Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/12/2023, 13:05 PM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy về phương pháp niệm Phật

Ta phải nắm lấy danh hiệu mà hết lòng thực tập quán niệm. Phương pháp này gọi là phương pháp trì danh. Trì danh không phải chỉ bằng miệng của mình, mà còn bằng tâm của mình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Bài liên quan

Nắm lấy là trì, hết lòng là nhất tâm. Nắm lấy danh hiệu, không phải bằng trí năng, hoặc bằng miệng lưỡi, mà bằng trái tim. Tâm của mình phải chuyên nhất. Mình phải để tâm vào danh hiệu đó, phải làm cho danh hiệu của Bụt có mặt trong tâm mình.

Khi niệm ‘‘Nam mô Bụt A Di Đà’’ mà tâm ta nghĩ đến chuyện khác, thì đó là niệm danh hiệu suông, cũng giống như vỏ trấu không có hạt gạo ở trong. Đó là hạt lúa lép. Niệm Bụt mà không có nội dung, gọi là niệm Bụt không nhất tâm. Vỏ trấu không thể nấu thành cơm được. Vì vậy trong vỏ trấu phải có hạt gạo. Cũng vậy, niệm Bụt có nhất tâm thì gọi là niệm Bụt có nội dung. 

Khi mình niệm Bụt: ‘‘Namo Tassa Bhagavato Arahato Samasambu-ddhassa’’ (Con kính lạy Đức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Bậc ­Ứng Cúng, Bậc Chánh Biến Tri), thì mình biết Thế Tôn (Bhagavat) là Đấng mà người đời tôn kính. ­Ứng Cúng (Arahato) là người xứng đáng được cúng dường. Chánh Biến Tri là bậc có sự hiểu biết chân thực và toàn vẹn.

Khi niệm danh hiệu, lòng mình có sự rung động và tha thiết. Giống như mình gọi tên của người thương vậy. Nghe tên người thương mình cảm thấy rung động. Nó làm cho mình khỏe, nó làm cho mình có hy vọng. Niệm Bụt cũng phải như vậy. Niệm Bụt không phải chỉ là gọi tên một cách trống rỗng, mà phải làm cho lòng mình tràn đày sự tín kính.

- Trích "Thiết lập Tịnh độ" -

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm