Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thế nào gọi là Bồ tát thực tập từ ba-la-mật?

Tâm đại từ này thuộc hàng số một trong các đức tánh về vô tranh. Người có tâm từ sẽ không giận dữ, không còn giết hại, không gây thương tổn, không còn hận thù, dứt hết lỗi lầm, xa lìa tham ái ở trong các cõi; nhìn thấy mặt tốt và sự thanh tịnh của các chúng sanh, không nhìn mặt xấu.

Các vị Bồ-tát đang khi thực tập con đường Bồ-tát là vì hướng đến giác ngộ vô thượng, nên rải tâm từ đến khắp chúng sanh trong các cảnh giới, không hề hạn lượng không gian, đối tượng. Cũng như hư không phủ trùm khắp cả, cũng như cảnh giới không có giới hạn, tấm lòng đại từ của các Bồ-tát cũng không giới hạn, hướng về chúng sanh các loại lớn nhỏ, không hề phân chia. Vì cõi hư không vốn là vô biên cho nên chúng sanh cũng nhiều vô biên, do vậy tâm từ cũng là vô biên.

Này các đệ tử, thế giới mười phương như cát sông Hằng. Giả sử có thể gom các thế giới thành biển đầy nước. Hằng tỷ chúng sanh chẻ một sợi lông thành cả trăm phần, mỗi một chúng sanh lấy một phần lông chấm lấy nước biển. Số lượng như thế là nhiều vô kể nhưng vẫn đếm được.

Số lượng chúng sanh trong các thế giới là khó nghĩ bàn. Khi tu tâm từ cũng phải như thế, thương khắp chúng sanh, trải khắp pháp giới, không có giới hạn.

Này các đệ tử, tâm đại từ này không gì thể hơn, có năng lực lớn bảo hộ tự thân, hướng về lợi ích của toàn chúng sanh. Tâm đại từ này thuộc hàng số một trong các đức tánh thuộc về vô tranh. Người có tâm từ sẽ không giận dữ, không còn giết hại, không gây thương tổn, không còn hận thù, dứt hết lỗi lầm, xa lìa tham ái ở trong các cõi; nhìn thấy mặt tốt và sự thanh tịnh của các chúng sanh, không nhìn mặt xấu. Người có tâm từ thường hay ban vui bằng thân, miệng, ý; không ai có thể làm hại người ấy, sống trong an ổn, thoát mọi sợ hãi. Gốc của tâm từ hướng về thánh đạo, giúp cho mọi người có niềm tin sạch, có khả năng lớn cứu khổ chúng sanh, dắt dìu mọi người hướng đến giải thoát.

Trí huệ Ba la mật là gì?

Người có tâm từ thoát khỏi phiền não, phát triển trí tuệ; nhớ rõ chánh pháp, có tâm quả quyết; đánh bại quân ma; trụ nơi an lạc.

Người có tâm từ thoát khỏi phiền não, phát triển trí tuệ; nhớ rõ chánh pháp, có tâm quả quyết; đánh bại quân ma; trụ nơi an lạc.

Người có tâm từ sẽ không nịnh bợ, lừa gạt, bức ép, không thích dối hiện oai nghi không thật; trang nghiêm thân tâm bằng lòng thương xót; phòng hộ chúng sanh và kẻ vô trí; được các bậc trí và trời Phạm thiên đồng tâm khen ngợi, được người quý mến, uy tín tăng trưởng.

Tâm từ vượt khỏi phạm vi cõi trời, mở đường giải thoát, nương vào các thừa rồi về Đại thừa. Tâm từ là nơi chứa phước vô nhiễm, hơn các phước thiện còn có sở y; giúp người có được ba mươi hai tướng của bậc đại nhân và hảo tướng khác; giúp cho hành giả xa lìa ác đạo, thoát khỏi tám nạn; đi trên đường lành, hướng về Niết-bàn.

Người có tâm từ vui với chánh pháp, thiền định, giải thoát; chẳng màng dục lạc, ngay cả ngôi vua; có tâm bình đẳng, bố thí chúng sanh; giúp cho con người xa lìa vọng tưởng. Tâm từ giúp người học giữ luật nghi, cứu người phá giới; hiện sức nhẫn nhục, xa lìa cống cao; tinh tấn bất động, thực tập chánh hạnh, phương tiện cứu cánh.

Tâm từ làm gốc cho tu thiền định, chánh chỉ, chánh quán và sự giải thoát. Người có tâm từ thoát khỏi phiền não, phát triển trí tuệ; nhớ rõ chánh pháp, có tâm quả quyết; đánh bại quân ma; trụ nơi an lạc.

Người có tâm từ trong bốn oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi đều có oai nghi; vượt qua tham dục. Người có tâm từ sử dụng lương tâm như loại hương hoa; dứt trừ ác đạo, phiền khổ, nạn tai. Tâm đại từ này thường cứu chúng sanh, không màng niềm vui của bản thân mình, ban cho chúng sanh nhiều điều an lạc. Tâm đại từ này có nhiều đức tính, Như Lai tóm lược vài loại mà thôi, nếu nói rộng ra không thể kể hết.

Này các đệ tử, tâm từ có ba: Tâm từ một là chúng sanh duyên từ, tức chỗ thành tựu của các Bồ-tát mới phát đại tâm. Tâm từ hai là chánh pháp duyên từ, chỗ thành tựu của Bồ-tát thánh hạnh. Tâm từ ba là vô duyên từ tâm, chỗ thành tựu của các vị Bồ-tát vô sanh pháp nhẫn.

Trên đây gọi là đại từ vô lượng của đại Bồ-tát. Nhờ thành tựu được tâm đại từ này, nên các Bồ-tát luôn thương chúng sanh, siêng tu chánh pháp không biết mệt mỏi. Đức từ của phàm chỉ thể tự cứu. Đức từ Bồ-tát cứu các chúng sanh.

Trích từ "Phật nói Kinh bốn Vô Lượng Tâm"

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Phật 15:00 09/04/2024

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Kinh bồi đắp niềm tin

Kinh Phật 11:45 03/04/2024

Tuệ giác và niềm tin là những báu vật sáng chói nhất. Đó là những châu báu, tài sản cao cấp, trong khi đó thì tất cả các tài lợi, gia sản của thế gian đều vô thường.

Kinh phân biệt chánh tà

Kinh Phật 12:00 18/03/2024

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nếu có người ở trong nhóm tà kiến thì có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Xem thêm