Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/01/2023, 08:30 AM

Tiến tu làm người (Phần 4)

Người là một chúng sanh có cương vị trong Tam thiện đạo, bổn phận làm Người là giữ sao cho khỏi đọa xuống Tam ác đạo và tu tiến lên cho đến khi thành Phật.

 5. Bổn phận làm người 

Người là một chúng sanh có cương vị trong Tam thiện đạo, bổn phận làm Người là giữ sao cho khỏi đọa xuống Tam ác đạo và tu tiến lên cho đến khi thành Phật. Trong trường hợp nội quán tự tri, soi tỏ nghiệp báo của mình thấy chưa hội đủ điều kiện làm Người thì đương nhiên cần phải tiến tu làm người , sau đó mới khởi tu tiến lên thành Phật.

Theo đạo Phật, bổn phận làm Người gồm có hai phần đối với tự thân và đối với tha nhân. Bổn phận đối với Tự thân: Tự giác tự độ.

Đức Thích Ca đã dạy một thường dân tên là Dighajanu bổn phận đối với Tự thân để sống có an vui hạnh phúc. Đây là phần xây dựng biệt nghiệp.

Tiến tu làm người (Phần 3)

200

Hạnh phúc đời hiện tại

Muốn có cần hành trì bốn điều:

- Giữ Chánh nghiệp, nghĩa là thành thạo một nghề lương thiện và giữ trọn lương tâm nghề nghiệp,

- Kiếm lợi tức tương xứng với công lao bỏ ra, không khai thác người khác để trục lợi.

- Chọn bạn tốt để giao du, giúp nhau cùng tu theo Chánh đạo.

- Sống tri túc, không bỏn sẻn cũng không hoang phí, dành tiền tiết kiệm phòng hờ khi cần đến và làm việc từ thiện.Hạnh phúc những đời sau

Muốn có cũng cần hành trì bốn điều:

- Cần có niềm tin tự giác tức Chính tín, đặt niềm tin vào Chánh đạo, Thiện tâm và Trí tuệ,

- Giữ Ngũ Giới một cách nghiêm túc và thành thực.

- Tu hạnh Bố thí, Từ tâm.

- Tăng trưởng Trí tuệ để diệt khổ, đạt tới thực chứng Niết-bàn.

Bổn phận đối với Tha nhân: Giác tha độ tha

Bổn phận đối với tha nhân là những mối tương quan giữa những thành phần trong sinh hoạt cộng đồng xã hội. Đức Thích Ca dạy một thanh niên tên là Sigala, con một nhà tư sản giàu có ở khu Trúc Viên gần Rajagrha. Kinh Sigala (tên người thanh niên thọ giáo) nói rõ: Cỏ sáu mối tương quan khắng khít, giữ cho chúng hòa hợp thì đời sống có an vui hạnh phúc, nếu để chúng rối loạn thì đời sống khổ đau, phiền não. Đây là phần xây dựng cộng nghiệp.Tương quan cha mẹ với con cái

Bốn phận làm cha mẹ đối với con cái gồm có: Dạy dỗ nên người lương thiện hữu ích, giáo dục theo nếp nhà, dựng vợ gả chồng và để lại di sản cho con, di sản vật chất như của cải nhà ruộng hay di sản tinh thần như tiếng thơm, công đức làm cho xã hội.

Bổn phận làm con đối với cha mẹ gồm có. Phụng dưỡng khi già yếu, bảo vệ danh dự tổ tiên, gìn giữ gia phong, bảo vệ di sản của ông cha để lại và cúng giỗ khi tử vong.

Tương quan thày trò

Bổn phận thày cô giáo đối với học trò gồm có Dạy cho nên người về mặt đạo hạnh, mở mang kiến thức về mặt trí tuệ, giới thiệu với bạn bè quen thuộc để học trò tiến bộ về mặt giao dịch xã hội, lo việc làm cho học trò về mặt nghề nghiệp mưu sinh.

Bổn phận học trò đối với thầy giáo, cô giáo gồm có: Kính trọng và vâng lời, hết lòng học hỏi, thăm viếng và giúp đỡ thày cô khi cần thiết.

Tương quan vợ chồng

Bổn phận người chồng đối với vợ gồm có: Tôn trọng, yêu thương và trung thành, giao trách nhiệm cho vợ và giúp vợ mọi cách để làm tròn chức năng tề gia như cung ứng đầy đủ phương tiện và quyền hạn tương xứng với chức năng đảm nhiệm, lâu lâu có dịp vui tặng quà hay nữ trang.

Bổn phận người vợ đối với chồng gồm có: Tận tụy lo tề gia, yêu thương và trung thành, can đảm và khéo léo trong giao dịch với họ hàng bên chồng, bạn bè của chồng, bảo vệ tài sản của gia đình.Tương quan họ hàng, bạn bè, xóm giềng.

Bổn phận đối với họ hàng, bạn bè, xóm giềng gồm có: Cư xử bình đẳng, niềm nở, tránh mọi tranh cãi, giúp đỡ khi cần đến, không được thờ ơ khi gặp trường hợp khó khăn, hoạn nạn bất thường.Tương quan cấp chỉ huy với nhân viên

Bổn phận cấp chỉ huy đối với nhân viên gồm có: Giao việc thích hợp với khả năng nhân viên, trả lương tương xứng, lo y phí, khen thưởng nhân viên khi làm việc tốt.

Bổn phận nhân viên đối với cấp chỉ huy gồm có: Vâng lời, thật thà không lừa dối, tỏ ra có tinh thần trách nhiệm, can đảm, lanh lẹ, tháo vát và xuất sắc.Tương quan thường dân với giới Phật tử

Bổn phận thường dân đối với giới Phật tử gồm cả tu sĩ xuất gia và cư sĩ tại gia là tôn kính và sẵn sàng nghe và làm theo lời chỉ dạy. Riêng đối với giới tu sĩ thêm sự cúng dường chư tăng.

Bổn phận giới Phật tử đối với thường dân là vui hòa, sẵn sàng chỉ dẫn làm điều lành tránh điều dữ theo Chánh đạo.

(còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Lịch sử tiếp nhận Kinh Địa Tạng ở Việt Nam

Nghiên cứu 11:15 02/09/2024

Kinh Địa Tạng, bằng góc nhìn “thật giáo” (nói thẳng giáo lý cần trình bày) là hình ảnh đức Đại nguyện Địa Tạng vương Bồ tát – Ngài xuất hiện như cánh cửa nhân đạo giúp chúng sinh lạc lối có thể tìm được ánh sáng quay về nẻo chính.

Một quyển luận thuyết triết học quý hiếm của Phật giáo Việt Nam

Nghiên cứu 13:00 24/08/2024

Tác phẩm chính là sự kết tinh tinh hoa đạo lực, trí tuệ của các thiền sư, Hòa thượng, Tăng sĩ vốn được xếp vào hàng danh sĩ tiếng tăm bậc nhất trong thời đại đó.

Khái lược thiền học Phật giáo Việt Nam

Nghiên cứu 14:40 16/08/2024

Thiền học Phật giáo nói chung, thiền học Phật giáo Việt Nam nói riêng có giá trị vượt không thời gian, hoàn toàn phù hợp với nền khoa học hiện đại, ngày càng được lưu truyền rộng rãi và được giới trí thức thế giới để tâm nghiên cứu.

Xem thêm