Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 04/05/2015, 08:46 AM

Thiền và giáo môn, tông môn (Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya)

Trong vô lượng pháp môn tu mà Thế Tôn đã tuyên thuyết, tuy phong phú và đa dạng nhưng đều có một điểm chung, thuần nhất, đó chính là an lạc và giải thoát. Phương tiện thì tùy theo can cơ có vô vàn sai biệt nhưng cứu cánh Niết bàn chỉ có một, duy nhất.

Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú ở Cetì, tại Sahajàti. Tại đây, Tôn giả gọi các Tỷ kheo:

Này chư Hiền, một số Tỷ kheo chuyên tâm về Pháp không ưa thích các Tỷ kheo tu Thiền, nới như sau: “Những người này thiền cái gì? Thiền có lợi ích gì? Thiền như thế nào?”. Các Tỷ kheo chuyên tâm về Pháp không hoan hỷ và các Tỷ kheo tu Thiền cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa đến hạnh phúc và an lạc cho nhiều người; không đưa đến lợi ích, an lạc cho chư Thiên và loài người.

Ở đây, này các chư Hiền, một số Tỷ kheo tu Thiền không ưa thích các Tỷ kheo chuyên về tâm Pháp, nói như sau: “Họ tháo động, thất niệm, lắm lời….Những người này chuyên tâm về cái gì? Pháp có lợi ích gì? Chuyên tâm về pháp như thế nào?”. Các Tỷ kheo tu Thiền không hoan hỷ và các Tỷ kheo chuyên tâm về Pháp cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa đến hạnh phúc và an lạc cho nhiều người; không đưa đến lợi ích, an lạc cho chư Thiên và loài người.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, phẩm Dhamika, phần Mahàcuda [trích], VNCPHVN ấn hành 1996, tr.124)
 
LỜI BÀN:

Trong vô lượng pháp môn tu mà Thế Tôn đã tuyên thuyết, tuy phong phú và đa dạng nhưng đều có một điểm chung, thuần nhất, đó chính là an lạc và giải thoát. Phương tiện thì tùy theo can cơ có vô vàn sai biệt nhưng cứu cánh Niết bàn chỉ có một, duy nhất.

Tu Thiền hay chuyên tâm về Pháp, Tông môn hoặc Giáo môn thảy đều là phương tiện và dĩ nhiên mỗi phương tiện đề có một đặc trưng riêng. Vì lẽ các pháp môn tu đều lưu xuất từ tuệ giác của Thế Tôn cho nên chắc chắn sẽ đưa hành giả đến giải thoát Niết bàn, như trăm sông đều xuôi về biển cả.

Tuỳ theo căn cơ, hoàn cảnh, nhân duyên…mà mỗi người con Phật tự chọn cho mình một pháp môn tu thích hợp. Tuy các pháp môn phương tiện có nhanh chậm, khó dễ khác nhau nhưng pháp môn nào cũng thù thắng, đều đưa đến giải thoát và an lạc. Do đó, người tu ngoài nắm vững pháp môn của mình cần tìm hiểu để biết thêm về các pháp môn khác nhằm trợ duyên hay ít ra cũng tránh được việc chỉ trích, phê phán đồng đạo, những pháp lữ có nhân duyên với những pháp môn tu tập khác nhau.

Vì vậy, không thể quy kết, tự cho pháp môn của mình là tối thắng. Sự tối thắng, theo quan điểm của Thế Tôn, chính là sự thực hành trọn vẹn theo pháp môn đã chọn. Ngày nay, thảng hoặc vẫn còn sự “xung đột” về quan điểm tu tập giữa các tông phái (có thể vô tình hay cố ý xiểng dương tông phái của mình) là điều không nên có. Vì như lời Tôn giả Mahàcunda đã học được từ Thế Tôn: “Hành động như vậy không đưa đến hạnh phúc an lạc cho nhiều người; không đưa đến lợi ích, an lạc cho chư Thiên và loài người".

Quảng Tánh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ai làm ta đau khổ?

Lời Phật dạy 10:48 12/11/2024

Đi tìm một lý do là tài năng của bản ngã.

Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi

Lời Phật dạy 17:40 11/11/2024

Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.

Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 07:56 11/11/2024

Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.

Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma

Lời Phật dạy 19:00 07/11/2024

Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, tâm nguyện vì chúng sanh cao cả.

Xem thêm