Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/12/2017, 13:19 PM

Thu phí di tích tôn giáo là biến nơi tôn nghiêm thành khu kinh tế - du lịch

Năm 2007, người dân đi tham quan và chiêm bái lễ Phật chốn Tổ Trúc Lâm mọi người ai cũng rất phấn khởi khi có quyết định không thu phí quá cảnh vào Di tích tôn nghiêm Yên Tử. Bởi đây là quyết định hợp lòng dân đã mong mỏi bao nhiêu năm và ai cũng nghĩ Yên Tử sẽ không bao giờ thu phí trở lại nữa. Thế mà đùng một cái, mới đây, người dân lại nghe tin xuân này, Yên Tử thu phí quá cảnh trở lại: Với trẻ em 20 nghìn đồng/người, người lớn 40 nghìn đồng/người. Như vậy, trong vòng 10 năm việc thu phí Yên Tử lại tái diễn.

Tại sao thu phí tái diễn trở lại? Có phải vì mục đích kinh tế chăng? Câu trả lời này dành cho chính quyền Tp.Uông Bí và HĐND tỉnh Quảng Ninh trả lời?...

Yên Tử được coi là Trung tâm Phật giáo của cả nước, là chốn tổ Phật giáo Quốc gia (từ thời Lý Trần đã danh xưng như vậy). Mọi người hành hương về chốn Tổ là để lễ Phật, tưởng niệm đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông đã có công chống giặc Nguyên – Mông bảo vệ bờ cõi Đất Việt và chính ngài đã lập nên dòng thiền nhập thế riêng có ở Việt Nam. 

Mỗi độ xuân về, mọi người trong cả nước về chốn Tổ chiêm bái lễ Phật là bày tỏ niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của mình đối với chốn Tổ và khí thiêng sông núi của dân tộc. Theo con số thống kê nhiều năm được biết, có đến 90% số người đến Yên Tử vì mục đích thực thi tín ngưỡng tâm linh, chứ không đơn thuần là tham quan vãng cảnh.

Yên Tử có được như hôm nay, phần lớn là công lao của cộng đồng tín đồ Phật giáo và khách thập phương tín ngưỡng đã thường xuyên công đức đóng góp xây dựng và tôn tạo Yên Tử. Thế mà về Yên Tử chiêm bái lễ Phật lại bị thu phí quá cảnh làm mất đi sự tôn nghiêm nơi thờ tự!?…

Việc triển khai thu phí trở lại của Di tích lịch sử Yên Tử trong mùa lễ hội nói chung và các tháng trong năm của khách hành hương về chốn Tổ sẽ là việc làm thiếu tôn trọng đến Danh nhân lịch sử Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông – một vị vua, vì đạo pháp lớn đã từ bỏ ngai vàng lên núi Yên Tử tu hành và lập nên Phái thiền trúc Lâm Yên Tử.
 
Người dân, có tâm thành với chốn Tổ rất bức xúc (nếu không muốn nói là phẫn nộ) trước việc thu vé nơi tôn nghiêm Yên Tử, bởi lẽ hiện nay tại Yên Tử đã có rất nhiều dịch vụ thu phí như: Cáp treo, phí gửi xe, phí xe điện và bây giờ là phí vào “cửa chùa”. Nhìn lại lịch sử dân tộc, chúng tôi thấy chưa thời nào người dân đi chùa phải mua vé vào nơi cửa Phật, cửa Thánh để cầu nguyện cho gia đình bình an và quốc gia thịnh vượng.

Đầu năm đi lễ chùa là để xả tham, xả sân, xả si mà lại gặp “Tham Sân Si” ngay trước cổng chùa thì thật là “xui xẻo”! Chúng tôi rất đồng tình với tác giả Tâm Đạt trong bài viết “Khi chính quyền can thiệp thu phí khu di tích Yên Tử” đăng tải trên trang PGVN (phatgiao.org.vn), khi đề cập về vấn đề thu phí sẽ gây ùn tắc giao thông trong lễ hội ở Yên Tử đầu xuân. Bởi du khách mỗi lần hành hương về Yên Tử phải xếp hàng từ bến xe đến các hệ thống nhà ga cáp treo với 2 lượt lên xuống khoảng 10 lần đã gây nên sự tắc nghẽn khó có thể khắc phục được vào thời điểm lễ hội diễn ra và nay lại thêm mua vé vãng cảnh nữa, như vậy phí chồng lên phí; đây là điều tối kỵ trong việc ứng xử văn hóa đối với nơi thờ tự và thực thi tín ngưỡng tâm linh của người dân. 

Xin những nhà lãnh đạo trước khi ra quyết định thu vé vào Yên Tử hãy bình tâm đặt mình vào trường hợp của những người dân ở xa, một đời mong đến chốn Tổ Yên Tử họ thao thức như thế nào cho một chuyến hành hương cả ngàn cây số để được tới non thiêng này…? Khi mà họ gặp cảnh “ùn tắc không đáng có, vì phải chờ đợi mua một chiếc vé vào cửa chùa” với sự bát nháo xô bồ nơi chốn tôn nghiêm mà họ ngưỡng mộ gửi gắm lòng tin, đức tin…

Mục 4 điều 9 của Thông tư quy định tổ chức lễ hội do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2015 quy định: “Không bán vé, thu tiền trong khu vực di tích, lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi biểu diễn nghệ thuật thì được bán vé cho hoạt động dịch vụ đó theo quy định của pháp luật”.

Được biết, để biện hộ cho việc thu phí vãng cảnh vào Yên Tử, chính quyền địa phương đã đưa ra việc thu phí (tức xin thu) trong 10 năm thì dừng. Bởi “nhiều năm nay, ngân sách nhà nước phải bỏ ra những khoản lớn để đầu tư, tôn tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở và nuôi bộ máy Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử. Việc thu phí trở lại cũng nhằm một phần giảm gánh nặng cho ngân sách”. Do vậy mà phải “xã hội hóa” toàn dân đóng góp… Xin thưa, dân rất giàu lòng đóng góp, nhưng không phải cách thu phí “móc túi” diệu vợi này.

Xin được nhắc lại, không phải bây giờ mới có công tác xã hội hóa việc xây dựng, tu bổ đền, chùa, mà hàng ngàn năm trước, quần chúng nhân dân đã làm việc này với lòng tin, đức tin sâu sắc mới có được các ngôi cổ tự còn lưu truyền như ngày nay. Chả thế mà cổ ngữ có câu: “Phép vua, chùa làng” là vậy.

Việc thu phí vào khu Di tích Yên Tử, đây là việc làm không nên có. Bởi Yên Tử không chỉ là trung tâm Phật giáo của nước nhà, mà chốn Tổ Trúc Lâm này còn mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Non thiêng Yên Tử, một dòng thiền nhập thế, ôm chứa nhiều phạm trù khoa học tinh tế mà đến nay còn ẩn chứa nhiều câu hỏi. Tại sao gọi thiền nhập thế?

Theo các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu: Nếu thiền dụng công thì làm sao ở thế kỷ 13 quân dân Đại Việt thắng được 3 cuộc chống Nguyên Mông vĩ đại, khi mà đội quân này mạnh đến mức đã đánh tan tất cả những đội quân thiện chiến thuộc các nước của châu Á và đánh sang một phần các nước châu Âu. Với đội quân mệnh danh là bách chiến bách thắng như vậy, nhưng đã bị thất bại thảm hại đến 3 lần ở Việt Nam (đó là những câu hỏi đặt ra của các nhà sử học thế giới)?
            
Tại sao quân dân Đại Việt đánh bại được bộ máy quân sự Nguyên Mông hùng mạnh như vậy? Suốt hơn 7 thế kỷ dùng duy lý giải thích cuộc chiến này vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng…

Yên Tử non thiêng là vậy. Trần Nhân Tông Phật hoàng Diệu hữu là vậy!?

Vì kính trọng ngài, con dân Đất Việt về nguồn Yên Tử chiêm bái chốn Tổ và thụ khí Đông A ở nơi này sao lại phải “mua vé trả tiền” làm thuần tục hóa di sản thiêng liêng cha ông…

Chúng tôi người dân ở Quảng Ninh rất tâm đắc với câu nói của Nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn PV Báo Pháp luật: “Vì sao tôi đến chùa lại phải trả tiền?”.

“Muôn việc nước chảy theo nước
Trăm năm lòng tự hỏi lòng”.

Đây là câu thơ của Sơ Tổ Trần Nhân Tông viết cách đây trên 700 năm, chúng ta là những người của thế hệ hậu sinh cần phải suy ngẫm trước khi hành động.

Nguyễn Huyền - Đức Sinh (Phố Quang Trung, Tp.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm