Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/07/2021, 17:08 PM

Thực hành ăn cơm trong chánh niệm

Muốn ăn có chánh niệm, lâu lâu chúng ta phải ăn cơm im lặng. Lần đầu tiên ăn cơm im lặng, ta có thể cảm thấy không được thoải mái, nhưng một khi quen ăn cơm im lặng rồi, ta sẽ thấy có nhiều an lạc hạnh phúc lắm.

Cách đây vài năm, tôi có hỏi một vài em nhỏ Hoa Kỳ: "Tại sao chúng ta ăn sáng?". Một em trai đáp: "Để ta có đủ sức trong ngày". Một em khác nói: "Ăn sáng là để ăn sáng". Tôi khen em thứ hai. Mục đích của ăn là ăn mà thôi.

Ăn cơm trong chánh niệm là thực tập quan trọng. Chúng ta tắt máy truyền hình, để tờ báo xuống và cùng nhau chuẩn bị cho bữa ăn trong vòng năm hoặc mười phút. Năm hoặc mười phút này làm cho chúng ta có nhiều hạnh phúc. Chúng ta đặt bàn, thu dọn nhà bếp cho đỡ bề bộn. Khi thức ăn đã được đặt lên bàn và mọi người đã vào chỗ ngồi, chúng ta cùng nhau thực tập thở, thở vào, tâm tỉnh lặng, thở ra, miệng mỉm cười. Thở ba lần. Sau ba lần thở như vậy, chúng ta cảm thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng ra.

Sau đó, chúng ta nhìn nhau, mỗi người vẫn theo dõi hơi thở để thực sự tiếp xúc với chính mình và mọi người quanh bàn. Chúng ta không cần phải có hai tiếng đồng hồ mới nhìn thấy được người kia. Nếu tâm ta tỉnh lặng, ta chỉ cần hai giây để nhìn thấy rõ mọi người. Như vậy trong một gia đình năm người, ta chỉ mất năm, mười giây để mọi người thực tập nhìn thấy nhau.

Khi ăn được một món ngon mà ta rất thích, ta cũng để ý quan sát xem người khác có thích như ta không.

Khi ăn được một món ngon mà ta rất thích, ta cũng để ý quan sát xem người khác có thích như ta không.

Mỉm cười chánh niệm

Sau khi thở xong, chúng ta nhìn nhau mỉm cười. Được ngồi ăn chung với nhau trong một bàn, chúng ta có dịp tặng cho nhau một nụ cười chân thật, đầy hiểu biết. Việc này rất đơn giản mà ít ai chịu làm.

Đối với tôi, đây là một phép thực sự rất quan trọng. Cùng thở và mỉm cười với nhau là một điều rất quan trọng. Trong một nhà mà mọi người không biết nhìn nhau mỉm cười thì tình trạng đã trở nên đáng lo ngại lắm.

Sau khi đã thở và mỉm cười, chúng ta nhìn xuống các đĩa thức ăn, chúng ta nhìn sâu để thấy rõ sự liên hệ giữa ta và trái đất. Cần một cọng rau hay một miếng đậu hũ là thấy mình cần cả đất trời; cả vũ trụ đều góp mặt để nuôi dưỡng chúng ta. Cho nên để một giây quán chiếu thức ăn trước khi ăn và ăn trong chánh niệm đem đến cho ta rất nhiều hạnh phúc.

Có cơ hội được ngồi chung với gia đình và bạn bè, được thưởng thức được những món ăn ngon là một điều quý báu, không phải ai cũng có được. Có bao nhiêu người đang chết đói khắp nơi trên thế giới. Khi tôi nâng một bát cơm hay cầm một miếng bánh mì trong tay, tôi biết tôi là người có may mắn, và tôi cảm thương cho những ai không có gì để ăn hay không có gia đình, bạn bè. Đây là một thực tập rất sâu sắc. Chúng ta không cần phải đến chùa hay nhà thờ mới có thể thực tập được điều này, chúng ta có thể thực tập ngay tại bàn ăn. Chúng ta ăn cơm trong chánh niệm là làm phát triển hạt giống hiểu và thương trong ta, nó thúc đẩy ta tìm mọi cách để giúp đỡ những người đói kém, cô độc.

Ăn cơm trong chánh niệm là thực tập quan trọng.

Ăn cơm trong chánh niệm là thực tập quan trọng.

Chánh niệm là ngôi nhà của tâm

Muốn ăn có chánh niệm, lâu lâu chúng ta phải ăn cơm im lặng. Lần đầu tiên ăn cơm im lặng, ta có thể cảm thấy không được thoải mái, nhưng một khi quen ăn cơm im lặng rồi, ta sẽ thấy có nhiều an lạc hạnh phúc lắm. Chúng ta tắt máy truyền hình cũng như chúng ta ngừng nói chuyện là để thưởng thức một cách trọn vẹn thức ăn và sự hiện diện của những người thân ở chung quanh.

Tôi không khuyên bạn ngày nào cũng ăn cơm im lặng. Nói chuyện với nhau trong chánh niệm cũng là một điều lý thú lắm. Chúng ta không nên nói về những đề tài có thể gây chia rẽ, ví dụ nói về khuyết điểm của một người nào đó. Nếu trong suốt bữa ăn ta chỉ mãi mê nói về những chuyện như vậy thì những món ăn được chuẩn bị kỹ càng sẽ mất hết hương vị. Trái lại, nếu chúng ta nói những điều làm cho chúng ta ý thức hơn về những món chính đang ăn và về sự có mặt của những người thân xung quanh thì chúng ta đang nuôi dưỡng hạnh phúc. Thứ hạnh phúc làm chúng ta lớn mạnh.

Cho nên khi ăn được một món ngon mà ta rất thích, ta cũng để ý quan sát xem người khác có thích như ta không. Nếu có người ăn không chánh niệm, ta cũng có thể giúp họ thấy được tấm lòng của người nấu, để họ biết tán thưởng tấm lòng đó. Nếu có người trong khi ăn có vẻ ưu tư lo nghĩ, thay vì để ý thưởng thức những món ăn ngon trên bàn, ta có thể nói với họ: "món này ngon chứ phải không anh?" để kéo họ ra những lo nghĩ, đưa họ trở về thực tại nơi có món ăn ngon và có sự hiện diện ngọt ngào của bạn. Bạn làm như vậy là bạn trở thành một vị bồ tát rồi đó, bởi vì bạn giúp người khác tỉnh thức, đưa họ ra khỏi cơn mê. Trẻ em rất thông minh, chúng học chánh niệm rất mau và nhiều khi giúp cả cho những người lớn tỉnh thức.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm