Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/09/2021, 16:47 PM

Thượng tọa Thích Viên Thành - Chân dung Bậc Giác ngộ (II)

Thượng tọa Thích Viên Thành với cốt cách Tăng nhân – thi sĩ đã bước tới chân như, mở rộng tâm hồn chia sẻ mọi nỗi niềm với chúng sinh, hướng tới thánh đạo, chan hòa cùng thiên nhiên vũ trụ.

Sau hai năm xuất gia cầu đạo, người Tăng nhân - Thi sĩ bước tiếp trên con đường đạt đến giác ngộ chân như. Tuy chưa thâm nhập hết mọi lẽ huyền vi của Phật pháp, song hồn thơ phảng phất một chất thiền, một phong cách thanh cao đầy nhân sinh và từ ái, một khí phách hiên ngang, vững vàng và tự tin dù trước mặt là muôn vàn khó khăn, thử thách.

Thượng tọa Thích Viên Thành với bản lĩnh của một bậc chân tu 

Từ cuối năm 1964 đến cuối năm 1968, Nhà thơ - Người tu hành bước vào những năm tháng học tập, rèn luyện đầy gian khổ. Trước hết là những gian khổ trong dùi mài kinh sách, giáo lý. Nhiều bài thơ trực tiếp ghi lại những cảm nhận sâu sắc của người đồng tử ham học và mạnh dạn tìm tòi, khám phá. Như bài “Học”, bài “Đọc kinh Pháp Bảo Đàn”, bài “Nguyện”, bài “Tỉnh ngủ buổi trưa” ....

Gió hút vào song rét tháng mười

Ngồi bên cửa sổ học không ngơi

Đầm đìa trước mặt, quên mưa hắt

Nhí nhéo ngoài hiên mặc khách chơi..

(Bài “Học”)

Những câu thơ tả thực đậm chất đời thường, đọc lên, thấy hiện rõ một dáng hình, một tư thế, một quyết tâm thật đẹp. Người đồng tử ấy đã đem tất cả sức lực tâm trí gửi vào đèn sách, mặc mưa gió, bão bùng, mặc những trò vui trần thế. Nhiều lúc, người ấy đã nguyện trước Phật đài:

Thắp trước Phật đài một nén nhang

Rì rầm nguyện dưới bóng từ lương

Hữu tình tăm tối thề dong đuốc

Hàm thức mê man quyết dẫn đường!

Biến cõi trầm luân thành Tịnh độ

Bắc cầu hành nguyện tới Tây Phương

Dù gian khó vẫn không lùi bước

Khoác áo Như Lai Lai để tự cường.

---

Đã vì chân lý tới am mây

Còn có lo gì đắng với cay

Sắt thép bền tâm thề giữ đạo

Đá vàng vững chí nguyện ăn chay

Gió to sóng cả từng quen thuộc

Nhẫn nhục độ sinh theo gót Phật

Làm cho biển phúc được chan đầy!

(Bài “Nguyện”)

Thượng tọa Thích Viên Thành - Chân dung Bậc Giác Ngộ (I)

Sau hai năm xuất gia cầu đạo, người Tăng nhân - Thi sĩ bước tiếp trên con đường đạt đến giác ngộ chân như.

Sau hai năm xuất gia cầu đạo, người Tăng nhân - Thi sĩ bước tiếp trên con đường đạt đến giác ngộ chân như.

Khi đã xác định rõ động cơ học tập đúng đắn thì người học sẽ có đủ sức mạnh tinh thần và thể lực để vượt khó, để vươn lên. Với động cơ học tập thật rõ ràng, đúng đắn. Học để nêu cao đuốc tuệ, để soi sáng, dẫn đường cho chúng sinh vượt qua vòng sân si u tối, đi tới “biển phúc chan đầy”. Qua học tập kinh sách mà cái tôi của một người tu hành dần hòa quyện với cái ta của hàm thức, đại chúng. Xác định rõ việc học của mình là “dong đuốc ... dẫn đường cho hàm thức mê man ... đi tới” cũng là thức tỉnh cho chính bản thân mình. Trong "Kinh Pháp Cú” Đức Phật từng dạy “chỉ có ta lầm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gột rửa sạch cho ta”. Phật pháp mênh mông sâu thẳm biết nhường nào! Vì thế, càng học, người tu hành cũng như người trần thế càng cảm thấy mình còn u tối, cần cố gắng gấp bội phần. Bừng tỉnh sau giấc ngủ buổi trưa, nhà thơ của chúng ta viết:

Ngọ qua mà dạ vẫn chân không

(Bài “Tỉnh ngủ buổi trưa”, năm 1965)

Và đọc kinh “Pháp Bảo Đàn” mà cảm thấy mình còn nhiều bỡ ngỡ!

