Thứ năm, 23/05/2024, 18:30 PM

Tin kính Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, hai chân hết bại liệt

Kim tiên sinh bình thường rất dị ứng với Phật pháp, nhưng trước tình nghĩa thầy trò thâm sâu ông không thể cự tuyệt, chính là mưa dầm thấm đất, Kim tiên sinh dần dần thâm nhập được những lời khuyên của thầy, ông bắt đầu ăn chay, trì giới.

Tiên sinh Kim Chí Kiên giữ chức trưởng phòng giáo vụ của trường cao đẳng Hạp Bắc Kiến Quốc thành phố Thượng Hải, là chuyên gia về ngành khoa học xã hội.

Do lúc nhỏ ăn chơi trác táng, cho nên bị bệnh bại liệt, hai chân không thể đi được. Khi lên lớp, cũng như làm bất cứ việc gì đều có người dìu đỡ. Sau khi bị bệnh 4 năm, gia đình đưa ông vào bệnh viện Đức Nhật chữa trị, nhưng đều vô hiệu.

Năm 1935 thầy giáo của ông là Tra Mãnh Tể đến Thượng Hải, thầy cùng ở chung phòng với ông. Thầy giáo Tra là Phật tử thuần thành, có tín tâm thanh tịnh đối với Tam Bảo, ông cũng phát nguyện ăn chay trường, cho nên đi đâu cũng mang tượng Phật đi theo, lần này đến Thượng Hải đương nhiên cũng mang theo, ông chọn một nơi cao ráo, thoáng mát trong phòng để an vị tượng Phật, ông thường đem những lời Phật dạy khuyên người học trò cũ.

Niệm Phật, trì chú Dược Sư, khỏi bệnh thoái hóa cột sống

Tin kính Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, hai chân hết bại liệt 1

Ảnh: Vật phẩm Phật giáo.

Kim tiên sinh bình thường rất dị ứng với Phật pháp, nhưng trước tình nghĩa thầy trò thâm sâu ông không thể cự tuyệt, chính là mưa dầm thấm đất, Kim tiên sinh dần dần thâm nhập được những lời khuyên của thầy, ông bắt đầu ăn chay, trì giới.

Thầy giáo Tra rất quan tâm đến bệnh tình của người học trò cũ, thường an ủi, khuyên nhủ, động viên, khuyến khích, đặc biệt ông tặng cho người học trò cũ một thánh tượng đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, còn khuyên tiên sinh hãy thường xuyên lễ bái, cúng dường.

Sau đó, ông giảng kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức cho tiên sinh nghe, nghe xong ông phát khởi tín tâm thanh tịnh đối với Tam Bảo và dốc sức thực hành theo lời thầy giáo.

Nửa đêm ngày 23 tháng 04 năm đó tiên sinh mộng thấy đức Phật Dược Sư, hào quang chiếu sáng khắp thân, trang nghiêm đẹp đẽ lạ thường, khắp thế gian không ai có thể so sánh được, tiên sinh đang tán thán, thưa chuyện thì Ngài biến mất, tiên sinh cảm giác toàn thân khoan khoái nhẹ nhàng.

Khi thức dậy, ông không còn tin vào mắt mình nữa, không ngờ mới tối hôm qua vẫn còn là một phế nhân mà sáng ra đã có thể đi lại được, do đó ông liền phát nguyện suốt đời tin thờ Phật pháp. Khi mọi người biết chuyện như vậy, thì không ai là không khen ngợi Phật lực không thể nghĩ bàn...

Kinh Dược Sư quý sự sống và phương tiện để sống

Trích "Nhân Quả Báo Ứng, Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Quả báo đáng sợ của tà dâm

Tư liệu 16:00 18/03/2025

Tôi ân hận vô cùng, giá như ngày ấy tôi bản lĩnh để khước từ mọi cám dỗ thì sẽ không phải gánh hậu quả như ngày hôm nay. Chính tôi đã hủy hoại cuộc đời mình và vợ con. Tôi mong tất cả những người đàn ông đã và đang hoặc có ý định ngoại tình hãy tỉnh ngộ.

Đức Phật - Vị lương y vô song

Tư liệu 08:07 27/02/2025

Đối với các học phái thật xa xưa cũng như Kim Cương Thừa Đức Phật luôn được xem là Vị Thầy của tất cả các phương thuốc chữa trị.

"Nước" trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Tư liệu 10:16 13/02/2025

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.

Nội san Ánh Quang Minh: Không chỉ là tư liệu, còn là di sản của Hệ phái Khất sĩ

Tư liệu 19:59 30/01/2025

Trong những ngày cuối năm Giáp Thìn, với sự hỷ lạc và ấm áp của chuyến trở về tổ đình tịnh xá Ngọc Phúc Gia Lai để đảnh lễ Sư phụ Hòa thượng Bổn sư, tôi cũng có dịp ghé thăm một số tịnh xá huynh đệ.

Xem thêm