Thông tư 04 điều chỉnh những loại lễ hội nào
Lễ hội do tổ chức trực thuộc, cá nhân thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức là lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức (khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04), tức không bị điều chỉnh bởi Thông tư 04.
MỜI ĐỘC GIẢ ĐỌC:
Tại Điều 3 Thông tư 04 quy định:
2. Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức bao gồm:
a) Lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp tổ chức;
b) Lễ hội do cơ quan nhà nước ở trung ương tổ chức, trong đó người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội;
c) Lễ hội do cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội.
3. Lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức là lễ hội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo Hướng dẫn của Hội đồng Trị sự Giáo hội PGVN, Chư tôn đức nói rõ ràng:
Đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức
Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức bao gồm: lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp tổ chức; lễ hội do cơ quan nhà nước ở Trung ương tổ chức, trong đó người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội; lễ hội do cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội (khoản 2 Điều 3 Thông tư số 04).
Cần phân biệt “kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội” với “tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội”.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 04, tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội là một trong các nguồn tài chính để tổ chức lễ hội. Ngoài ra, nguồn tài chính để tổ chức lễ hội gồm các khoản: hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương; tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định; Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).
Đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức tại chùa, cơ sở tự viện không phải là di tích thì chùa, cơ sở tự viện chỉ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội (trong đó có tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội) nếu được Ban tổ chức lễ hội phân công cụ thể trong Quy chế làm việc và phân công trách nhiệm theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội. Trong trường hợp này, chùa, tự viện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 04.
Đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức tại di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo thì trụ trì chùa, cơ sở tự viện tự quyết định và chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 04. Các nguồn tài chính khác để tổ chức lễ hội, trụ trì chùa, cơ sở tự viện chỉ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 04 nếu được Ban tổ chức lễ hội phân công.
Đối với lễ hội do tổ chức trực thuộc, cá nhân thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức:
Lễ hội do tổ chức trực thuộc, cá nhân thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức là lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức (khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04).
Tổ chức trực thuộc, cá nhân thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ hội có trách nhiệm mở sổ sách ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội; tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, bảo đảm phù hợp với tôn chỉ, mục đích tổ chức lễ hội và quy định của pháp luật (Điều 6 Thông tư số 04).
Bài 4: Quyền tự chủ, tự quyết đối với tiền công đức, tài trợ của Tổ chức tôn giáo tại các di tích là cơ sở tôn giáo (Ths.Luật sư Nguyễn Thanh Hà).
Khi Cổng thông tin PGVN đăng loạt bài này, chúng tôi cũng nhận được một số ý kiến đóng góp, giải thích về Thông tư 04 từ một số luật gia.
Kỳ tới, chúng tôi sẽ đăng tải bài viết của ThS., LS. Nguyễn Thanh Hà, thành viên Công ty luật TNHH Vietthink về việc này. Mời bạn đọc đón xem.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp có nhân sự mới
Tin tức 15:49 22/11/2024Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp hôm 20/11 đã công bố quyết định bổ sung nhân sự Trường Trung cấp Phật học tỉnh này.
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Tin tức 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM
Tin tức 22:17 21/11/2024Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Tin tức 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Xem thêm