Căng mắt nhìn theo tay trỏ nguyệt

Chao ơi! Pháp giới thật bao la.

(Bài “Đọc kinh Pháp Bảo Đàn”)

Kèm theo những vần thơ tỉnh thức về những khó khăn, thử thách trong quá trình học tập, tác giả đã ghi lại những lời Phật dạy mà đọc lên ai cũng thấm thía. Đức Phật dạy: “Người tu hành như tuyên chiến cùng ma oán. Hai bên giáp trận chỉ có một cách là: Chiến thắng thì đuổi được kẻ thù, thất bại thì sẽ bị kẻ thù giết chết” ... “Kẻ biết tự trọng không bao giờ che dấu những lỗi lầm của mình. Những cái nhơ nhuốc trong đời người đều bắt nguồn từ cái hoen ố nhỏ nhen”. Tuy vậy, những khó khăn thử thách trong học tập là thuộc cái bản thể ở trong ta.

Người biết tự trọng, có chân tâm, vâng theo lời giáo huấn của đức Phật thì có thể tự mình kiên trì tu tập, rèn luyện, sẽ đạt tới lý tưởng, dần dần tới cõi chân như, đốn ngộ. Còn những thử thách, những cản trở của ngoại giới mới thực sự khắc nghiệt đối với người tu hành. Tăng nhân – thi sĩ, tác giả của “Thiền môn thi ký” đã gặp phải những điều khắc nghiệt ấy.

Tiếp sau những vần thơ thể hiện đức tính kiên trì chăm chỉ học tập kinh sách là những vần thơ cay đắng mà đầy bản lĩnh của một bậc chân tu trước cuộc đời dâu bể.

Bảo tượng Thượng tọa Thích Viên Thành.

Bảo tượng Thượng tọa Thích Viên Thành.

Truy môn cảnh huấn - bản dịch của cố HT Thích Viên Thành

Từ năm 1965 trở đi, tình hình chính trị, xã hội trên miền Bắc nước ta có nhiều biến động phức tạp. Giặc Mỹ mở rộng chiến tranh, mang bom đạn ra bắn phá các cơ sở quân sự, kinh tế, chính trị trên toàn lãnh thổ. Cả những vùng dân cư, những nhà thờ Công giáo, những ngôi chùa cảnh Phật..., chúng cũng không tha. Tất cả nhân tài, vật, lực của mọi miền thành thị, thôn quê đều phải tập trung vào nhiệm vụ chống lại bọn ác ma xâm lược. Thượng tọa Thích Viên Thành kể rằng: Vào thời gian này, việc học tập, rèn luyện để hoằng hóa giáo pháp của Ngài gặp khó khăn, thử thách khắc nghiệt.

Ba bài thơ “Cảnh chiều”, “Cảm xúc chiều đông” và “Từ giã chùa Cao Lá” ra đời giữa năm 1965 ghi lại khá chân thực cảnh ngộ và nỗi lòng của con người trước những khó khăn, thử thách ấy:

Chiều đông cuồn cuộn nổi phong hàn

Tôi đứng sườn non lệ chứa chan

Đau xót nhìn từng cây cỏ héo

Ngậm ngùi trông mỗi cánh hoa tàn...

(Bài “Cảm xúc chiều đông”)

Nhà thơ - Vị Tăng Nhân mười bốn tuổi ấy đứng lặng trên núi cao, ròng ròng hai hàng lệ. Nhìn “từng cây cỏ héo”, trong “mỗi cánh hoa tàn”, mà đau xót, ngậm ngùi, thương cỏ cây hoa lá đang chết dần, tàn tạ dần trong những cơn “phong hàn” ác nghiệt của tạo hoá. Và ngậm ngùi, đau xót hơn nữa là thương cho cảnh ngộ, thân phận của chính mình cũng đang bơ vơ, đang bị dập vùi... trong cơn gió lạnh cuộc đời. Thiên nhiên và con người hòa hợp. Ngoại giới và nội tâm hòa hợp.

