“Thiền tánh không” giúp giảm thiểu cảm xúc tiêu cực
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, thiền tánh không sẽ giúp giảm thiểu 24% những cảm xúc tiêu cực.
Theo nghiên cứu của những chuyên gia tâm lý tại trường Đại học Derby, Vương quốc Anh, thiền tánh không có thể sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc cải thiện và nâng cao an lạc so với thiền chánh niệm.
Được hướng dẫn và thực hiện bởi Giảng viên - Tiến sĩ Tâm lý William Van Gordon, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu có tính chất tiền đề nhằm tìm hiểu hiệu ứng và tác động của thiền tánh không trong Phật giáo. Cốt lõi tuệ giác nhà Phật – “tánh không” là sự hiểu biết như thật về bản thân và vạn pháp (mọi sự vật hiện tượng) trên thế gian, dù là loài hữu tình hay vô tình đều có chung một đặc tính vô thường, bất phân ly, duyên sinh và vô ngã.
Tiến sĩ Van Gordon cho rằng: “Chánh niệm và những phương thức định tâm khác rất hữu ích để thiết lập một trạng thái tâm định tĩnh và khoảng không tinh thần để từ đó có thể khám phá chiều sâu tâm thức. Tuy nhiên, cần phải tiến một bước xa hơn nữa và tìm hiểu ngọn ngành đặc tính “vốn không” của cái tôi (bản ngã) cũng những mọi sự vật hiện tượng – điều vô cùng khế hợp với lời Phật dạy trong hầu hết các tông phái Phật giáo từ xưa đến nay.
Trong vài thập niên trở lại đây, chúng ta thấy mối quan tâm đặc biệt của khoa học hiện đại trong việc nghiên cứu các phương pháp thực tập thiền định Phật giáo ngày càng lớn. Trên thực tế, giai đoạn đầu của những nghiên cứu này bắt đầu khoảng 20 đến 30 năm về trước, với đối tượng nghiên cứu là thiền chánh niệm. Khoảng 10 hoặc 15 năm trở lại đây, hướng nghiên cứu được chuyển từ thiền chánh niệm sang thiền thiền tâm từ; đây có thể được xem là giai đoạn hai. Và những gì đang diễn ra như chúng ta đang thấy bây giờ là giai đoạn ba, khi những nghiên cứu tập trung vào trí tuệ, tánh không và ly tham”.
Để có thể có một hiểu biết toàn diện về những phương thức thiền định Phật giáo, Tiến sĩ Van Gordon tin rằng giới khoa học bắt buộc phải nghiên cứu đầy đủ cả ba lĩnh vực gồm: chánh niệm, tâm từ và tánh không trong thiền Phật giáo. Ông muốn thấy sự chú trọng và tập trung hơn nữa trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa tánh không và an lạc, hạnh phúc.
Trường Đại học Derby đã nghiên cứu tỷ giảo thiền tánh không và thiền chánh niệm trong một cuộc khảo sát với 25 thiền giả, bao gồm cả Tăng Ni xuất gia và Phật tử tại gia. Nhằm đảm mục tiêu nghiên cứu được đáp ứng đúng mức, tất cả những thiền giả bắt buộc phải hành thiền mỗi ngày một lần, kéo dài trung bình khoảng 25 năm. Hơn nữa, Van Gordon và những cộng sự của ông còn phỏng vấn những đối tượng nghiên cứu tiềm năng nhằm tìm hiểu khả năng hiểu biết của họ về tánh không thế nào, trước khi mời họ chính thức trở thành đối tượng được nghiên cứu.
Những thiền giả được nghiên cứu nêu trên, hành thiền tánh không tùy vào khung giờ phù hợp của họ. Thiền tánh không bắt đầu với giai đoạn tiên khởi là định niệm, và tiếp sau đó là giai đoạn minh sát. Quá trình thực tập gồm hai giai đoạn này nhằm tìm kiếm (để kiếm chứng) một bản ngã đang hiện hữu cũng như thẩm sát thực tánh của tri giác, nhận thức và kinh nghiệm rồi sau đó vượt thoát những ranh giới khái niệm – chẳng hạn như không gian và thời gian – để có được một tầm nhìn cao rộng, phổ quát xuất phát từ tâm từ. Trong quá trình trải nghiệm thiền tánh không, thiền giả tiếp tục làm chủ thời khóa, nội dung tu tập cũng như ý thức về cơ thể vật lý và môi trường.
Trong cùng một tháng như vậy, song song với thiền tánh không, họ cũng thực tập thiền chánh niệm (không liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của thiền tánh không). Trước và sau mỗi thời khóa thiền như vậy, thiền giả đều điền đầy đủ thông tin vào một loạt những phiếu kiểm nghiệm tâm lý. Dựa trên những kết quả này, nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu nhằm so sánh sự hiệu quả thực tế mà từng phương pháp thiền mang lại.
Kết quả cho thấy, mặc dù mỗi thiền giả đều biểu thị sự an lạc nội tâm và khả năng sáng suốt, tinh thần minh mẫn ở mức độ cao. Song thiền tánh không đạt được con số 24% sự giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, 16% sự tăng trưởng cảm giác yêu thương, vị tha, và 10% sự giảm thiểu ham muốn, dính mắc với chính tự thân cũng nhưng những tri giác, nhận thức cá nhân của họ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiền giả kinh nghiệm được rằng “tánh không” là đặc tính tiềm tàng của tâm thức và thực tại. Nói cách khác, họ cảm nhận được rằng bản chất của thực tại không hề đơn thuần, cứng nhắc như con người xưa nay vẫn nghĩ.
Sau khi thiền tánh không được chứng minh là hiệu quả hơn thiền chánh niệm trong việc cải thiện trí tuệ và an lạc đối với những thiền giả được nghiên cứu, Tiến sĩ Van Gordon phát biểu rằng, nghiên cứu trên cần được tiếp tục thực hiện với các đối tượng chưa từng tiếp xúc với thiền. Ông lập kế hoạch tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về thiền tánh không nhằm khám phá hiệu ứng và tác động của nó đối với những thiền giả mới.
Tiến sĩ Van Gordon nói rằng: “Nếu những nghiên cứu tiếp theo cho thấy rằng “tánh không” là một sự thật về mặt khoa học của hiện hữu, thì có lẽ những nhà khoa học hiện đại cần phải xem xét lại cách họ giải thích về các hiện tượng tâm lý và vật lý”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm