Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 31/12/2022, 12:45 PM

Tiến tu làm người (Phần 2)

Thân tuy có hình hài là Người nhưng Tâm chưa hẳn là Người, đang còn là Súc sanh? Đây là trường hợp Tâm chưa đầy đủ Nhân tánh, đang còn ô nhiễm bởi Thủ tánh do tham dục si mê tạo nên. Để soi tỏ điểm này cần am tường sự vận hành của Nghiệp báo, Nghiệp là gì và vận hành ra sao?

Audio

3. Sự vận hành của nghiệp báo 

Muốn xác định điểm khởi hành tiến tu cần nội quán tự mình đã thành Người, nghĩa là đã ở trong Tam thiện đạo, hay chưa làm Người nghĩa là đang còn ở trong Tam ác đạo ? Thân tuy có hình hài là Người nhưng Tâm chưa hẳn là Người, đang còn là Súc sanh ? Đây là trường hợp Tâm chưa đầy đủ Nhân tánh, đang còn ô nhiễm bởi Thủ tánh do tham dục si mê tạo nên. Để soi tỏ điểm này cần am tường sự vận hành của Nghiệp báo, Nghiệp là gì và vận hành ra sao ?

Nghiệp theo từ ngữ có nghĩa là công việc làm. Trong Phật học, đây là dịch nghĩa tiếng sanskrit KARMA gồm có hai ý Nhân và Quả, việc làm và hiệu năng đem lại do chính việc mình đã làm tạo ra như tục ngữ thương nói Nhân nào Quả ấy. Nhân và Quả đều là Nghiệp, nói đầy đủ là Nghiệp nhân và Nghiệp quả hay Nghiệp báo, cũng gọi là Quả báo.

Sống là làm việc và nhận lấy hiệu năng của việc mình đã làm. Khi làm việc gọi là Tác nghiệp hay tạo nghiệp tức Gieo Nhân, khi nhận lấy hiệu năng của việc mình đã làm gọi là Thọ nghiệp hay Thọ báo tức Lãnh Quả.

Tiến tu làm người (Phần 1)

32

Sự phân loại các nghiệp có nhiều cách khác nhau:

Theo sự báo ứng có Hai nghiệp:

 Phước nghiệp tức thiện nghiệp, nghiệp lành do Nhân lành đem đến Quả lành như hạnh phúc, an vui, thành đạt...

Tội nghiệp tức ác nghiệp, nghiệp dữ do Nhân dữ đem đến Quả dữ như phiền não, khổ đau, thất bại...

Theo tánh chất riêng chung, có Hai nghiệp:

Biệt nghiệp do một cá nhân gieo Nhân đem đến Quả riêng cho người này dù là thiện hay ác gọi là Chánh báo hay Chánh quả như thọ yểu, thông minh hay ngu đần.

Cộng nghiệp hay đồng nghiệp do một tập thể gieo nhân như gia đình, dân tộc hay toàn thể nhân loại đem đến Quả chung dù là thiện hay ác gọi là Y báo như tình tương thân tương trợ hay tương hại tương tàn, mưa thuận gió hòa hay thiên tai dịch tễ, hòa bình hay chiến tranh...

Theo vai trò tác nghiệp, có Ba nghiệp:

Thân nghiệp là việc làm do thân thể, tay chân thực hiện như nhảy xuống nước cứu người chết đuối, can người đấm đá lẫn nhau...

Khẩu nghiệp là việc làm do lời nói ở cửa miệng thốt ra như nói lời ái ngữ, dịu dàng làm đẹp lòng người nghe hay nói lời vọng ngữ, dối trả làm phiền lòng người nghe.

Ý nghiệp là việc làm do ý niệm, suy tư thực hiện như tâm từ bi hay tâm oán thù.

Theo sự chiêu cảm hỗ tương giữa Nhân và Quả, có Bốn nghiệp:

Hắc nghiệp Tức Nghiệp đen do Nhân dữ chiêu cảm Quả dữ, cả hai đều là ác cả như khinh ghét người thì bị người khinh ghét lại... Tục ngữ có câu Gieo gió gặt bảo diễn tả ý này.

Bạch nghiệp tức Nghiệp trắng do Nhân lành chiêu cảm Quả lành cũng gọi là LẠC QUẢ, cả hai đều trắng sạch như yêu kính người thì được yêu kính lại... Tục ngữ có câu Bánh ú đi bánh dì lại diễn tả ý này.

Hắc nghiệp bạch nghiệp tức Nghiệp đen và Nghiệp trắng có lúc làm điều ác có lúc làm điều thiện, do đó quả báo có khổ não có vui sướng như mọi người đa số chứng nghiệm thấy trong sinh hoạt hàng ngày.

Bất hắc bất bạch nghiệp Tức Nghiệp chẳng đen cũng chẳng trắng. Đây là Nghiệp Vô lậu, Vô vi của bậc Đắc Đạo, tâm thức đã đạt tới Tịch diệt Niết bàn.

Theo sự đầu thai sau khi chết, có Bốn nghiệp:

Cực trọng nghiệp tức Nghiệp mạnh nhất có tác động lớn nhất trong lúc còn sống, dù là thiện hay ác. Đến lúc chết đi đầu thai ở đời kế tiếp thì theo sự dẫn dắt của Nghiệp cực trọng này mà báo ứng được hưởng Quả phúc đặc thù hay bị Tai ương lớn lao.

Cận tử nghiệp tức Nghiệp lúc lâm chung, khi gần chết có tâm thức lành hay dữ thì theo đó mà đi dầu thai. Vì lý do này, Phật tử có tín tâm mộ Đạo lúc biết mình sắp từ giã cõi đời thường tâm niệm Phật A-di-đà cầu được vãng sanh về Tây phương Cực lạc. Trong gia đình, người thân cũng thường hộ niệm cho người lâm chung sớm được siêu thoát. Đây là trường hợp vận dụng tín lực và nguyện lực của tự thân và tha nhân để dẫn dắt đầu thai sang cảnh giới khác.

Tập quán nghiệp tức Nghiệp do thói quen hành động hằng ngày tạo nên lành hay dữ thì lúc thác theo đó mà đi đầu thai, dù là thói quen nhỏ nhặt người sơ tâm thường không quan tâm đến. Tục ngữ có câu Năng nhặt chặt bị diễn tả ý này.

Tích lũy nghiệp tức Nghiệp tạo nên ở những đời trước chưa kịp báo ứng, dồn lại ở những đời kế tiếp hiện tại và tương lai cho đến khi trả hết nghiệp, dù lành hay dữ cũng đều theo đó mà đi đầu thai để tiếp tục thọ nghiệp.

Nói dễ hiểu hơn: Nhân lành đã gieo từ nhiều đời trước tạo nên Quả phúc, nếu ở những đời trước chưa hưởng hết thì đời nay tiếp tục hưởng, nếu vẫn chưa hết thì sẽ hưởng ở những đời sau cho đến khi hết phúc. Nhân dữ đã gieo từ nhiều đời trước tạo nên Quả tội, nếu ở những đời trước chưa trả đền hết thì đời nay tiếp tục đền trả, nếu vẫn chưa hết thì sẽ đền trả ở những đời sau cho đến khi đền trả hết sạch tội. Lý Nhân Quả rất phân minh. Lời khuyên Tu nhân tích đức diễn tả ý này. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Xem thêm