Bao trùm tất cả những dòng thơ ấy là một tình thương, một tấm lòng bao dung rộng lớn. Thương mình, thương cỏ cây và ... thương đời, thương chúng sinh, hàm thức. Do đó, tuy câu thơ kế tiếp có đôi chút đắng cay, nhưng tình người vẫn đôn hậu, ấm áp:

Trách đời sinh tử mau ly hợp

Thương cảnh luân hồi chóng tự tan

Hàm thức còn say trong biển nghiệp

Bao giờ chở hết tới nê hoàn ...?

(Bài “Cảm xúc chiều đông”)

Bảo tháp của Thượng tọa Thích Viên Thành.

Bảo tháp của Thượng tọa Thích Viên Thành.

Thượng tọa Thích Viên Thành: vượt qua mọi khó khăn hướng về giác ngộ

Cảnh “luân hồi”, thân “hàm thức”, và “biển nghiệp” ... được nhắc tới như muốn khái quát cái quy luật “khổ hải” của kiếp nhân sinh mà Đức Phật từng chỉ dạy. Nhà thơ như muốn bỏ qua mọi suy nghĩ nặng nề, truy tìm nguyên cứ mình bị đọa đày, “trục xuất”, để bày tỏ một cách nhìn, cách nghĩ bình tĩnh, theo sự vần xoay trong cái vô thường của tạo hoá. Vì thế câu thơ kết “Hàm thức còn say trong biển nghiệp, bao giờ chở hết tới nê hoàn” không bi thương, trái lại vẫn toát ra một mong muốn tích cực, mong sao cho chúng sinh và bản thân mau chóng vượt qua “biển nghiệp” (Biển đời oan nghiệt) để đến bến “nê hoàn” (Cõi Niết bàn, Cực Lạc giải thoát). Và người tu hành trẻ tuổi ấy đã ra đi, chấp nhận thử thách, quyết tâm tìm về “Bảo sở”, bước tiếp trên con đường mình đã lựa chọn:

Từ giã chùa Cao lúc sớm mai

Gánh kinh oằn oại chuyển trên vai

Có vầng tuệ nhật soi từng bước

Bảo sở đường sang chắc chẳng dài

(Từ giã chùa Cao Lá)

Viết được những câu thơ mang âm hưởng lạc quan kiên định như trên, chắc vị Thượng tọa tương lai đã tâm niệm được sâu sắc lời Phật dạy rằng: “Này các Phật tử, các con là Phật sẽ thành. Ta là Phật đã thành. Khởi được lòng tin như vậy, đã là đầy đủ được giới phẩm”. Và hẳn Người hằng tự nhắc mình ghi nhớ, noi theo câu ca của những người dân bình thường Việt Nam thành tâm đi theo Phật đạo:

Ở đời muôn sự của chung

Phát tâm Bồ Tát bao dung muôn loài...

Trong truyện cổ Phật giáo có câu chuyện một vị Tôn giả trên đường hành đạo, hướng về “Bảo sở” đã phải trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Có lúc Người tưởng ngã gục, đành bỏ dở sự nghiệp giữa đường. Bỗng thấy hiện lên trước mặt một toà “Hoá thành” đồ sộ, nguy nga như có ý mời rước kẻ lữ hành tạm nghỉ để ngày mai tiếp tục cuộc hành hương. Tôn giả sung sướng dừng chân nghỉ rồi ngủ thiếp một giấc dài. Lúc tỉnh dậy, tòa lâu đài đã biến mất. Nhưng xung quanh cây cỏ tốt tươi, khí trời mát mẻ vừng dương hồng hào, hoa nở ngào ngạt hương thơm, chim muông nô đùa, ca hót, chào đón… Bao nhiêu mệt nhọc tiêu tan hết. Trong lòng cảm thấy phơi phới, sức lực dồi dào như ngày đầu cất bước, Tôn giả đứng dậy, tiếp tục lên đường. Thì ra có một Thượng sư theo gót Người suốt chặng đường thử thách.

