Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/08/2023, 14:39 PM

Thiện nguyện không đợi tuổi

Nhóm thiện nguyện "không tên" bỏ tiền túi ra để tạo dựng bếp ăn 0 đồng tặng người khó khăn. Thế mới thấy, ở độ tuổi nào họ cũng biết cách làm việc thiện.

Nhóm thiện nguyện "không tên"

Giữa Đà thành náo nhiệt, có nhóm bạn trẻ dù bận rộn mưu sinh nhưng sẵn sàng gác lại công việc để tham gia các hoạt động thiện nguyện. Thành lập cách đây hơn 1 năm, nhóm thiện nguyện quy tụ gần 10 thành viên sinh sống nhiều nơi trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Điểm đặc biệt là nhóm không đặt tên, trước đây chỉ có các hoạt động thầm lặng như thăm, tặng quà tại một trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở TP.Đà Nẵng và chùa Huệ Quang. 

Gần đây, nhóm bạn trẻ lập thêm bếp ăn 0 đồng, hoạt động vào ngày rằm, mùng 1 âm lịch hằng tháng để chia sẻ những phần ăn chay đến người lao động nghèo, người già, người khuyết tật...

Các thành viên “bếp ăn 0 đồng” tận tình trao suất ăn đến những người khó khăn

Các thành viên “bếp ăn 0 đồng” tận tình trao suất ăn đến những người khó khăn

Ai cũng bận rộn, nhưng chỉ cần một thành viên trong nhóm ngỏ ý thì các thành viên khác sẵn sàng tham gia. Khi một thành viên hỏi "tuần này nấu cơm chay 0 đồng không?", bạn Trần Thị Thu Thúy (29 tuổi, thành viên nhóm) lập tức đồng ý. "Mình rất thích làm những việc thiện nguyện như thế này. Được cùng mọi người chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, mình thấy vui lắm", Thu Thúy nói.

Hiện tại, lượng khách du lịch đến TP.Đà Nẵng khá đông, công việc ở khách sạn rất nhiều nhưng Thu Thúy luôn cố gắng dàn xếp công việc, xin nghỉ để đến bếp ăn 0 đồng nấu và phát cơm cho mọi người. Bạn Huỳnh Thị Ngọc Vy (26 tuổi, trưởng nhóm thiện nguyện) cho biết Vy lập ra nhóm thiện nguyện để cùng các bạn chung tay làm việc thiện, với mong muốn góp chút công sức, chia sẻ một phần với những người khó khăn. Nguyễn Thị Kim Khuê (26 tuổi, chủ một quán ăn ở TP.Đà Nẵng) sau khi nghe Vy có ý định mở bếp ăn 0 đồng đã không ngần ngại dùng mặt bằng quán của mình để làm nơi nấu ăn, phát cơm cho mọi người. 

"Mỗi lần được tận tay trao những phần cơm cho các cô chú gặp khó khăn, mình thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Mình sẽ cố gắng gắn bó với hoạt động này lâu nhất có thể. Hy vọng việc làm của chúng mình sẽ lan tỏa đến mọi người, đặc biệt là giới trẻ", chị Khuê nói.

Những ngày nắng nóng vừa qua, sự khắc nghiệt của thời tiết vẫn không ngăn được lòng nhiệt huyết, sự tận tình của nhóm bạn trẻ. Mặc kệ những giọt mồ hôi đang rơi, hễ có người ghé lại thì các bạn lại tận tình hỏi han "Mấy phần cô ơi?", hay dặn dò "Có thêm chuối với nước mát đó chú nhé!". Các bạn tận tình lấy phần ăn cẩn thận móc lên xe cho các cô chú và không quên gửi lời chúc ngon miệng.

“Bếp ăn 0 đồng” phát cơm vào ngày rằm và mùng 1 âm lịch tại một quán ăn ở gần cầu Rồng, TP.Đà Nẵng

“Bếp ăn 0 đồng” phát cơm vào ngày rằm và mùng 1 âm lịch tại một quán ăn ở gần cầu Rồng, TP.Đà Nẵng

Mỗi lần bếp ăn hoạt động, nhóm thiện nguyện gửi tặng khoảng 200 suất ăn, khi thì cơm chay, khi bánh canh chay, bún chay... và luôn kèm theo một chai nước mát. Để có được những suất ăn ấy, nhóm tình nguyện đã tập trung lúc 5 giờ sáng, tất bật mỗi người một việc để kịp nấu và mang những phần ăn đến mọi người. 

Kinh phí cho bếp ăn 0 đồng chủ yếu do các thành viên trong nhóm tự bỏ ra, một phần khác từ các nhà hảo tâm quyên góp, kể cả khi họ tình cờ bắt gặp cảnh thiện nguyện của các thành viên dọc đường.

Tuy chỉ là những phần quà nhỏ như sữa, bánh kẹo... gửi đến các em nhỏ mồ côi hay những phần cơm chay, chai nước mát đến những người lao động, người khuyết tật, nhưng "giá trị" lớn nhất mà các bạn trẻ tạo ra chính là tấm lòng biết sẻ chia, hướng đến những phận đời còn khó khăn. Họ làm công việc này với tất cả tình yêu thương, nhiệt huyết của tuổi trẻ và mong muốn lan tỏa những giá trị tích cực đến mọi người.

