Thứ năm, 20/03/2025, 15:22 PM

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc”

Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam - Thuy Điển thuộc Liên hiệp Hội hữu nghị TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: “Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có”.

* Chào chị, có một đề tài khá cũ kỹ nhưng luôn thời sự, đó là hạnh phúc. Theo chị, hạnh phúc là gì?

- ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: Từ góc nhìn của tôi - vừa là một người làm giáo dục, vừa là một người kinh doanh - hạnh phúc là sự cân bằng. Nhiều người nghĩ hạnh phúc là một trạng thái “đạt được”, nhưng thực ra, đó là một hành trình. Hạnh phúc có thể đến từ một dự án thành công, một kết quả học tập tốt của học sinh sinh viên sau những ngày nỗ lực, hay đơn giản là một khoảnh khắc bình yên giữa những bộn bề cuộc sống.

Có người tìm thấy hạnh phúc trong sự nghiệp, trong những việc làm ý nghĩa cho cuộc đời. Có người lại tìm thấy hạnh phúc trong những điều giản dị - một bữa cơm sum vầy, một kết quả học tập tốt của con cái, hay chỉ đơn giản là một lời động viên từ ba mẹ, thầy cô, bạn bè.

Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có.

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc” 1
ThS.Nguyễn Thị Thanh Bình. Ảnh: NVCC

 * Như chị nói, cảm nhận hạnh phúc không giống nhau ở mỗi cá nhân, nhưng chắc chắn sẽ có những tiêu chí hay thước đó chung cho hạnh phúc?

- Hạnh phúc không có tiêu chí chung, vì mỗi người tự định nghĩa hạnh phúc theo cách riêng của mình. Với người này, hạnh phúc là thành công; với người khác, đó là bình yên bên gia đình, bạn bè. Đôi khi, hạnh phúc chỉ đơn giản là giúp ai đó và nhận lại một lời cảm ơn, hay tận hưởng một tách trà với một cuốn sách hay.

Theo mình, thước đo chung của hạnh phúc là sự thỏa mãn và cân bằng. Chúng ta có mục tiêu, chúng ta đạt được, và chúng ta hài lòng với điều đó. Tôi luôn tin rằng: “Biết đủ sẽ đủ, biết đủ sẽ hạnh phúc”. Chấp nhận và dừng lại tận hưởng, trân trọng những gì đang có - đủ đam mê, đủ yêu thương, đủ bình yên... vậy là hạnh phúc.

* Vậy con người cần làm gì để kiến tạo hạnh phúc cho tự thân, góp phần cho hạnh phúc chung của đất nước, rộng hơn là thế giới?

- Hạnh phúc không phải tự nhiên có sẵn, mà là điều chúng ta phải tự tìm kiếm, tự tạo nên. Giống như nấu một món ăn ngon, ta cần tìm hiểu công thức, chọn lựa nguyên liệu, học hỏi từ sách vở hay những người có kinh nghiệm. Có thể lần đầu không thành công, nhưng kiên trì thử lại lần hai, lần ba… rồi cũng sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Hạnh phúc cũng vậy. Muốn có hạnh phúc, trước hết chúng ta phải hiểu chính bản thân mình: Ta thực sự cần gì? Ta mong muốn điều gì?

Để hạnh phúc, trước hết chúng ta phải chủ động học hỏi, không ngừng nỗ lực và phát triển bản thân. Cần biết cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, không để mình bị cuốn theo những áp lực vô hình hay mải miết chạy đua với người khác. Đừng để những định nghĩa hạnh phúc của người khác áp đặt lên cuộc đời mình. Biết chấp nhận, dừng đúng lúc, trân trọng những gì ta đang có, hạnh phúc sẽ tự nhiên tìm đến.

Bên cạnh đó, nếu hạnh phúc chỉ dừng lại ở bản thân mà không lan tỏa đến những người xung quanh, thì đó là một hạnh phúc khó bền vững. Hạnh phúc không chỉ để tận hưởng một mình, mà sẽ được nhân lên gấp nhiều lần khi ta biết sẻ chia. Một lời động viên, một hành động tử tế, một giá trị yêu thương được lan tỏa - tất cả đều có thể làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.

Để góp phần vào hạnh phúc chung của đất nước, rộng hơn là của thế giới, trước hết chúng ta cần hoàn thiện chính mình. Dù bạn là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình, với gia đình và xã hội.

+ Học sinh, sinh viên hãy chăm chỉ học tập, không ngừng trau dồi tri thức và đạo đức.

+ Con cái hãy biết yêu thương, hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

+ Thầy cô giáo hãy sống đạo đức, làm tấm gương sáng cho học trò.

+ Người lao động, doanh nhân, trí thức hãy đặt tâm huyết vào công việc, tạo ra giá trị chân chính cho cộng đồng.

Và sau đó, bạn hãy học cách biết ơn cuộc sống, từ đó trân trọng và lan tỏa những điều tích cực, những giá trị của tình yêu thương đến mọi người. Hạnh phúc không chỉ từ cái cách chúng ta đối xử với bản thân mình mà còn là từ cái cách ta đối xử với những người xung quanh và thế giới như thế nào.  Cho đi bạn sẽ được nhận lại.

Bác Hồ từng nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Mỗi hành động nhỏ đều có thể góp phần tạo nên một xã hội, một thế giới tốt đẹp hơn.

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc” 2
ThS Nguyễn Thị Thanh Bình (trái) trong một hoạt động dành cho sinh viên. Ảnh: NVCC

 * Trong xã hội hiện đại, nhiều nơi đang đối mặt với nhiều vấn nạn như chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, kể cả những tác động tiêu cực từ môi trường… Theo chị, mỗi người trẻ hôm nay cần làm gì để thay đổi tình trạng?

 - Xã hội hiện đại mang đến nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo hay những vấn đề môi trường không phải câu chuyện của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của toàn cầu. Và chính người trẻ hôm nay là thế hệ quyết định tương lai.

Để thay đổi thực trạng này, mỗi người trẻ cần bắt đầu từ chính mình. Không cần làm điều gì quá lớn lao ngay lập tức, một hành động nhỏ có thể tạo ra sự thay đổi lớn. Tư duy đúng, hành động đúng sẽ mở ra con đường đúng.

- Các bạn trẻ hãy không ngừng trau dồi kiến thức, học tập và rèn luyện bản thân. Kiến thức là cánh cổng đưa bạn đến những chân trời mới, còn đạo đức là con đường song hành dẫn bạn đi xa. Học cách biết ơn cuộc sống, từ đó sống có trách nhiệm với chính mình và xã hội.

- Tuổi trẻ phải dám chấp nhận thử thách, không ngại khó, không sợ thay đổi. Không ngừng nỗ lực học tập và học hỏi, bởi thế giới chỉ thay đổi khi chính chúng ta thay đổi.

- Các bạn trẻ hãy lan tỏa những giá trị tích cực, bởi một người tốt có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người khác. Một lời nói hay, một hành động đẹp có thể truyền động lực cho cả một thế hệ.

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tấm gương trẻ đầy nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, lan tỏa yêu thương và những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng. Họ không chờ đợi ai đó thay đổi thế giới, mà chính họ là người kiến tạo sự thay đổi. Tôi xin nêu một vài trường hợp mình biết:

+ Như Đen Vâu - một rapper từng là công nhân vệ sinh môi trường. Với đam mê âm nhạc và nghị lực phi thường, anh đã trở thành rapper hàng đầu Việt Nam, không chỉ chinh phục khán giả mà còn truyền cảm hứng sống mạnh mẽ cho giới trẻ.

+ Như Lê Văn Phúc - sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, người đã sáng lập nhóm thiện nguyện Fly to Sky. Từ những hoạt động nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa, Phúc và các cộng sự đã tạo ra nhiều giá trị to lớn cho cộng đồng thông qua các chương trình tình nguyện, hỗ trợ người khó khăn.

+ Như em Huỳnh Triệu - một học sinh lớp 5 ở Hà Nội, dũng cảm bơi ra giữa biển khơi dữ dội để cứu người. Dù còn nhỏ, nhưng em đã chứng minh rằng tuổi tác không quyết định lòng dũng cảm và tình yêu thương con người.

“Góp gió sẽ thành bão”. Khi tất cả chúng ta cùng hành động, dù chỉ từ những việc rất nhỏ sẽ tạo nên một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

* Nếu có một lời khuyên hay chia sẻ về sống hạnh phúc, chị sẽ nói gì?

- Hạnh phúc không ở đâu xa, không phải thứ ta tìm kiếm, mà là điều ta tự tạo ra. Biết ơn cuộc sống, trân trọng hiện tại, cân bằng và sẻ chia - hạnh phúc sẽ luôn bên bạn!

* Cảm ơn chị!

Theo TG&VN


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

ThS Nguyễn Thị Thanh Bình: “Biết ơn ta sẽ có hạnh phúc”

Phỏng vấn 15:22 20/03/2025

Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam - Thuy Điển thuộc Liên hiệp Hội hữu nghị TP.HCM, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, chia sẻ: “Hạnh phúc đến từ cách mỗi người cảm nhận và trân trọng những gì mình đang có”.

Tác giả Phan Việt: "Đời sống vốn dĩ là cuốn kinh lớn"

Phỏng vấn 09:49 09/03/2025

Xuất gia nhưng vẫn tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại trường đại học ở Mỹ, từng là gương mặt văn chương mới được độc giả yêu mến nhưng rẽ hướng với dòng sách mới mà cô gọi là sách chia sẻ với mọi người về sống sáng.

Trò chuyện với dịch giả cuốn sách "Tâm tình với đất mẹ" của Thiền sư Nhất Hạnh

Phỏng vấn 08:30 08/03/2025

Cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang đến góc nhìn riêng về môi trường sống, trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ "Mẹ Đất".

TS.BS Lê Quốc Tuấn nói về nghề y, chuẩn mực giữa bác sĩ, bệnh nhân

Phỏng vấn 12:07 27/02/2025

TS.BS Lê Quốc Tuấn, giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM nói, bác sĩ cần cả kiến thức tự nhiên lẫn xã hội để thành công trong điều trị, giao tiếp với bệnh nhân.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo