Thứ năm, 08/08/2019, 17:17 PM

Tiếng khóc nhớ mẹ của 4 đứa trẻ mồ côi ở Sài Gòn trong mùa Vu Lan

Tiếng tụng kinh từ chiếc radio vọng ra ở bàn thờ mẹ, Ngân ngồi đó nhìn 3 đứa em mà mắt đỏ hoe. Ngân thương những đứa em vốn đã không có cha vì chúng còn quá nhỏ để hiểu rằng cuộc đời mình cũng không còn mẹ…

>>Đại lễ Vu Lan báo hiếu 2019 

Mùa Vu lan về cũng là lúc 4 chị em Ngân mãi mãi không còn mẹ. Ảnh: Vũ Phượng

Mùa Vu lan về cũng là lúc 4 chị em Ngân mãi mãi không còn mẹ. Ảnh: Vũ Phượng

Mùa Vu Lan báo hiếu năm nay đã về, thế nhưng đối với 4 chị em Nguyễn Thị Huỳnh Ngân (21 tuổi, Q.9, TP.HCM) mùa Vu Lan năm nay đã vắng bóng cả cha lẫn mẹ. 

Bài liên quan

Một ngày đầu tháng 7 âm lịch trời mưa rả rích, con đường đất dẫn vào lò gạch cũ khu nhà Ngân ở loang lổ ổ gà. Các dãy nhà trọ đóng cửa im ỉm càng làm khung cảnh thêm u tịch. Nhà Ngân nằm ở cuối con hẻm sâu nhất, xung quanh cây cỏ mọc um tùm. Trước nhà là một bãi tập kết các thùng container bốc mùi nước thải của một doanh nghiệp.

Căn nhà trống hoác, phòng khách chẳng có gì ngoài chiếc bàn nhỏ được kê làm bàn thờ cho mẹ của Ngân là bà Huỳnh Thị Nga (40 tuổi) vừa mất trước đó một tuần. Gian bếp cũng chỉ vừa đủ kê một chiếc giường để mấy chị em ngủ chung với nhau.

Bà Huỳnh Thị Lợi (71 tuổi, bà ngoại Ngân) nhỏ thó trong bộ áo bà ba, khuôn mặt nhăn nhúm lại vì tuổi tác và lao động quá sức. Từ khi không sống chung với chồng, bà Lợi chỉ ở cùng với con gái của mình là bà Nga.

“Số nó khổ nên có 4 đứa con mà hết 3 đời chồng. Không ai cưới hỏi đàng hoàng, chỉ ưng nhau, ở với nhau rồi sinh con xong thì bỏ. Đứa nào cũng mang về đây tui nuôi hết”, bà Lợi xót xa nói.

Mắt bà Lợi vốn đã yếu, từ ngày con mất, nhìn 4 đứa cháu côi cút bà khóc nhiều hơn nên không còn thấy rõ ai, phải đeo kính mới thấy bóng mờ mờ. Ảnh: Vũ Phượng

Mắt bà Lợi vốn đã yếu, từ ngày con mất, nhìn 4 đứa cháu côi cút bà khóc nhiều hơn nên không còn thấy rõ ai, phải đeo kính mới thấy bóng mờ mờ. Ảnh: Vũ Phượng

Để có đủ chi phí trang trải tiền ăn học cho các cháu, bà Lợi làm việc ở lò gạch gần nhà. Công việc hằng ngày là bốc xếp gạch, đưa than vào lò, kéo củi. Bà làm tất cả mọi công đoạn có thể để các cháu được đến trường. 5 năm trở lại đây, lò gạch đóng cửa, sức khỏe cũng yếu nên bà ở nhà lo cơm nước.Theo lời bà Lợi, con gái bà ngày trước chạy xe ba gác đi bán rau ở chợ Xóm Chiếu (Q.4, TP.HCM). Hai năm gần đây, bà Nga chuyển qua làm công nhân ở Khu chế xuất Linh Trung.

16 giờ 40 phút ngày 27.7, trên đường đi làm về vừa qua cầu vượt Trạm 2 thì bà Nga bị té xe bất tỉnh được người dân đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.

Bài liên quan

“Nhận tin xong tui với bé Ngân chạy xuống bệnh viện, nhìn nó nằm bất động, máy móc gắn khắp người, đắp thêm tấm vải trắng mà tui không còn biết gì nữa. Bác sĩ nói máu tràn hết não nên không cứu được, nhưng còn nước còn tát, nhà tui chuyển nó lên Bệnh viện Chợ Rẫy mà bác sĩ cũng trả về… Từ lúc ra Giêng tới giờ tui bệnh riết, tui tưởng tui chết chứ nào ngờ nó chết bỏ lại 4 đứa nhỏ thế này”, nói rồi bà Lợi lại kéo vạt áo lên lau nước mắt vừa chực rơi.

Thương mẹ cực khổ, thương bà tuổi cao và thương cả những đứa em nheo nhóc, vừa học xong lớp 9, Ngân xin mẹ được nghỉ học đi làm, nhường các em đến trường.Vì khi đó chưa đủ tuổi nên Ngân chỉ có thể làm những công việc lặt vặt phụ người ta để kiếm tiền theo ngày. Hai năm trở lại đây, Ngân xin về làm tạp vụ cho khách sạn của một người họ hàng, lương mỗi tháng 4 triệu đồng. Ngân đưa hết cho mẹ để đóng học và lo ăn uống cho các em của mình.

Nhìn về di ảnh mẹ, Ngân sụt sùi kể: “Lúc vô viện thấy mẹ em bủn rủn hết tay chân. Em ôm mẹ mà mẹ không có phản ứng gì hết. Lên tới Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ nói không cứu được là mọi hy vọng em vụt tắt hết, em biết là từ nay sẽ không còn mẹ nữa”.

Điều khiến Ngân đau lòng nhất là những đứa em của Ngân vẫn còn quá nhỏ. “Nhất là thằng em em, trong đám tang mẹ nó cứ chạy nhảy, nói đừng để mẹ nằm vậy lạnh. Em nghe mà đau lòng không thể chịu được”, Ngân bật khóc nức nở.

Ngân mới trải lòng, ngày trước cả mẹ và Ngân gộp lại cũng được 10 triệu đồng mỗi tháng, chắt bóp thì đủ lo cho cả nhà. “Còn nay chỉ còn có mình em, em sợ lương của em không đủ để lo cho mấy đứa ăn, học. Nhiều đêm em cũng áp lực không ngủ được, nhưng không còn lựa chọn nào khác. Em chỉ ước gì còn mẹ để được òa khóc trong lòng mẹ”, Ngân rưng rức khóc tâm sự.

Cũng như nhiều cô gái khác, Ngân cũng ước mong mình được học một nghề gì đó để có việc làm ổn định lo cho tương lai sau này. Nhưng có lẽ giờ đây, mọi ước mong của bản thân đều phải gác lại vì Ngân phải tiếp tục làm tạp vụ nuôi nấng các em và chăm sóc bà ngoại tuổi già. Dù biết công việc này sẽ không cho Ngân một mức lương đủ để lo cho cả gia đình, mà cũng đâu còn sự lựa chọn nào khác, vì Ngân chỉ học hết lớp 9…

Trong căn phòng lạnh lẽo, tiếng tụng kinh từ chiếc radio vẫn vọng ra ở bàn thờ mẹ, Ngân vẫn ngồi đó thất thần, chốc chốc Ngân nhìn qua các em, nghĩ về tương lai vừa đau đớn, vừa lo sợ…

Nguồn: thanhnien.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người đàn ông 10 tháng đau đớn vì ung thư, mỉm cười ra đi sau hơn 1 giờ hộ niệm

Phật giáo và người trẻ 16:45 25/11/2024

Khi vừa hộ niệm được chừng mấy chục phút, chú Thu bỗng nhiên giơ hai ngón tay lên và nói với mọi người rằng mình sẽ ra đi vào lúc 2h chiều. Tiếp tục hộ niệm tới khoảng 2h kém 15p thì chú ấy tắt thở ra đi một cách rất nhẹ nhàng.

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

Xem thêm