Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Từ biểu diễn của các chú Tiểu ở chương trình “Thách thức danh hài” nghĩ về trẻ mồ côi ở các chùa

Qua hình ảnh các chú tiểu trên sân khấu thách thức danh hài còn nóng hổi thời sự, tôi lại miên man nghĩ về hàng nghìn trẻ thơ nương cửa thiền trên đất nước mình.

Phần thi ấn tượng đầy sáng tạo xen lẫn sự ngây  thơ dễ thương của con trẻ cộng thêm hình ảnh tóc chỏm nhà Phật cùng trang phục, khiến các chú tiểu thành hiện tượng trên mạng xã hội và được các nhật báo uy tín dẫn tin.

Hình ảnh 5 chú tiểu trong chương trình

Hình ảnh 5 chú tiểu trong chương trình "Thách thức danh hài"

Xem qua xem lại cười mãi rồi ngẫm, từ diễn xuất, kịch bản đến số phận các chú tiểu mồ côi được nuôi ở cửa Phật, tình cảm quý tăng ni  và khán giả. Số tiền thắng giải 100 triệu cùng "liên khúc" diễn xuất được nghệ sĩ Trấn Thành đánh giá xuất sắc. Tôi lại miên man nghĩ về hàng nghìn trẻ thơ nương cửa thiền trên đất nước mình, qua hình ảnh các chú tiểu trên sân khấu thách thức danh hài còn nóng hổi thời sự.

Bài liên quan

Nhà Phật đã từ lâu trở thành nơi cưu mang các thân  phận trẻ thơ bị bỏ rơi - thể hiện tình thương nhà Phật với trẻ bất hạnh và chia  sẻ gánh nặng xã hội với nhà nước cùng nhân dân. Rất nhiều ngôi già lam, nếu có điều kiện nhất định, đều nuôi trẻ, ổn hơn là lập nhà trẻ hẳn hoi, có pháp nhân.

Viết về phật giáo, tôi có cơ hội thấm đẫm  tình cảm đặc biệt khi quan sát các chú tiểu ở chùa, là sa di hay thuần túy trẻ mồ côi được dưỡng nuôi.

Ở Chùa Bửu Hương ngoại ô TP Cà Mau, sư cô Trụ trì tần tảo nuôi mấy bé mồ côi, tất bật hơn nhiều cảnh chăm con mọn ngoài đời, trong đáy có chú bé Mèo bị não úng thủy  trông rất tội. Tôi hãy còn nhớ pháp danh quý ni, Sư cô Thủy.

Ở Chùa Long Phước (hay còn gọi là Chùa Cô Bảy) có hẳn nhà trẻ mồ côi do Đại đức trụ trì làm giám đốc, thay trách vụ do sư ông Huệ Hà viên tịch để lại. Nhiều trẻ thuộc các lứa tuổi được chăm sóc, cho học tại địa phương hay gửi đi xa - theo lời Đại đức Giác Nghi. Tôi đã quan sát cùng vui với các bé, nhìn sự ăn ngủ và đến đấy không phải một lần.

Chùa Phật Quang ở Rạch Giá có cơ sở nuôi trẻ mồ côi lớn ở Hòn Đất, quy mô, có biên chế nhân sự chuyên môn và có hạ tầng tương đối tốt.

Đến chùa  nào có nuôi trẻ mồ côi, cảm xúc rất lạ. Có lần bạn tôi, một giáo viên cấp III, dẫn học sinh thăm nhà trẻ mồ côi để chia sẻ tình người, nói: "em khó quên ánh mắt các cháu đón và tiễn mình đi!"

Nhà Phật đã từ lâu trở thành nơi cưu mang các thân phận trẻ thơ bị bỏ rơi - thể hiện tình thương nhà Phật với trẻ bất hạnh và chia sẻ gánh nặng xã hội với nhà nước cùng nhân dân

Nhà Phật đã từ lâu trở thành nơi cưu mang các thân phận trẻ thơ bị bỏ rơi - thể hiện tình thương nhà Phật với trẻ bất hạnh và chia sẻ gánh nặng xã hội với nhà nước cùng nhân dân

Vâng dù được chăm sóc tốt về vật chất có khi hơn hẳn cơ sở bảo trợ xã hội do có nguồn lực từ bá tánh hỗ trợ qua cúng dường, chăn màn, giường chiếu, bếp, ti vi,...rất chi nề nếp, lại thêm sự quan tâm của bậc xuất gia giàu tình thương người và có khả năng, nhưng sự thiếu thốn tình thương cố hữu của đối tượng trẻ mồ côi là dễ nhận ra.

Xem nhiều chương trình "thách thức danh hài", song khác biệt ở các thí sinh mồ côi đến từ nhà chùa dễ nhận ra: các chú ôm quấn quýt MC Hồ Kiến Huy rất lạ, và khán giả nhận ra. Trẻ mồ côi, dù được ở chùa, được chăm sóc tốt nhất, vẫn thiếu cái chi cơ hồ khó bù đắp...

Trừ những trường hợp hi hữu như Sư thầy Minh Kiến ở Chùa Phước Điền - Đông Hải - Bạc Liêu bạo hành con nuôi nhận từ nhà trẻ chùa Long Phước đã có nói đến ở phần đầu bài viết, hầu hết các cháu mồ côi được nhà chùa chăm sóc tốt. Song, ý tứ bài viết muốn đề cập: cùng sự chia sẻ vật chất, quý phật tử, bà con, nhất là học sinh sinh viên, các đoàn công tác xã hội nếu lưu tâm chia sẻ tình cảm, giúp các  bé có bầu không khí tinh thần tình cảm tương đối ấm áp bù đắp phần nào thiếu hụt do số phận bất hạnh, sẽ tốt hơn. Có khi chuyện này lại không dễ...

Xem đi xem lại phần thi thuyết phục của các chú tiểu trên sân khấu thách thức danh hài và các video, vài dòng cảm xúc bên lề...

Lòng biết ơn các quý tăng ni phật tử đã cưu mang các chú bé để có mục hoa đầu tươi đẹp trên một sân chơi hài uy tín ở đất Sài Gòn.

Nguyễn Thành Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đến núi Bà Đen khám phá đặc sản văn hóa Khmer người Nam bộ dịp 30/4-1/5

Tin tức 13:17 17/04/2024

Diễn ra vào tất cả các ngày cuối tuần đến hết dịp lễ 30/4 năm nay, một loạt các loại hình nghệ thuật trình diễn là đặc sản của văn hóa Khmer sẽ được tái hiện trên núi Bà Đen, Tây Ninh, mang đến không khí lễ hội sôi động cho nóc nhà Nam Bộ.

Chùa Thiền Giác trao 300 phần quà, khám bệnh phát thuốc cho bà con

Tin tức 13:01 17/04/2024

Sáng ngày 17/4/2024, tại điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (Tp.Thủ Đức - TP.HCM) đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc và trao 300 phần quà cho người cao tuổi diện chính sách và bà con dân tộc Khmer nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây và kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Thượng tọa Thích Thông Triêm làm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Thuận

Tin tức 12:10 17/04/2024

Nghi thức công bố và trao quyết định bổ nhiệm diễn ra trong phiên họp toàn Ban Trị sự Phật giáo tỉnh này, sáng 16/4, tại chùa Phật Ân (TP.Phan Thiết).

Đồng bào Khmer ở Sài Gòn tới chùa vui đón Tết

Tin tức 15:35 16/04/2024

Tết cổ truyền là hoạt động thường niên nhằm tăng cường sự hiểu biết, giao lưu văn hóa và hợp tác đa dạng giữa Việt Nam và các nước láng giềng Campuchia - Lào - Thái Lan - Myanmar.

Xem thêm