Thờ Phật tại gia thế nào cho đúng và nhiều lợi lạc?

Là những Phật tử mến mộ đạo Phật, nhiều người đã lập bàn thờ Phật tại gia để bày tỏ lòng tôn kính đối với bậc Giác ngộ.



Thờ Phật tại gia thế nào cho đúng và nhiều lợi lạc? 1
Lập bàn thờ Phật tại gia để bày tỏ lòng tôn kính đối với bậc giác ngộ. Ảnh minh họa

Hàng ngày, mỗi khi thắp hương, dâng hoa, ngồi thiền, tụng kinh, sám hối, họ nương tựa vào hình tướng của Ngài là biểu tượng của trí tuệ, lòng từ bi, sự tỉnh thức… Nhờ đó mà dần xóa bỏ vô minh, diệt trừ tham ái, sống cuộc đời thiểu dục, vô ngã, vị tha, chuyển từ cõi mê đến bến giác. Thờ Phật theo cách ấy thật nhiều lợi lạc và là việc nên làm.

Song có một thực tế là nhiều người thỉnh tôn tượng Phật về nhà (đôi khi rất mắc tiền, lên đến cả tỷ bạc) rồi vời các vị thầy nổi tiếng đến làm lễ an vị Phật. Họ có niềm tin: tôn tượng được làm bằng chất liệu càng quý, càng đắt tiền, vị thầy làm lễ an vị càng nổi tiếng thì tượng Phật càng linh thiêng. Phật, khi đó, trong mắt họ, trở thành vị thần linh có phép thuật muôn màu, có thể ban phúc, trừ họa.

Và thế là hàng ngày, họ xì xụp quỳ lạy khấn vái trong nghi ngút khói hương, cầu xin Phật ban cho họ đủ thứ. Nào tiền tài, công danh, địa vị, nào quyền bính, ái tình…

Vì tham ái, vì vô mình nên họ không biết Đức Phật không phải là vị thần linh. Và những thứ họ đang khao khát cầu xin trên là những thứ Đức Phật đã buông bỏ trước khi Ngài thành Phật - những thứ mà theo Ngài, đó là “Tam độc”, là nguồn gốc của mọi khổ đau. Thờ Phật theo cách ấy, thật nguy hại, đẩy chúng ta vào sâu cõi u mê, nuôi dưỡng lòng tham. Và vì thế, chúng ta không nên làm.

Có một điều không nhiều người biết là sau khi Đức Phật nhập diệt, trong suốt 300 năm sau đó, thế gian không hề có hình vẽ Phật hay tượng Phật. Tất cả các đệ tử của Ngài, là tu sĩ hay cư sĩ, đều tích cực thực hành giáo pháp, không ai cần phải nương tựa vào hình ảnh Phật bên ngoài. Song, theo thời gian, truyền thống tốt đẹp này bị mất dần. Nhiều người bắt đầu đem Đức Phật ra bên ngoài tâm mình, hình tướng hóa nó trong giới hạn không gian và thời gian.

Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường nhắc nhở các đệ tử: muốn thực chứng được chân lý phải biết quay vào bên trong tâm mình. Có một vị đệ tử say mê vẻ đẹp hình tướng bên ngoài của Ngài. Vì Đức Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Mỗi khi Phật thuyết pháp, vị đệ tử này luôn tìm cách ngồi gần để được nhìn ngắm những tướng tốt trang nghiêm của Ngài. Thấy vậy, Phật ôn tồn bảo: “Con dẫu nhìn ngắm chân dung của ta một trăm năm vẫn không thể nào “thấy” được Phật. Ai thấy được giáo pháp sẽ thấy được Như Lai”.

Bởi cái thân tứ đại của Đức Phật dẫu có đẹp đến đâu cũng chỉ là giả tướng và tan hoại theo thời gian. Yêu Phật, kính Phật phải thấy được Đức Phật nằm ở bên trong tâm ta. Nó có nghĩa là kinh nghiệm được chân lý. Nó có nghĩa là chúng ta phải tu tập làm sao để có được sự tỉnh thức, vững chãi, an lạc, thảnh thơi, từ bi, vô ngã, vị tha… Những phẩm chất tốt đẹp của Phật.

Lục tổ Huệ Năng dạy rằng: “Phật do trong tánh khởi lên, đừng cầu tìm ở bên ngoài. Kẻ nào không biết gì về tự tánh của mình là chúng sinh. Còn ai thấy được tự tánh, người đó là Phật”.

Cầu mong ai trong chúng ta cũng có một vị Phật vững chãi, an lạc, giàu trí tuệ và lòng từ bi trong tâm mình.


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Những người tội lỗi rất đáng được thương yêu tha thứ phải không?

Phật giáo thường thức 09:56 04/04/2025

Kính thưa Thầy, chị con gần 60 tuổi, từ nhỏ đến giờ rất khổ vì vô minh, có nhiều tham sân si phiền não, làm khổ mình, làm khổ ba mẹ con và những người trong gia đình nhưng không muốn biết đạo, đừng nói chi đến tu tập...

Xác định thiện và ác

Phật giáo thường thức 09:18 04/04/2025

Thiện và ác, tốt và xấu... nếu đơn thuần chỉ là do quan niệm, do khái niệm của con người thì không biết căn cứ vào đâu để phân định. Bởi đã là quan niệm thì mỗi người sẽ có quyền quan niệm theo cách của mình, không giống với quan niệm của người khác.

Sự vi diệu của công đức nghe pháp

Phật giáo thường thức 08:20 04/04/2025

Một mảnh đất mà muốn gieo những hạt giống tốt phải dọn sạch cỏ. Muốn đặt chân vào mảnh đất thực tại phải quét sạch hết những tập khí dư thừa. Muốn được như thế chúng ta phải lắng tâm nghe pháp và tu học.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo