Tìm, nhìn và thấy
Sáng nay trời lành lạnh. Mưa thu phơ phất bay. Chung trà, nóng. Hương trà, thơm. Một mình thanh thản, ngồi nhìn bâng quơ ra cửa sổ. Có những lúc thật bận rộn, đến nỗi chỉ thấy công việc, không thấy mình. Cũng có những lúc thật vô vi nhàn rỗi, chỉ thấy mình với dòng suy tư lặng lờ lãng đãng, chẳng thấy công việc.
Có gì phải vội vàng chứ, mà sao cứ vội vàng! Người trần vội vàng hoàn tất công việc để còn làm việc khác. Càng hoàn tất nhiều việc, càng thành công, có thể ổn định, hạnh phúc. Nhà đạo vội vàng thoát ly sinh tử bằng cách tu tập, thiền định. Càng vượt qua nhiều giai đoạn, càng gần với phật quả. Có điều gì mâu thuẫn trong sự vội vàng tu tập với sự thúc bách của vô thường. Chính vì cuộc thế vô thường mà không thể sống lây lất qua ngày đoạn tháng. Phải nỗ lực, tinh tấn, không được chểnh mảng, bởi vì một khi quỷ dữ vô thường kéo đến, sẽ không kịp hoàn tất lộ trình giải thoát giác ngộ, sẽ không có cơ hội để tấn thủ đạo nghiệp. Nhưng làm thế nào mà sự háo hức, phấn khởi, vội vã có thể tìm thấy cho mình một cái gì vô hạn?
Tìm, có thể được thấy. Nhưng cái kết quả ‘thấy’ của sự tìm kiếm luôn luôn là một cái gì hữu hạn đã thấy, đã biết, đã nghe, đã ngửi, đã nếm, đã nhìn… Trong quá khứ.
Cái vô hạn thì không thể tìm. Vì nó hiện hữu ở khắp nơi. Nhìn ở đâu cũng thấy nó thì không cần phải tìm, không phải nhọc công đi tìm.
![]() |
Thật là thảm sầu đến tội nghiệp. Thế nên, từ việc đạo bắt qua việc đời, có khi chẳng ăn nhập. Không ăn nhập ở đây, chẳng phải đạo đời không liên quan, mà chính là nhà đạo ly khai cuộc đời, và người đời không thèm nhập đạo.
Lại là một cái thảm sầu tội nghiệp khác.Vậy thì, nói như Trịnh Công Sơn, “sống trên đời này, cần phải có một tấm lòng.” Một tấm lòng, chưa đủ. Phải tìm, phải thấy cái đã, thì mọi việc mới có thể được bắt đầu. Ở đời này, người ta phải bắt đầu bằng cuộc tìm và thấy.
Đọc một đoạn văn, một bài thơ, để tìm gì, để thấy gì? Nếu tìm cái đã từng thấy, thì có cần phải tìm chăng? Nếu tìm cái chưa bao giờ thấy, làm sao biết được khi nào nó xuất hiện để nhận ra nó!
Như thế, người làm văn học và người thưởng thức văn học Phật giáo trước hết phải trang bị cho mình sự thấy, rồi từ đó, nhìn và quan sát tất cả. Không thể đi theo cái vết muôn thuở của cuộc đời là ‘phải đi tìm để thấy.’
Ngược lại, phải thấy tất cả các pháp thế gian đều là phật pháp. Từ cái thấy này, nhìn ở đâu cũng thấy đạo, nhìn ở đâu cũng thấy Phật. Không thấy pháp phật trong pháp thế gian, không thấy thế gian trong pháp phật, thì cần phải xét lại thái độ và sở tri phật học của mình. Cánh cửa của văn học, báo chí Phật giáo cần phải khai thông, không thể ‘bế quan tỏa cảng’ mãi được.
Đọc văn thơ Phật giáo mà cứ đòi hỏi lúc nào cũng phải trang nghiêm, đạo mạo, cân xứng, chuông bên phải, mõ bên trái, bát nhang ở giữa, chân đèn hai bên, đông bình tây quả… Thì thôi, tốt nhất lật Tam Tạng kinh điển ra đọc, cần gì phải đọc văn thơ!
Hãy đọc một đoạn trong kinh Hoa Nghiêm.
“Ngày kia, Bồ tát Văn Thù bảo Thiện Tài đi hái thuốc, dặn: "Cái gì không phải là thuốc, hái đem về đây."
Thiện Tài tìm khắp không được, bèn trở về bạch:
"Không gì chẳng phải là thuốc cả."
Văn Thù bảo:
"Cái gì là thuốc, hái đem về đây."
Thiện Tài hái đem về dâng lên Văn Thù. Văn Thù cầm mớ thuốc nói với đại chúng: "Thuốc này cũng có thể giết người, cũng có thể cứu sống người."
Dĩ nhiên cái gì cũng có điều thuận và nghịch, lợi và hại của nó. Giống như thuốc, có thể chữa bệnh, có thể gây bệnh. Nhưng không thể vì vậy mà không hái thuốc, nấu thuốc.
Nhìn đâu cũng thấy thuốc, là nền tảng của y học. Dùng thuốc một cách khéo léo và thích ứng, là dung hạnh và tài năng của y sĩ.
Mưa bên ngoài đã tạnh và nắng đã lên cao. Có thể ngồi bên cửa sổ mà thấy cả bầu trời xanh ngát của một ngày thu đẹp.
Cư sĩ Vĩnh Hảo
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

3 thành tựu siêu việt Đức Phật chứng đạt được trong đêm Ngài thành đạo
Văn hóa
ĐĐ.Thích Trúc Thái Minh từng nói: “Giây phút Đức Phật chứng ngộ những quả vị cao thượng ấy, hạnh phúc lắm! Có thể nói như mặt trời mọc lên, chiếu soi vạn vật. Cho nên Đức Phật ví như là mặt trời trí tuệ, thấu suốt tất cả mọi căn cội, nguyên nhân, nguồn gốc của vạn sự, của tất cả kiếp nhân sinh này”.

Lan tỏa vô úy thí tri thức Phật giáo trong bối cảnh dịch bệnh
Văn hóa
Một năm đầy biến động từ đại dịch Covid-19, song với tinh thần dấn thân phụng sự, lan tỏa vô úy thí tri thức và những giá trị tốt đẹp của Phật giáo đối với nhân sinh, Phatgiao.org.vn vẫn tiếp tục giữ vị trí là website chuyên biệt về thông tin Phật giáo có lượng bạn đọc lớn nhất Việt Nam.

Ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh
Văn hóa
Ứng dụng tư duy đạo Phật vào kinh doanh là quan niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã sớm biết đến và đưa triết lý của nhà Phật vào trong hoạt động của mình. Chủ doanh nghiệp còn dựa trên quan điểm của nhà Phật để hình thành những quy tắc kinh doanh mới mẻ và không kém phần hiệu quả.

Văn khấn cúng giao thừa Tết Tân Sửu 2021 trong nhà và ngoài trời chuẩn nhất
Văn hóa
Cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch, một nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chào đón năm mới.

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