Để động viên, khích lệ đệ tử, Thượng Sư đã hoá hiện ra thành giả. Sau khi nghỉ ngơi xong vị tôn giả lại tiếp tục cuộc hành hướng… và cuộc hoàn hương của vị tôn giả ấy đã trọn vẹn… Đối với người tu hành hậu sinh Thích Viên Thành, sau ngày giã biệt chùa Cao Lá, dấn thân trên con đường gió bụi mặc dù mắt vẫn chăm chắm hướng về Bảo Sở, lòng vẫn một mực trung trinh, nhưng chân tay rã rời, trí lực giảm suy. May sao, Phật tổ đã độ trì, dẫn đường tới chùa Văn Quán, cho ngơi nghỉ ít ngày rồi cho đi hướng tới Hương Sơn ổn định nơi chốn học hành, tu tập. Nghĩ lại chặng đường thử thách ấy tăng nhân thi sĩ đã nhớ tới chuyện Phật để tự khích lệ mình. Tới làng Văn Quán, Ngài có thơ về chùa Văn Quán:

Đương mỏi thì trông thấy Pháp Tràng

Mấy tầng lầu các vẻ phong quang.

Chắc là Phật hoá ra cho nghỉ

Để khách hoàn hương đỡ vội vàng

(Bài “Đến chùa Pháp Tràng Phật Ấn”)

 Tới Hương Sơn, vị Tăng sinh ấy có thơ về Chùa Hương:

Chao ôi đã được đến Hương Sơn

Trút hết bao nhiêu nỗi oán hờn

Mưa pháp, gió Từ nhuần thấm mát

Cõi lòng chan chứa một nguồn an.

(Bài “Buổi đầu đến Chùa Hương”)

Kể với tôi về hai bài thơ này Thượng Tọa Viên Thành nói:

“Chùa Văn Quán là tòa thành tráng lệ, mà Thượng sư dẫn tôi vào cho tạm nghỉ để chỉnh đốn lại hành trang, tâm tư, nghị lực. Còn Hương Sơn đích thực là Bảo sở, là kho báu đất Phật giúp tôi trưởng thành”.

Vậy đấy, trong bốn năm từ tuổi 12 đến tuổi 16, nhà thơ - người tu hành vừa rèn luyện tu dưỡng, học tập, vừa sáng tác thơ đều đặn. Mỗi bài là một bước đường phấn đấu kiên trì, bền bỉ, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để vươn tới, từng bước hướng về Bảo sở, Và bước đầu, tuy chưa đạt tới sự đốn ngộ chân như, chính giác nhưng đã thắng lợi. Thắng lợi về sự ổn định nơi tu hành, và cao hơn là sự thắng lợi trong bản thể chân tâm. Sau bài “Cây thông”, tác giả ghi lại mấy lời Phật dạy như để sơ kết một chặng đường. Đức phật dạy rằng: “Những dũng tướng có thể chiến thắng trăm trận, sức địch muôn người, nhưng không dễ gì chiến thắng nổi mình. Chỉ có chiến thắng được mình mới là chiến công oanh liệt nhất”. Một cốt cách Tăng nhân – thi sĩ đang dần bước tới chân như, mở rộng tâm hồn chia sẻ mọi nỗi niềm với chúng sinh, hướng tới thánh đạo, chan hòa cùng thiên nhiên vũ trụ.

Lược trích ấn phẩm: “Thiền môn thi ký”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiểu sử Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức

Tăng sĩ 10:30 01/11/2024

Hòa thượng Thích Huệ Cảnh, thế danh Mai Văn Tạo, pháp húy Nhựt Quang, thuộc đời thứ 41 dòng Lâm Tế Gia Phổ, sinh ngày 12/4/1949 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy hai bằng thạc sĩ, lấy bằng tiến sĩ tuổi ngoài 60

Tăng sĩ 09:39 07/10/2024

Con đường tu học không điểm dừng, đó là điều nhiều người thấy được từ hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa Chantarangsay, người vừa nhận bằng tiến sĩ dân tộc học ở độ tuổi ngoài 60.

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tăng sĩ 14:27 02/10/2024

Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...

Trung ương Giáo hội tưởng niệm Tiểu tường Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn

Tăng sĩ 23:58 20/09/2024

Sáng 20/9, Trung ương Giáo hội và Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer trang nghiêm tưởng niệm một năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, tại chùa Cần Đước (tỉnh Sóc Trăng).

Xem thêm