Thú vui tuổi già của "trùm ve chai"

Ở tuổi 75, ông Nguyễn Quang Vinh (ở P Đồng Hải, TP Đồng Hới, Quảng Bình) trở thành "đại lý" gom ve chai trong khu phố. Điều đặc biệt ở chỗ, ông gom ve chai để bán lấy tiền làm từ thiện.

Nhiều năm qua, người dân sống trên đường Cao Bá Quát (P.Đồng Hải) đã quen với hình bóng ông Vinh thường đi quanh khu phố, tay xách nách mang những mớ ve chai. Ông Vinh là cán bộ về hưu nhưng chưa "nghỉ việc" hẳn, vì còn lo đi gom ve chai bán lấy tiền làm từ thiện. 

"Lúc nào rảnh, tôi hay đi quanh mấy căn nhà trong khu phố để lấy ve chai. Giờ trong xóm người ta biết cả rồi, khi có đồ gì họ lại gọi tôi qua lấy. Gom góp thành đống thì tôi bán, lấy tiền ủng hộ mấy cháu nhỏ hoàn cảnh khó khăn hoặc hội khuyến học...", ông Vinh cười nói.

Ghé thăm nhà ông Vinh, dễ nhận thấy ngay trước thềm nhà có một đống ve chai rất lớn được ông trùm bạt cẩn thận và đã sắp xếp, phân loại gọn gàng.

Ông Vinh lặng lẽ thu gom phế phẩm, vỏ chai nhựa…

Ông Vinh lặng lẽ thu gom phế phẩm, vỏ chai nhựa…

Ông Vinh có 3 người con gái, tất cả đều lập nghiệp ở xa, ông sống cùng vợ là bà Nguyễn Thị Huyền (72 tuổi), một giáo viên đã về hưu. Trước đây ông làm trong ngành viễn thông, về hưu năm 2008. "Về hưu được vài năm thì tôi bắt đầu làm công việc này. Nói "công việc" thì cũng chưa đúng, mà nó như một thú vui tuổi già. Đi quanh xóm gặp gỡ, trò chuyện rồi thấy nhà ai có vỏ nhựa, bìa giấy thì mang về gom dần, khi nào đủ nhiều sẽ gọi người đến bán", ông Vinh nói. 

Mỗi lần bán, ông thu về chừng 300.000 - 400.000 đồng. Sau đó, gặp dịp nào đó, ông lấy tiền ủng hộ quỹ khuyến học của phường hay tặng các em học sinh hoàn cảnh khó khăn ở quê nhà Quảng Thuận (TX.Ba Đồn).

Con cháu nhiều lần nhắc ông chỉ nên đi nhặt các ve chai trong phạm vi của khu phố vì tuổi tác đã lớn, nhất là chỉ gom các loại ve chai sạch sẽ, an toàn. Người trong xóm thì luôn "để dành" phế liệu cho ông. Bà Hoàng Thị Hoa (56 tuổi, hàng xóm của ông Vinh) thỉnh thoảng có chai nhựa, bìa giấy đều giữ lại rồi bỏ trước sân nhà chờ ông Vinh đến lấy. 

"Tôi thấy ông ấy làm những việc rất hay, vừa làm sạch môi trường mà số tiền ông ấy bán cũng đóng góp vào những việc chung của xã hội. Trong xóm này giờ ai cũng biết cả, nên hễ nhà ai có ve chai lại để đấy cho ông Vinh đến lấy. Hy vọng ông ấy sẽ luôn vui cười, hạnh phúc với thú vui tuổi già này", bà Hoa nói.

Đã 6-7 năm nay, ông cụ U80 ấy trở thành một "trùm" ve chai trong khu phố. Ông đã hết lòng thu nhặt phế liệu, biến những thứ bỏ đi trở nên giá trị hơn.

(Theo Thanh Niên)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật giáo Q.8 hỗ trợ nạn nhân vụ hỏa hoạn ven kênh Tàu Hủ

Từ thiện 13:05 03/04/2024

Một đám cháy lớn xảy ra tại dãy nhà ven kênh đường Phạm Thế Hiển, phường 2, quận 8, TP.HCM, tối 1/4.  Vụ cháy không thiệt hại về người nhưng một số hộ dân bị mất nhà cửa, tài sản.

Phật giáo chung tay cho “Ký túc xá vùng biên”

Từ thiện 13:35 27/03/2024

Ngày 26/3, Phân ban Dân tộc (Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An) phối hợp với đồn biên phòng Tam Quang và các nhóm từ thiện, các mạnh thường quân, Quỹ Nhân ái Nhân Minh tổ chức khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Ký túc xá vùng biên”

Yểm trợ hai cháu bé mồ côi sau một vụ tai nạn giao thông

Từ thiện 16:14 13/03/2024

Ngày 12/3, Ni sư Thích Đàm Hương, Trưởng ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh  Thanh Hóa cùng mạnh thường quân đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chia sẻ với gia đình cháu Trần Gia Bảo, có bố mẹ tử vong trong vụ tai nạn giao thông hồi tháng 2 vừa qua.

Tịnh xá Ngọc Thạnh tặng 300 phần quà từ thiện tại Sóc Trăng

Từ thiện 17:38 07/03/2024

Tịnh xá Ngọc Thạnh (khu phố Vĩnh Phước, thị trấn Giồng Riềng, H.Giồng Riềng, Kiên Giang) cùng mạnh thường quân vừa trao quà từ thiện tại Sóc Trăng.

Xem thêm