là gieo vào mảnh đất tâm chúng ta nhiều loại hoa thơm cỏ lạ cây quý, vườn tâm chúng ta sẽ trổ đầy thơm ngát hương hoa cây trái ngọt ngào.

Một điều chắc chắn là những ai sống bằng nghiệp lành, nghiệp thiện thì hiển nhiên sẽ được an vui hạnh phúc đủ đầy thăng hoa

Ai sống vói nghiệp ác thì tất yếu sẽ bất an, buồn phiền, khổ đau triền miên

Ông bà ta dạy: Gieo nhân nào, gặt quả nấy không sai bao giờ

Nghiệp là vấn đề rất rộng và sâu, theo Phật giáo tạm có thể chia ra: nghiệp của ý, nghiệp của miệng và nghiệp của thân.

Khi chúng ta có một tư duy, một ý nghĩ, một tư tưởng về sự tha thứ bao dung độ lượng thì gọi là thiện ý nghiệp. Lúc ấy ta đang tạo một cái nghiệp về lòng từ bi. Chỉ riêng ý nghiệp lành thôi cũng đã đủ mạnh rồi, chưa cần nói lời ái ngữ, hành động dễ thương thì mình đã đang tự chữa lành cho mình, cho gia đình, cho đất nước mình và cho nhân loại khắp hành tinh.

Nhưng nói kỹ về nghiệp khá tế nhị, phức tạp, có nghiệp chung và nghiệp riêng, tịnh nghiệp, hắc nghiệp, cận tử nghiệp, vô lậu nghiệp...

Như chúng ta là dân Việt Nam, thì chúng ta sẽ có nghiệp chung là môi trường hoàn cảnh, văn hóa, lối sống chưng.

Thiện pháp và cuộc sống thiện lành

30226519_179520169524861_7183609372684058624_n

Cùng sống và tu tập với nhau trong một thiền viện lớn là có nghiệp chung, vì chúng ta có ước muốn giống nhau là muốn được tu tập vượt thoát khổ đau thành tựu giác ngộ. Nghiệp chung được tạo nên từ những nghiệp riêng cộng lại và cái nghiệp riêng tạo thành nghiệp chung. Nghiệp chung và nghiệp riêng có tính tương tức.

Đức Phật dạy, ta có ý chí, có tinh tấn, có khả năng chuyển nghiệp. Năng lượng chánh niệm có thể giúp mình chuyển hóa nghiệp chướng.

Có khi chúng ta có cảm tưởng ta là một nạn nhân của cái màng lưới nghiệp. Nhưng nếu biết tu tập chánh niệm, chánh định và chánh kiến thì ta có thể bắt đầu thay đổi. Đôi khi là có thể có thêm yếu tố tình cờ, nhưng không nhiều. Hành động trên cái “ một ” có tác động trên cái “ tất cả ” và cái “tất cả” có tác động trên cái “một ”.

Như khi ta mỉm được một nụ cười thì mình vui khoẻ mà thế giới cũng nhờ đó mà được thêm vui khoẻ. Mình có chánh niệm và chánh kiến thì hành động mới đưa tới giảm thiểu khổ đau và kiến tạo an lạc.

Chúng ta nên gắng thực tập chánh tư duy, nhưng ta chỉ có thể tư duy đầy từ bi khi mình thấy mình trong người đó. Nếu chỉ thấy người đó là một người khó chịu, dữ dằn thì sao mà mình từ bi được? Khi có tuệ giác tương tức, thấy mình với người là không khác, mình có ở trong người đó. Mình với người đó không khác. Giống như tay trái với tay phải, mình là một thực thể với người đó. Khi thấy được như vậy thì mình mới tha thứ, mình mới nghĩ đầy từ bi, đầy thương yêu đối với người đó được. Còn nếu thấy người ta hung dữ còn mình thì đẹp đẽ thánh thiện, thì chẳng thể nào mà thương được. Cái nhìn vướng kẹt vào nhị nguyên đó không phải là cách nhìn của một người học Phật. Không phải là cách nhìn của một người thực hành theo con đường Phật dạy.

Phải đi về hướng trí tuệ và từ bi, vô chấp đó là hướng đi của một người có trí tuệ tỉnh thức.

Mình phải thấy được mình, người với những khó khăn với những khổ đau chung. Thấy được như vậy thì thương liền, không cần phải cố gắng gì hết.

Nghĩ tới những người không dễ thương nhất trong cuộc đời mình, và cứ thương. Hãy tập thấy mình với người đó là một, tập nhìn người đó với những khó khăn của người đó; với những khổ đau, dằn vặt của người đó, lúc ấy tình thương sẽ tới một cách rất tự nhiên. Nhờ có tình thương nên những tư duy, hành động, nói năng của mình sẽ rất tự nhiên đi về hướng từ bi mà không cần phải cố gắng và mình không còn buồn bã, u sầu, héo hắt nữa vì mình là người hiến tặng thương cho sự sống.

Hãy chiêm nghiệm về sự tương tức, sở dĩ người đó như vậy nên mình mới như vậy, người đó hành xử như thế này nên mình mới vụng về như thế kia. Có được tư duy tương tức, tương nhập ấy thì mình mới có thể chấm dứt giận hờn, mở lòng ra tha thứ được; mới nói lời ái ngữ được. Lúc này những lời nói thân ái của mình được thốt ra một cách rất tự nhiên mà không gượng ép, không dối lòng. Như vậy là mình đang tạo dựng những nghiệp lành. Khi nói tới nghiệp người Việt mình thường cho rằng đó là những quả báo xấu. Nhưng không hẳn là như vậy.

Nghiệp chỉ là những thói quen, mà thói quen thì có thói quen tốt và thói quen xấu. Khi nghĩ những điều thiện lành, độ lượng cảm thông, thương yêu, tha thứ.. tức là mình đang tạo ra ý nghiệp lành. Khi mình nói những lời dễ thương, đem lại sự tự tin, an vui và hy vọng cho người khác tức là mình đang tạo khẩu nghiệp lành. Khi mình làm những việc tốt, mang lợi lạc tới cho những người xung quanh tức là mình đang tạo thân nghiệp lành. Nếu chỉ chế tác toàn ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp đi về hướng thiện thì nghiệp báo của mình rất đẹp. Nhờ những nghiệp lành đó nên mình được an vui thanh thản thoải mái, và hạnh phúc.

Sống với nghiệp lành, ý nghĩ thiện, hành động tốt đẹp, lời nói dịu dàng ấm áp chân thật như là gieo vào mảnh đất tâm chúng ta nhiều loại hoa thơm cỏ lạ cây quý, vườn tâm chúng ta sẽ trổ đầy thơm ngát hương hoa cây trái ngọt ngào.

Hãy cùng gieo trồng nghiệp lành, giống thiện để có đời sống an vui hạnh phúc.

Gieo giống tốt

Tạo nghiệp lành

Tu thiện bố thí

Hỷ xả bao dung

Tâm rộng lớn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm