Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 18/03/2021, 09:13 AM

Tính bình đẳng của đạo Phật

Trong Phật giáo quan niệm mọi người đều bình đẳng có trí tuệ như nhau, nhưng đặc tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được trí tuệ này.

Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú, tinh thần ấy thể hiện Chân lý và Giáo pháp của Chân lý Phật giáo, chúng ta đều biết rằng, Chân lý đạo Phật chứng ngộ được do Thái tử Tất Đạt Đa là Đức Thích Ca Mâu Ni cũng ở ngay thế giới này, chân lý này vận hành cùng vũ trụ - nhân sinh (Định lý duyên khởi).

Nó tồn tại khách quan trong sự sống của loài người. Do đó Đức Phật có xuất hiện hay không, nó cũng vận hành như vậy, nó lấy những điều Nhân bản, Vô ngã, Từ bi, Bình đẳng mà làm căn bản để vận hành.

Cũng vậy! Phật giáo Việt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận đất nước, Phật giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập, làm nền tảng luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệ cho mọi người.

Trong Phật giáo quan niệm: Mọi người đều bình đẳng có trí tuệ như nhau, nhưng đặc tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được trí tuệ này.

Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo

Theo Phật giáo, vạn vật trên thế giới này đều tùy thuộc nhân duyên mà sanh khởi.

Theo Phật giáo, vạn vật trên thế giới này đều tùy thuộc nhân duyên mà sanh khởi.

Chúng ta biết rằng: Phật giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng phức tạp của một đất nước, mà trong đó đời sống con người phải chịu nhiều bất công, trong một xã hội phân chia năm giai cấp lâu đời là Ấn Độ. Một là giai cấp Bàlamôn giáo tập trung số người tu của 62 đạo khác nhau, chủ trương công việc nghi lễ, tế tự, cúng tế.

Giai cấp này chiếm vị trí tối cao. Hai là giai cấp Sát Đế Lợi, tập trung dòng dõi vua chúa, là giai cấp nắm quyền điều hành xã hội. Ba là giai cấp thương gia giàu sang. Giai cấp thứ tư là Tỳ Sá, bao gồm những người bình dân.

Giai cấp thứ năm là thuộc giai cấp Thủ Đà La, họ là những người hạ tiện hay còn gọi là dân nô lệ. Hai giai cấp Bàlamôn và Sát Đế Lợi thuộc giai cấp thống trị. Năm giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ làm nô lệ đời đời tạo thành một xã hội đầy rẫy những bất công.

Ngay trong buổi hoàng hôn tối tăm đó, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong, phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ và bức tường phi lý phân chia giai cấp bằng một châm ngôn bất hủ: "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn".

Lời tuyên bố hùng hồn của Đức Phật là nền tảng hình thành một hệ thống giáo lý mà trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn trên phương diện lý thuyết và cả thực tiễn.

Quyền bình đẳng của người phụ nữ trong giáo lý Phật giáo

'Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn'.

"Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn".

Theo Phật giáo, vạn vật trên thế giới này đều tùy thuộc nhân duyên mà sanh khởi. Cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hay thông minh, tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người, chứ không phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo thông lệ hay bất kỳ một quy định nào.

Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lý và vô nghĩa. Việc Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả mọi vinh hoa phú quý, khước từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa.

Ngài đã một thân độc hành với mảnh áo vá thô sơ, đầu trần, chân đất, vân du đây đó, hình ảnh đó đã thể hiện tinh thần bình đẳng tuyệt vời của ngài. Và cũng chính Đức Phật, với đời sống giản dị khiêm tốn đã thể hiện tấm lòng bình đẳng trong suốt cuộc đời giáo hóa chúng sanh. Ngài rải tình thương vô biên xuống muôn loài một cách công bằng, vô phân biệt.

Từ hạng cùng đinh như gã gánh phân, thợ cạo tóc cho đến hạng vua chúa giàu sang phú quý, từ hạng thấp hèn ty tiện như gái giang hồ cho đến bậc quyền uy, Đức Phật luôn thương yêu chân tình, giúp đỡ, khuyên dạy để họ nhận thức được tính chất thật của cuộc sống tự thăng hoa tâm hồn, đạt đến an lạc hạnh phúc. Lòng bình đẳng ấy không phải dừng lại mà lan tỏa khắp muôn loài muôn vật.

Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật

Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật (Phật tính) nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó hay dễ, nhanh hay chậm khác nhau.

Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật (Phật tính) nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó hay dễ, nhanh hay chậm khác nhau.

Ngài đã dạy rằng "Tất cả chúng sanh đều có một tâm lý tham sống sợ chết. Vì vậy, không có lý do gì ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy là không bình đẳng". Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với đứa con thơ, bởi một nguyên nhân nào đó. Và vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kỳ sinh mạng của một con người.

Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Đức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người mê tín, dị đoan làm lễ tế thần bằng cách dâng lên những con thú sống. Ngài đã cứu lấy những con vật thoát khỏi cái chết hỏa thiêu chỉ vì sự tín ngưỡng mù quáng.

Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng: Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật (Phật tính) nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó hay dễ, nhanh hay chậm khác nhau. Điều này có thể tóm ý trong một câu kinh: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đây là nền tảng để hình thành đức tính bình đẳng triệt để, vô phân biệt trong đạo đức luân lý của Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nguồn gốc chung bảng tông Lâm Tế 

Kiến thức 16:36 11/05/2024

Người khai sáng Tông này là Thiền sư Nghĩa Huyền. Vì phong cách hoằng dương đặc biệt theo tông môn tại Thiền viện Lâm Tế ở Trấn Châu nay thuộc tỉnh Hà Bắc, do đó mà đời sau gọi là Tông Lâm Tế. 

Cách tắm Phật đúng trong lễ Phật Đản

Kiến thức 15:30 11/05/2024

Tắm Phật là một lễ hội văn hóa tâm linh của tất cả mọi người con Phật trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo. Mỗi năm vào dịp lễ Phật Đản, nghi lễ tắm Phật đều được diễn ra rất trang nghiêm, trọng thể.

Giới Định Tuệ là cốt lõi của Phật giáo, con đường đi đến giác ngộ giải thoát

Kiến thức 14:50 11/05/2024

Toàn bộ Kinh Luật Luận Phật giáo là nói về Tam học giới định tuệ, nhằm đưa ta đến cái hiểu cái biết, cái nhìn đúng như thực về các pháp, về mọi sự vật hiện tượng và nói cho cùng, mọi tư tưởng học thuật trên thế gian cũng chỉ nhằm trình bày cái sở kiến, cái biết.

Đại lễ Phật Đản: Nguồn gốc và ý nghĩa

Kiến thức 13:56 11/05/2024

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ lớn nhất trong Phật giáo, được tổ chức vào ngày 15 tháng Tư âm lịch hàng năm để kỷ niệm ngày Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.

Xem thêm