Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/12/2023, 08:30 AM

Thế nào gọi là "niệm Phật nhất tâm bất loạn"?

Khi niệm Phật, phải trói buộc cái tâm mình vào danh hiệu Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, "tâm chẳng dùng hai", đó gọi là nhất tâm. Và như vậy thì khi lâm chung có thể vãng sinh lên cõi Tịnh độ.

Câu "Nhất tâm bất loạn" có ở trong kinh A-di-đà. Trong kinh "Di giáo" cũng có nói tới "Chế ngự tâm tại một nơi thì không có việc gì là không làm được". "Nhất tâm bất loạn" là thuộc về một pháp môn của tu định, lại gọi là "Niệm Phật tam muội" hoặc gọi là bát châu tam muội hoặc là nhất hạnh tam muội.

Trong kinh "Hoa Nghiêm" quyển 6, phẩm "Nhập pháp giới" có nói đến 21 loại niệm Phật tam muội. Kinh A-di-đà thì nói nếu một ngày hoặc trong bảy ngày liên tục mà chuyên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà đến mức "Nhất tâm bất loạn" thì lúc lâm chung có thể vãng sinh đến nước Cực-lạc Tây phương.

"Nhất tâm" là đối với tâm tán loạn mà nói. Nếu một mặt miệng thì niệm danh hiệu Phật, mặt khác trong lòng có nhiều vọng tưởng thì đó là niệm Phật tâm tán loạn. Nếu niệm Phật mà niệm đến mức tâm với miệng khớp với nhau không có rối loạn, danh hiệu của Phật được niệm liên tục kế tiếp nhau, đến mức không niệm mà tự niệm! Đó là như kinh "Lăng Nghiêm" đã nói "Tịnh niệm tương kế" (ý niệm liên tục không gián đoạn).

Niệm Phật lợi ích thù thắng

05

Căn cứ vào đại sư Liên Trì cuối đời nhà Minh thì "Nhất tâm" có thể chia thành: "Sự nhất tâm", "Sự nhất tâm và lý nhất tâm" là tâm không có tạp niệm, tâm và miệng tương ứng với nhau, chỉ có niệm danh hiệu Phật. Tự mình biết rằng mình đang niệm Phật, biết rằng có danh hiệu Phật đang niệm, đó là nhất tâm niệm Phật, hoặc là toàn thân niệm Phật. Do chuyên tâm niệm Phật nên có thể đạt tới điều mà Thiền tông gọi là "công phu thành phiến".

Cái gọi là "lý nhất tâm" tức là tâm tương ứng với lý, tự thấy được pháp thân của A-di-đà tức là tự tánh, Tây phương không tách rời mình một tấc. Đó là cảnh giới hiện ra trước mặt "tự tánh Di-đà duy tâm Tịnh độ". "Sự nhất tâm" thuộc về mức độ thiền quán thiền định. "Lý nhất tâm" thuộc về trình độ thiền ngộ. Đó là kết quả của việc tu hành song đôi cả tịnh độ và thiền định. Lấy việc niệm Phật của tịnh độ để nhập môn đạt đến mục đích tam muội rồi giác ngộ, giải thoát.

"Nhất tâm bất loạn" là muốn chỉ chuyên tâm nhất ý. Khi niệm Phật, phải trói buộc cái tâm mình vào danh hiệu Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, "tâm chẳng dùng hai", đó gọi là nhất tâm. Và như vậy thì khi lâm chung có thể vãng sinh lên cõi Tịnh độ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm