Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tìm hiểu về Na-lan-đà, trường đại học đầu tiên của Phật giáo

Na-lan-đà vừa là một tu viện vừa là một cơ quan giáo dục và hoằng Pháp mang tính cách quốc tế. Chương trình giáo huấn siêu việt và lối sống kỷ luật và vô cùng tinh khiết của cả giáo đoàn cũng như những người tu học đã đưa thanh danh Na-lan-đà vang dội khắp Á châu.

Đại học Na-lan-đà đã giữ một vai trò và một vị trí có thể nói là độc nhất vô nhị trong nền tư tưởng của nhân loại và lịch sử phát triển của Phật giáo nói riêng. Những ai muốn tu học và nghiên cứu nghiêm chỉnh về Phật giáo có lẽ cũng nên biết đến vai trò của tu viện đại học này trong quá khứ đối với sự phát triển của Phật giáo. Na-lan-đà là nơi hun đúc và đào tạo các đại sư của Phật giáo và cũng là nơi phát sinh hầu hết các học phái lớn của Đại thừa …

Một góc khuôn viên Na-lan-đà

Một góc khuôn viên Na-lan-đà

Sơ lược tiểu sử của Na-lan-đà

Đại học Na-lan-đà tọa lạc tại một ngôi làng nhỏ không xa thành Vương Xá (Rajagrha) của xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) bao nhiêu. Khi còn tại thế, Đức Phật đã nhiều lần ghé ngang nơi này trên đường hoằng pháp. Tịnh xá Trúc Lâm (Venuvana) và đỉnh Linh Thứu (Grdhrakuta) cũng không xa ngôi làng này và nơi đây cũng là nơi có hai bảo tháp lưu giữ xá lợi của hai vị đại đệ tử của Đức Phật là các ngài Xá-lị-phất (Sariputra) và Mục Kiều Liên (Maudgalyayana), cả hai vị này đều tịch diệt không lâu trước ngày Đức Phật nhập vào Đại Niết Bàn.

Vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, hoàng đế A-dục cho xây một ngôi chùa bên cạnh hai bảo tháp. Sang thế kỷ thứ II sau Tây lịch thì có hai anh em Udbhata và Samkarapati đứng ra sửa sang ngôi chùa và xây thêm tám dãy tịnh xá và từ đó Na-lan-đà biến thành một tu viện lớn tu tập theo học phái Đại thừa. Avitarka và Rahulabhadra là hai trong số các vị trụ trì đầu tiên khá nổi tiếng của tu viện. Rahulabhadra là tổ thứ 16 của Thiền tông Ấn Độ và là thầy của Bồ-tát Long Thụ (Nagarjuna, thế kỷ thứ II). Long Thụ tu học tại Na-lan-đà và sáng lập ra nền triết học Trung quán (Madhyamika) và sau đó thì thay thầy mình trụ trì Na-lan-đà, nhưng một thời gian sau thì rút lui và nhường chức vị này lại cho người đệ tử giỏi nhất của mình là đại sư Thánh Thiên (Aryadeva, sinh vào cuối thế kỷ thứ II ? hay đầu thế kỷ thứ III) …

Các bệ tròn phẳng dùng để tọa thiền

Các bệ tròn phẳng dùng để tọa thiền

Uy tín của Na-lan-đà dần dần vượt khỏi biên giới nước Ấn và đã thu hút được nhiều đại sư và học giả tiếng tăm khắp nơi. Sinh viên khắp các quốc gia Á châu như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Indonexia đều tìm về đây tu học. Dưới triều đại vua Harsavardhana (590-647) có hai nhà sư Trung Hoa là Huyền Trang (602-713) và sau đó là Nghĩa Tịnh (635-713) đã đến học tại Na-lan-đà.

Vào thế kỷ thứ VII, Na-lan-đà tổ chức một cuộc tranh biện giữa hai học phái Trung đạo và Duy thức, đây là một cuộc tranh biện triết học nổi tiếng đã được lịch sử ghi chép. Bước vào thế kỷ thứ VIII, tại Na-lan-đà có một nhà sư rất khiêm tốn là ngài Tịch Thiên (Santideva) đã sáng tác được một tập luận thật nổi tiếng, đó là tập Nhập Bồ Đề Hành Luận (Bhodhicaryavatara) [Tập luận này đã được Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng và đã được in thành sách, Hoang Phong chuyển ngữ dưới tựa đề là "Tu Tuệ", nhà xuất bản Phương Đông, 2008]…

Nơi sinh - diệt của Tôn giả Xá-lị-phất.

Nơi sinh - diệt của Tôn giả Xá-lị-phất.

Một vài nhân chứng lịch sử

Na-lan-đà vừa là một tu viện vừa là một cơ quan giáo dục và hoằng Pháp mang tính cách quốc tế. Chương trình giáo huấn siêu việt và lối sống kỷ luật và vô cùng tinh khiết của cả giáo đoàn cũng như những người tu học đã đưa thanh danh Na-lan-đà vang dội khắp Á châu. Hơn một ngàn năm trước những ai đến được nước Ấn và được nhận vào tu học ở Na-lan-đà là một niềm hãnh diện lớn lao. Những người may mắn đến được Na-lan-đà thường ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe và cả những kỷ niệm của họ. Các học giả Tây phương, Trung Hoa, Nhật Bản... vẫn chưa khai thác hết những tư liệu quý giá này. Các nhà sư Trung Hoa sang du học hay hành hương ở Ấn thì rất nhiều, trong tập nhật ký của ngài Nghĩa Tịnh có ghi tiểu sử của 56 vị tăng du hành sang Ấn, trong số này có 5 vị là người Giao Chỉ (?). Tuy số tăng sĩ Trung Hoa đến được Ấn Độ khá đông tuy nhiên chỉ xin đơn cử trường hợp của ba vị tiêu biểu nhất là Pháp Hiển (332?-422?), Huyền Trang (600-664) và Nghĩa Tịnh (635-713), là những người đã để lại các tập hồi ký mang nhiều giá trị lịch sử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cùng blogger Henry Dương viếng những ngôi chùa đẹp nức tiếng ở Sóc Trăng

Hành trình Đất Phật 16:46 25/04/2024

Dịp lễ này nếu chưa biết đi đâu thì hãy tới Sóc Trăng khám phá những ngôi chùa đẹp, nét kiến trúc độc đáo gắn liền với nhiều sự tích huyền bí cùng hàng nghìn góc sống ảo đẹp mê mẩn.

9 ngày hành hương đất Phật, có thể đi được những đâu?

Hành trình Đất Phật 18:48 24/04/2024

Câu hỏi đã được thầy Thích Thiện Đức - người có nhiều kinh nghiệm hành hương - lãnh đạo tinh thần của Du lịch Hoa Sen (TP.HCM) chia sẻ với Phatgiao.org.vn.

Đến tu viện nghe tiếng chuông chùa vang vọng núi rừng

Hành trình Đất Phật 15:59 16/04/2024

Tu viện Bát Nhã đẹp như chốn thần tiên, xung quanh là đồi chè xanh mướt, rất gần với thác Damb'ri hùng vĩ.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa 3.000 năm tuổi nổi tiếng Tây Tạng

Hành trình Đất Phật 09:00 14/04/2024

Chùa Zizhu nằm trên ngọn núi Zizhu nổi tiếng, ở độ cao 4.800m phía đông Tây Tạng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 3.000 năm, là một trong những điểm đến tuyệt đẹp mang giá trị văn hóa, tín ngưỡng sâu sắc của người Tây Tạng.

Xem thêm