Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/11/2020, 16:11 PM

Thông báo tuyển sinh Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã có thông báo về kỳ thi tuyển sinh Thạc sĩ Phật học khóa IV (2021 - 2023) và xét tuyển Tiến sĩ Phật học khóa II (2021-2024).

Thông báo tuyển sinh chương trình dịch thuật nâng cao miễn phí

Căn cứ Công văn số 3580/VPCP-NC ngày 9 tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ và Công văn 1340/TGCP-PG ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chấp thuận cho các Học viện Phật giáo Việt Nam chính thức đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học;

Căn cứ Qui chế hoạt động đào tạo sau Đại học về việc tổ chức đào tạo chương trình Sau Đại học hàng năm của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM;

Căn cứ tinh thần phiên họp ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai kế hoạch tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ Phật học năm 2021.

Nay, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh trân trọng thông báo Kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa IV (2021- 2023) và tiếp tục xét tuyển tiến sĩ Phật học khóa II (2019- 2022) như sau:

A. KỲ THI TUYỂN THẠC SĨ PHẬT HỌC KHÓA IV (2021- 2023)

I. CÁC MÔN DỰ THI

Các thí sinh phải dự thi đầy đủ 4 môn sau đây:

1. Triết học Phật giáo: (hệ số 2, thời gian 120 phút).  

2. Sử học Phật giáo: gồm Ấn Độ và Việt Nam (hệ số 1, thời gian 90 phút). 

3. Sinh ngữ: Anh văn hoặc Hoa văn (chọn 1 trong 2, hệ số 1, thời gian 90 phút).

4. Cổ ngữ: Hán cổ, Pàli hoặc Sanskrit (chọn 1 trong 3, hệ số 1, thời gian 90 phút).

Lưu ý: Điều kiện miễn thi môn sinh ngữ:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được giảng dạy bằng ngoại ngữ, không qua phiên dịch.

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở đào tạo ngoại ngữ trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế với yêu cầu trình độ tiếng Anh TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 32, IETLS 5.0 hoặc TOEIC 400 trở lên; hoặc có chứng chỉ của các ngoại ngữ khác đạt ở trình độ C trong thời hạn hai năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển sinh.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1. Đối tượng dự thi: Tất cả Tăng Ni và cư sĩ Phật tử.

2. Điều kiện dự thi:

a) Thí sinh có bằng cử nhân đúng ngành Phật học (không phân biệt cơ sở đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp).

b) Thí sinh có bằng cử nhân ngành phù hợp với ngành Phật học (như: Triết học, Tôn giáo học, Đông phương học, Ấn độ học, Văn học) phải bổ sung 12 tín chỉ Phật học trước ngày khai giảng Thạc sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Khái luận về Phật học, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Văn học Phật giáo, (iv) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, hoặc Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

c) Thí sinh có bằng cử nhân ngành gần với ngành Phật học (như: ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn), phải bổ sung 15 tín chỉ Phật học căn bản trước ngày khai giảng thạc sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Khái luận về Phật học, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Văn học Phật giáo, (iv) Đại cương giới luật Phật giáo, (v) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, hoặc Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

d) Thí sinh vừa có bằng cử nhân ngành khác và có bằng cao đẳng Phật học hoặc bằng cao cấp giảng sư thì không phải bổ túc các tín chỉ Phật học.

3.  Điều kiện được miễn thi tuyển:

a)  Thí sinh có văn bằng cử nhân Phật học và một văn bằng cử nhân đại học khác (với điều kiện cả hai văn bằng đều đạt điểm trung bình từ 70% trở lên).

b)  Thí sinh có văn bằng cử nhân Phật học của Học viện PGVN tại TP. HCM với tổng số điểm trung bình từ 80% trở lên và không có môn nào dưới 75%.  

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI

A.    Đối với thí sinh là học viên tốt nghiệp Cử nhân tại Học viện:

1. Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu);

2. Giấy khám sức khỏe (có sức khỏe tốt, không có bệnh tâm thần, truyền nhiễm);

3. Giấy Chứng minh Nhân dân và Chứng nhận Tăng Ni (có thị thực);

4. Bản photo văn bằng và bảng điểm tốt nghiệp cử nhân Phật học (có thị thực);

5. Bản photo văn bằng và bảng điểm tốt nghiệp các đại học khác (có thị thực);

6. Nộp 04 tấm hình khổ 3x4 (nền trắng, hình không quá 6 tháng. Bắc tông: Tăng mặc áo tràng nâu, Ni mặc áo nhựt bình lam. Nam tông và Khất sĩ: mặc sắc phục theo hệ phái).

7. Bì thư có dán tem và địa chỉ liên lạc của thí sinh.

B. Đối với thí sinh không phải tốt nghiệp Cử nhân tại Học viện:

- Ngoài các thủ tục nêu tại phần A ở trên, các thí sinh cần phải có:

1. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Chính quyền);

2. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh/thành nơi thí sinh đang cư trú;

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, thí sinh mang theo các giấy tờ và văn bằng bản chính để đối chiếu.

IV. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH

1. Thời gian phát và nhận hồ sơ dự thi: Bắt đầu từ ngày 20/12/2020 (nhằm mùng 06/10/Canh Tý) đến hết ngày 31/12/2020 (nhằm ngày 18/11/Canh Tý), trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi ngày tại Văn phòng Học viện Cơ sở I (số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM).

2. Lệ phí:

-  Lệ thí thi: 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm ngàn đồng);

-  Lệ phí hồ sơ: 60.000 đồng (Sáu mươi ngàn đồng);

-  Lệ phí gởi thư bảo đảm: 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng).

3. Thời gian và nơi nhận giấy báo dự thi: Bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 sáng thứ Năm, ngày 07/01/2021 (nhằm ngày 25/11/Canh Tý), tại Văn phòng Học viện Cơ sở I, số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM (lưu ý: Khi nhận giấy báo dự thi, thí sinh cần đem theo biên nhận nộp hồ sơ)

4. Thời gian thi: Bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 sáng, 02 ngày 08-09/1/2021 (nhằm ngày 26-27/11/Canh Tý). Các thí sinh phải có mặt trước 6h30 tại địa điểm thi.

5. Địa điểm thi: Học viện Cơ sở I (số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh).

6. Nơi đào tạo chương trình thạc sĩ: Học viện Cơ sở I (số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh).

V. KẾT QUẢ THI TUYỂN

- Niêm yết tại Văn phòng Học viện cơ sở I.

- Gởi giấy báo trúng tuyển qua đường bưu điện.

- Đăng trên Báo Giác Ngộ.

- Đăng trên website của Học viện (www.vbu.edu.vn/tin tức).

C. XÉT TUYỂN TIẾN SĨ PHẬT HỌC KHÓA II (2021- 2024)

I. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN TIẾN SĨ

1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

2. Đối tượng: Tất cả Tăng Ni và cư sĩ Phật tử. Người dự tuyển phải hội đủ các điều kiện từ mục 3 đến mục 7 trong phần I này.

3. Về văn bằng:

a)  Có bằng thạc sĩ đúng ngành Phật học (không phân biệt cơ sở đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp),

b)  Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành Phật học (như: Triết học, Tôn giáo học, Văn học) nhưng phải học bổ sung xong 04 học phần gồm 12 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật học Khái luận, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, (iv) Kinh Pháp Hoa.

c)  Có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Phật học (như: ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn) nhưng phải học bổ sung xong 7 học phần gồm 21 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật học khái luận; (ii) Dẫn nhập Triết học Phật giáo; (iii) Đại cương Giới Luật Phật giáo; (iv) Thắng Pháp Tập Yếu luận; (v) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ; (vi) Lịch sử Phật giáo Việt Nam; (vii) Trường A Hàm.

d)  Có 01 bằng cử nhân Phật học và 01 bằng thạc sĩ ngành khác, phải học bổ sung xong 5 học phần gồm 15 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật giáo nhập thế; (ii) Phật giáo Việt nam và các vấn đề xã hội; (iii) Phật giáo và Triết học Trung quốc; (iv) Phong trào Phục hưng Phật giáo Thế giới; (v) Nghiên cứu tôn giáo.

4. Về nghiên cứu học thuật:

Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển, người dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài nghiên cứu hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí hoặc kỷ yếu hội thảo chuyên ngành. Nếu chưa có thì phải bổ túc trong vòng 6 tháng.

5. Đề cương nghiên cứu (luận án tiến sĩ):

Ngoài tên đề tài và lãnh vực nghiên cứu, người dự tuyển phải trình bày: (i) Ý nghĩa và mục tiêu chọn đề tài nghiên cứu, (ii) Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan, (iii) Phương pháp nghiên cứu, (iv) Các chương giả định trong luận án, (v) Thư mục sách tham khảo. Đề cương được trình bày tối thiểu 10 trang trên khổ A4.

6. Về ngoại ngữ:

Người dự tuyển phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Nếu chưa có thì phải bổ túc trong vòng 6 tháng; hoặc có bằng tốt nghiệp cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học mà ngôn ngữ sử dụng trong chương trình đào tạo là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.

7. Người hướng dẫn luận án:

Tối thiểu 01 giảng viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đồng ý nhận hướng dẫn.

Lưu ý: Quy định về người hướng dẫn.

Người hướng dẫn độc lập có học vị tiến sĩ hoặc chức danh phó giáo sư trở lên, hoặc 02 người có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn.

II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN TIẾN SĨ

A. Đối với thí sinh là học viên tốt nghiệp Thạc sĩ tại Học viện:

1. Đơn đăng ký dự tuyển tiến sĩ (theo mẫu);

2. Giấy khám sức khỏe (có sức khỏe tốt, không có bệnh tâm thần, truyền nhiễm);

3. Giấy chứng minh nhân dân và chứng nhận Tăng Ni (có thị thực);

4. 02 lý lịch khoa học;

5. 02 bản sao bằng tốt nghiệp cử nhân và bảng điểm cử nhân (có thị thực);

6. 02 bản sao bằng tốt nghiệp thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ (có thị thực);

7. 02 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (có thị thực);

8. 02 bản sao các văn bằng và chứng chỉ khác nếu có (có thị thực);

9. 06 bộ đề cương luận án tiến sĩ;

10. Minh chứng bài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu; thư giới thiệu năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà nghiên cứu có học vị tiến sĩ, chức danh giáo sư/phó giáo sư am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu;

11. Giấy chấp thuận làm người dự kiến hướng dẫn cho nghiên cứu sinh;

12. Nộp 04 tấm hình khổ 3x4 (nền trắng, hình không quá 6 tháng. Bắc tông: Tăng mặc áo tràng nâu, Ni mặc áo nhựt bình lam. Nam tông và Khất sĩ: mặc sắc phục theo hệ phái);

13. Bì thư có dán tem và địa chỉ của người dự tuyển.

B. Đối với thí sinh không phải tốt nghiệp Cử nhân tại Học viện:

- Ngoài các thủ thục nêu trên, phải có:

1. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Chính quyền);

2. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh/thành nơi thí sinh đang cư trú;

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, người dự tuyển cần mang theo các văn bằng bản chính để đối chiếu.

III.   KẾ HOẠCH XÉT TUYỂN TIẾN SĨ PHẬT HỌC

1.   Lệ phí:

-   Lệ phí hồ sơ: 60.000 đồng (Sáu mươi ngàn đồng);

-   Lệ phí gởi thư bảo đảm: 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng).

-   Lệ phí xét tuyển: 3.000.000 đồng/ hồ sơ (Ba triệu đồng).

2. Thời gian nộp hồ sơ: Hạn chốt đến hết ngày 26/12/2020 (nhằm mùng 13/11/Canh Tý), trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi ngày tại Văn phòng Sau Đại học, Học viện Cơ sở I (số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM).

3. Thời gian xét tuyển: Xét duyệt hồ sơ ngày 09/01/2021(nhằm ngày 27/11/Canh Tý); Sau khi có kết quả xét duyệt và thực hiện đầy đủ các thủ tục, Ban Xét duyện sẽ chuyển danh sách chánh thức lên Hội đồng xét tuyển.

4. Nơi đào tạo: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ sở I (số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM).

IV.  KẾT QUẢ XÉT TUYỂN

- Niêm yết tại Văn phòng Học viện Cơ sở I (số 750, đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. HCM).

- Gởi giấy báo trúng tuyển qua đường bưu điện.

- Đăng trên Báo Giác Ngộ.

- Đăng trên website của Học viện (www.vbu.edu.vn/tin tức).

V.   HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1. Hình thức đào tạo: hệ Chính quy.

2. Khối lượng tín chỉ:

a) Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng ngành Phật học: Phải hoàn tất 90 tín chỉ ở trình độ tiến sĩ, gồm: Các học phần ở trình độ tiến sĩ (12 tín chỉ); Các chuyên đề tiến sĩ (09 tín chỉ); Tiểu luận tổng quan (03 tín chỉ);  Luận án (66 tín chỉ).

b) Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với Phật học (như ngành: Triết học, Tôn giáo học, Văn học) nhưng phải học bổ sung 4 học phần gồm 12 tín chỉ Phật học (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học).

c) Có bằng thạc sĩ thuộc chuyên ngành gần (thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn) thì phải học 07 học phần bổ sung gồm 21 tín chỉ Phật học (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học).

d) Có bằng cử nhân Phật học và bằng thạc sĩ ngành khác thì phải học 05 học phần bổ sung gồm 15 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học).

TM. HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH

TL. VIỆN TRƯỞNG

PHÓ VIỆN TRƯỞNG – TỔNG THƯ KÝ

(Đã ký và đóng dấu)

TT.TS. Thích Quang Thạnh

Phân viện Viện Trần Nhân Tông tại Đông Triều: Góp phần rạng tỏa minh triết Phật giáo Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin Phật sự 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Đại đức Thích Mật Tịnh làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo H.Trà Ôn (Vĩnh Long)

Tin Phật sự 07:00 21/11/2024

Quyết định chuẩn y nhân sự bổ sung giữa nhiệm kỳ được công bố sáng nay, 20-11, tại buổi họp sơ kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động của Phật giáo H.Trà Ôn năm 2025, tại Văn phòng Ban Trị sự - chùa Thiên Phước.

Ban Trị sự tỉnh Bình Dương sẽ đăng cai tổ chức Đại giới đàn Trí Tấn 2025

Tin Phật sự 10:50 20/11/2024

Sáng ngày 19/11/2024, tại Tổ đình chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã tổ chức phiên họp triển khai dự thảo kế hoạch tổ chức Đại Giới đàn Trí Tấn PL.2569 – DL. 2025 và triển khai một số Phật sự quan trọng khác.

Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức Khóa huân tu chánh niệm lần III

Tin Phật sự 15:10 19/11/2024

Chiều ngày 17/11/2024 (nhằm ngày 17/11 năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Thới - Văn phòng Ban Hướng dẫn Phật tử (HDPT) tỉnh (thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), Ban HDPT GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức phiên họp rà soát công tác tổ chức khoá “Huân Tu Chánh Niệm” lần III.

Xem thêm