Thứ ba, 26/12/2023, 16:40 PM

Ý nghĩa của Phật thất và niệm Phật

Phật thất là căn cứ trên đoạn: Nếu có người thiện nam tử, người thiện nữ nghe đến A Di Ðà Phật, chấp trì danh hiệu trong vòng một ngày, hoặc hai ngày, …, hoặc bảy ngày, nhất tâm bất loạn. Người này lúc lâm chung, A Di Ðà Phật và chư thánh chúng hiện ra ở trước mặt.

Lúc người này mạng chung, tâm chẳng điên đảo ắt được vãng sanh về cõi Cực Lạc của A Di Ðà Phật trong Phật thuyết A Di Ðà Kinh. Trong những pháp hội niệm Phật, hy vọng dùng tâm chí thành, tâm khẩn thiết, buông xuống hết vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, đạt được hiệu quả khắc kỳ cầu chứng (cầu chứng được nhất tâm bất loạn trong vòng bảy ngày, xây dựng lòng tin và bằng chứng để vãng sanh).

Chí thành niệm Phật là thiện căn và phước đức hiện tiền.

Chí thành niệm Phật là thiện căn và phước đức hiện tiền.

Ấn Quang đại sư dạy: ‘Nhiếp trọn sáu căn là bí quyết niệm Phật’. Lúc niệm Phật nhất định phải thâu nhiếp nhĩ căn, lắng nghe từng câu, từng chữ rõ ràng, rành mạch, đừng để luống qua. Phật hiệu phát khởi từ tâm, âm thanh từ miệng niệm, lọt vào tai, liên tục chẳng dứt. Vừa có chút vọng niệm thì liền thâu nhiếp tâm lại để niệm Phật, đóng cái tai lại và lắng nghe, chẳng để cho vọng niệm tiếp tục. Hết thảy vọng niệm tự nhiên từ từ biến mất, công phu tự nhiên đắc lực.

Lão hòa thượng Tịnh Không thường khuyến khích đồng tu phải dùng tâm ‘chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi’ để niệm Phật, như vậy câu Phật hiệu này mới tương ứng, mới được bổn nguyện oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì, mới là chắc thật niệm Phật. Và nói: ‘Chỉ cần đệ tử Di Ðà thực sự chịu buông xuống, xả trừ vọng niệm, chánh niệm tự nhiên sẽ hiện tiền’. Cổ đức có câu: ‘Chỉ cầu trừ vọng, đâu cần tìm chân [thật]’. Phải biết ‘mục đích của niệm Phật vốn là công phu dùng chánh niệm đánh đổi vọng niệm, dùng một chánh niệm chống đỡ vô số vọng niệm’. Nếu có thể chắc thật niệm Phật thì bất cứ lúc nào chánh niệm cũng phân minh, thánh hiệu Di Ðà thường nằm trong tâm. Vì lúc nào cũng có Phật hiệu nên mới đạt đến ‘quên ta, quên mình’; nhờ quên mình như vậy nên chẳng có chướng ngại. Vì lúc nào cũng có Phật hiệu [trong tâm] thì tự nhiên được đại tự tại, công phu tự nhiên đắc lực.

Trong quyển ‘Tâm Thanh Lục’ lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng chỉ rõ: “Chí tâm xưng niệm thánh hiệu Di Ðà này cũng giống như ‘luyện khoáng (quặng) thành vàng’ là loại bỏ hết thảy tạp chất đến lúc sạch hoàn toàn, xả bỏ hết thảy vô minh phiền não. Nếu được vậy tức là đã luyện thành vàng, chẳng còn là quặng nữa”.

Chí thành niệm Phật là tự lực và Phật lực gia trì, là sự kết hợp của hai lực [lượng này].

Chí thành niệm Phật là cắt cỏ mọc um tùm, bỏ chất tạp, luyện khoáng thành vàng.

Chí thành niệm Phật là buông xuống hết vạn duyên, là chứng minh cho sự phát Bồ đề tâm, cầu nguyện vãng sanh.

Chí thành niệm Phật là sự khảo nghiệm coi ‘tam tư lương’ tín - nguyện - hạnh đầy đủ hay không.

Chí thành niệm Phật là thiện căn và phước đức hiện tiền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm