“Tiên ông” chữa bệnh cứu người
Hàng chục năm qua lương y Phạm Thọ Tầng ở Ba Vì, Hà Nội miệt mài với việc cứu giúp nhiều người khỏi bệnh.
Với tôi, ông bao giờ cũng bí ẩn như những khu rừng già của dãy núi Tản Viên, lặng lẽ cùng thiên nhiên Ba Vì từ ngàn năm trước. Người nói ông tên Thọ Tâng, kẻ bảo ông là Thọ Tầng, còn những người được ông trực tiếp chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo thì gọi ông với cái tên đầy kính trọng "Tiên ông bước ra từ cổ tích".
Hơn 30 năm bền bỉ cứu người
Những ai từng sống ở thị xã Sơn Tây từ nhiều năm nay, dường như không quên hình ảnh đúng 5 giờ sáng mỗi ngày, bất kể trời nắng hay mưa, trên con đường quen thuộc, người ta thấy một cụ già, khi thì trên chiếc xe đạp cà tàng, khi thì trên chiếc xe máy đi xuyên hàng chục cây số trong gió mưa rét buốt, bụi đường. Những bước chân của ông đi đến từng nhà để chữa cho những bệnh nhân. Đó là lương y Phạm Thọ Tầng.
Trên chiếc xe ấy, một bên đựng đầy những bệnh án, bên kia đựng sổ bút, dụng cụ y tế và toa thuốc, treo lủng lẳng nơi thân xe là một chút thức ăn nhanh và một chai nước. Đi hết nhà bệnh nhân này, ông lại sang nhà bệnh nhân khác, từng bước từng bước, lặng lẽ thăm khám, mỗi ngày một bệnh nhân, hơn 30 năm.
Người dân Ba Vì và khắp nơi dường như quá quen với vị lương y khả kính, nhiều bệnh nhân còn thuộc lòng giờ giấc làm việc của ông nên có khi chẳng cần gọi điện, họ cũng biết là ông luôn rộng lòng đón tiếp, không có ngày nghỉ.
Mỗi ngày một bệnh nhân, 30 năm là bao nhiêu người lành bệnh? Mỗi ngày đi chữa bệnh ở các tỉnh, hàng chục cây số, 30 năm qua, ông đã đi bằng chu vi trái đất rồi? Tôi bước vào căn phòng nhỏ bé nơi ông ngồi làm việc.
Bước sang năm 2024 này, khi đã hơn 100 tuổi, sức khỏe có phần thuyên giảm, không cho phép ông một mình đi chữa bệnh miễn phí cho từng bệnh nhân ở các tỉnh, thành nữa, ông lùi về căn phòng tĩnh lặng và cũng là nơi ông làm việc để tiếp tục cho ra những phương thuốc mới - công trình nghiên cứu mà ông nghĩ nó sẽ giúp ích cho nhiều bệnh nhân nghèo khó trên vùng núi Ba Vì.
Ở đó, có cuốn sổ bệnh án ghi chép tỉ mỉ và chi tiết về tình trạng nặng, nhẹ của mỗi bệnh nhân. Vẫn là những gói thuốc miễn phí - món quà vô giá và chữa lành tổn thương cho người bệnh. Nếu như trước đây, ông đi chữa bệnh miễn phí cho từng người bằng tấm lòng và y đức thì bây giờ, người bệnh tìm đến ông đông hơn, nhiều hơn. Mỗi phút trôi qua trong căn phòng nơi ông làm việc, bệnh nhân xếp hàng dài chờ được thăm khám. Bệnh nhân không cần hỏi xem mình bị bệnh gì hoặc giá thuốc bao nhiêu mà đưa cánh tay về phía vị lương y rồi nhận những phần thuốc miễn phí.
Tôi hỏi: "Làm sao ông có thể biết tình trạng bệnh tật của họ mà bốc thuốc?". Ông vuốt nhẹ chòm râu bạc như cước, cười hiền hậu: "Mấy năm trước, chị ấy bị mắc bệnh hiểm nghèo. Chữa khắp nơi không khỏi". Ông nhìn về phía người bệnh: "Cô bị bệnh này lâu rồi phải không?". Người mẹ trẻ khẽ gật rụt rè. Ông nhìn về phía tôi: "Cô ấy ở xa lắm. Làm nặng nên đau đớn suốt. Uống gì cũng không khỏi được à?". Chị Mùi - một bệnh nhân, nói: "Ông thuộc nằm lòng từng bệnh nhân ấy mà chẳng cần ghi chép. Từ Nam chí Bắc, ai ông cũng nhớ hết".
Tôi hỏi chị Mùi: "Có khi nào chị tìm được nơi chữa bệnh khác?". Chị trả lời: "Còn biết chữa bệnh ở đâu ngoài cụ Tầng nữa? Từ đó đến giờ, tôi chỉ khám và chữa với một phòng bệnh duy nhất, không có nơi nào hơn. Bệnh nhân nào nếu được ông thăm khám một lần, lần sau chẳng đi đâu khác. Chữa khỏi rồi là tôi liền nói với bà con đến chữa bệnh".
Cho đi, không nhận lại
Trước khi ngồi với ông, tôi được một người bạn trẻ ở thị xã Sơn Tây chỉ đường đến nhà ông. Đi suốt một giờ những tưởng lạc lối trên phường Xuân Khanh, tôi mới tìm đến được nhà ông. Từ khoảng sân rộng rãi, một cụ bà nhỏ nhắn và hồ hởi bước ra mở cổng.
Cụ bà Trương Thị Hát, vợ cụ Tầng, nói đầy tự hào về chồng: "Ông tên là Phạm Thọ Tầng, quê gốc ở Đông Hưng, Thái Bình. Từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, rồi về làm Viện trưởng Viện Điều dưỡng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tôi với ông ấy lấy nhau đã lâu, đẻ mấy mặt con giờ đứa nào cũng khôn lớn trưởng thành, có gia đình riêng, thành đạt cả. Cũng có đứa theo nghề của gia đình, tay nghề cao lắm. Sáng nào tôi cũng dậy sớm làm đủ mọi việc, lại phụ ông chăm sóc cho bệnh nhân, thanh niên bây giờ theo không nổi ông đâu".
Ngồi giữa nếp nhà có vườn thuốc rộng mênh mông, cụ bà nói: "Cả vùng rừng núi Tản Viên này trước đây thâm u, rậm rịt, cây thuốc Nam trải đầy dưới chân vẫn chẳng ai để ý đến. Cậu lại hỏi về xuất xứ của những thứ thuốc hiếm có ấy sao? Chuyện dài lắm, thôi ta đừng ở trong nhà hãy ra vườn thuốc phía sau nhà để tôi tiện giới thiệu cho cậu biết. Hồi mới lấy nhau, cha mẹ hai bên đều nghèo cả, chẳng giúp được gì. Ngày ngày tôi vẫn phải buôn bán chạy chợ để gia đình có cái ăn. Một đêm nọ, ông nói như người đang mơ: "Tôi nghĩ kỹ rồi, bà nó ơi!". Gặng nói mãi nhưng ông cứ im lặng, chỉ thấy một sáng tinh mơ, ông xách dao lên khu rừng phía sau nhà, đi khuất bóng, vừa đi vừa tìm cái gì đó và mang về một vài thứ cây không rõ tên, rồi lặng lẽ trồng phía sau nhà. Vườn thuốc Nam ra đời từ đó. Những thứ thuốc quý đó không phải ông nghĩ ra đâu, mà ngay từ lúc còn là một bác sĩ theo học bên Đông Âu, ông đã để ý cây thuốc Nam và mày mò ra các bài thuốc chữa đại tràng, dạ dày, xương khớp".
Theo lời bà kể, thuốc Nam được nhiều người ưa dùng không chỉ vì nó quen thuộc, điều trị bệnh tận gốc mà còn mang lại những hiệu ứng tích cực.
Bà bảo: "Cứ tang tảng sáng ông ấy đã dậy phân loại thuốc, kê đơn, mài thuốc rồi ngồi chờ bệnh nhân từ xa đến. Nhưng có một điều ít người biết về ông. Đó là khi trực tiếp thăm khám miễn phí cho người bệnh, bao giờ ông cũng kiểm tra tình trạng nặng nhẹ của họ trước đó. Có những bệnh nhân ở xa không đến được, ông gửi thuốc về tận nhà. Ông còn dành dụm số tiền ít ỏi có được để xây cả dãy nhà ở để bệnh nhân từ xa đến có nơi ăn ở thuận tiện. Một vài bệnh nhân khó khăn ông không lấy tiền, ông bảo giúp được bệnh nhân lành bệnh là ông vui rồi, tính toán chi cho mệt".
Nghe cụ bà nói thế, tôi lại chợt liên tưởng cụ Tầng cũng như rừng núi Tản Viên này, vừa mênh mông, bao dung nhưng lúc nào cũng tĩnh lặng.
Một người bệnh từ xa đến ngồi bên cạnh tôi, nói với đầy vẻ cảm phục về cụ Tầng, mỗi người đến với cụ là một phần đời được hồi sinh. Trong cách nói chuyện của nhiều bệnh nhân thì cụ Phạm Thọ Tầng, dù đã hơn 100 tuổi vẫn đem lại cho mỗi người một niềm hy vọng thật hiếm gặp ở đời.
Với những đóng góp tích cực của mình, cụ Phạm Thọ Tầng từng được vinh danh trí thức tiêu biểu "Vì sự nghiệp phát triển thủ đô".
Nguồn: https://nld.com.vn/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người đàn ông 47 tuổi hiến tạng cứu sống 5 người
Gieo mầm thiện 16:37 23/12/2024Sáng ngày 20/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thông báo đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức lấy và vận chuyển thành công 4 đơn vị tạng từ một người đàn ông chết não để ghép cho các bệnh nhân cần cứu trợ. Đây là một nghĩa cử nhân văn, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người.
Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người
Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.
Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang
Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.
Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật
Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.
Xem thêm