Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo
Đức Phật từng dạy rằng: “Cũng như nước biển chỉ có một vị là mặn, đạo của Như Lai cũng có một vị là giải thoát”. Đây chính là cơ sở nền tảng để mỗi cá nhân tự giải thoát khổ đau cho chính mình và cộng đồng, xã hội thực thi lý tưởng xây dựng đời sống hạnh phúc, bình đẳng.
Kể từ khi Đức Phật thành đạo và chuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoát và bình đẳng xã hội đã bắt đầu thể nhập và dần dần lan toả không chỉ trong xã hội Ấn Độ cổ đại mà còn truyền bá khắp các nước trên con đường truyền bá Chánh pháp khắp mọi nơi. Đó vừa là thông điệp mang giá trị tối thượng thiêng liêng Phật giáo đóng góp cho nhân loại trên phương diện bình đẳng giải thoát tâm linh, vừa cống hiến cho nhân loại một tuyên ngôn bình đẳng xã hội trong việc thiết lập nền hạnh phúc nhân văn, nhân quyền mà bất cứ ai hiện hữu trên cõi đời đều mong chờ và hy vọng.
Đức Phật từng dạy rằng: “Ta ra đời vì lòng thương tưởng với đời và vì hạnh phúc của chư Thiên và loải người”, cũng chính Đức Phật tuyên bố rằng: “Cũng như nước biển chỉ có một vị là mặn, đạo của Như Lai cũng có một vị là giải thoát”. Đây chính là cơ sở nền tảng để mỗi cá nhân tự giải thoát khổ đau cho chính mình và cộng đồng, xã hội thực thi lý tưởng xây dựng đời sống hạnh phúc, bình đẳng, dân chủ và tự do trong mọi thiết chế.
Và như thế từ ý niệm giải thoát, mới có khái niệm bình đẳng giải thoát, bình đẳng xã hội hay dân chủ, đoàn kết trong xã hội có sự phân chia giai cấp. Thực ra, giải thoát là khát vọng muôn thuở của con người trong mọi thời đại, mọi xã hội, chứ không riêng gì trong thời đại Đức Phật. Giải thoát, thường được hiểu là sự cởi trói, giải phóng các ràng buộc, hệ luỵ bức bách, khổ đau của đời người. Ý nghĩa giải thoát mà Đạo Phật thiết lập không chỉ mang nội dung bao quát về vấn đề giải thoát xiềng xích, mâu thuẫn đối kháng các giai tầng, giai cấp hay vấn đề cơm áo gạo tiền của sinh tồn mà còn là giải thoát khỏi sự thống khổ, nỗi đau sâu tận của sanh, già, bệnh, chết, của sanh tử luân hồi trong cái thế giới vô thường đầy biến động.
Chư Ni chỉ được hoàn tục một lần liệu có bình đẳng?
Chính Đức Phật được sinh ra và lớn lên trong một xã hội bị chi phối bởi giáo điều giải thoát của Bà-la-môn giáo. Một xã hội mà ý niệm giải thoát của Bà-la-môn giáo chỉ dành cho những người thuộc đẳng cấp đẳng cấp giáo sĩ và vương tướng thuộc Bà-la-môn và đẳng cấp Sát-đế lỵ. Còn người thuộc đẳng cấp tiện dân Thủ-đà-la thì không có quyền nghe kinh, xem kinh Veda, nếu phạm thì bị cực hình. Kinh Veda là chân lý tuyệt đối, phải tin và phục tùng. Từ đó, việc tổ chức tế đàn cúng pháp là điều tối thượng, mọi người kể cả vua chúa phải tôn sùng đẳng cấp Bà-la-môn như là đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội, đẳng cấp có thể giao tiếp với thần linh, thậm chí có thể sai sử thần linh. Và như thế, ngay trong xã hội Ấn Độ cổ đại, ta thấy con người thành nô lệ của tế đàn của kinh Veda, thần linh và đẳng cấp Bà-la-môn.
Trong khi đó, Đức Phật tự thân trải nghiệm con đường giải thoát bằng sự tự thân tu tập, tự thân hành trì và tự thân chứng ngộ. Khi còn là thái tử Ngài đã từ giã ngai vàng điện ngọc, dấn thân tiếp cận 4 cửa thành để nhận ra bốn hiện thực sống động của sinh già bệnh tử. Chính điều này làm Ngài quyết định thực hành cuộc đời tu hành của mình qua 6 năm khổ hạnh, 49 ngày đêm tư duy thiền định và thành Phật ngay giữa cõi đời này.
Đạo Phật là đạo đến để mà thấy, thấy mà trải nghiệm và tự thực chứng. Đức Phật từng tuyên bố trong nhiều bản kinh: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Giáo lý Ngài chứng ngộ dưới gốc cây Bồ đề là giáo lý Duyên khởi, con người và vạn pháp là do duyên sinh. Do nhân duyên sinh nên con người có vô số mối quan hệ, tương quan tương duyên. Cũng vì thế giáo lý của Đạo Phật khẳng định con người là chủ nhân của nghiệp, là người thừa kế nghiệp, ai nỗ lực tu hành, chuyển hoá nội tâm đều thành Phật. Tất cả mọi người sinh ra, lớn lên, trưởng thành, chết đi đều bình đẳng về mặt giải thoát, không phân biệt người đó thuộc giai cấp nào trong xã hội.
Từ đây, Đạo Phật đi vào cuộc đời, đã mở ra cánh cửa giải thoát bình đẳng cho con người, đồng nghĩa nó có tác động vào xã hội về việc ý thức xây dựng một thiết chế xã hội bảo vệ quyền được sinh ra và quyền được mưu cầu về hạnh phúc, độc lập, tự do của con người trong chiều hướng thăng tiến đi lên tất yếu của lịch sử. Cũng lý tưởng này, mà con người tự chuyển hoá chính mình và góp phần cải tạo thế giới xoay xung quanh môi trường sống của mình. Đạo Phật càng khẳng định không ai sinh ra phải bị xem là thành phần giai cấp nô lệ cho kẻ khác và cam chịu đóng khung khi bị áp bức phục tùng giai cấp thống trị. Chính Đức Phật chưa từng bao giờ tự xưng mình là đấng Sáng tạo hay đòi hỏi tín đồ phải tin và phục tùng mình như thần linh.
Quan điểm của Phật giáo về bình đẳng và sự bình đẳng trong quan hệ hôn nhân
Đức Phật chỉ hiện thân là một con người, nhưng là một con người hoàn thiện, toàn bích nhờ công phu tu tập chứng ngộ. Và Ngài cũng chỉ cho con người nhận thức sự thật khổ đau và chỉ ra con đường giải thoát mọi khổ đau để trở thành có phẩm hạnh cao quý như Ngài. Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật đã di huấn cho Ananda rằng: “Chắc chắn là sẽ có người nào đó nghĩ rằng, Ta sẽ lãnh đạo Tăng chúng, Tăng chúng sẽ phụ thuộc vào Ta, Ta sẽ có những chỉ thị để điều hành mọi vấn đề của Tăng chúng. Không, Như Lai không nghĩ rằng, Như Lai phải lãnh đạo Tăng chúng và Tăng chúng phải phụ thuộc vào Như Lai. Sao Như Lai lại có thể để lại những chỉ thị cho Tăng chúng. Vì vậy, này Ananda, hãy lấy chính mình làm ngọn đèn. Hãy lấy chính mình làm chỗ dựa cho mình. Hãy nắm vững chánh pháp như ngọn đèn, hãy nắm vững chánh pháp như một chỗ dựa. Hãy tìm chỗ dựa ở nơi chính mình, chớ không ở bất cứ người nào khác”.
Đó là giá trị nhân văn cao nhất trong ý niệm bình đẳng giải thoát, cũng là cơ sở thực thi lý tưởng bình đẳng xã hội của quyền làm người. Đó là đạo lộ thực hành nếp sống đạo đức hiền thiện, trau dồi phẩm hạnh theo năm giới, theo luật nghi, gia phong nếp nhà. Sự trau dồi nội tâm kiên định vững chãi trong ứng xử với các mối quan hệ của con người theo tinh thần “lục hoà”, chính là sáu sự hòa hợp, bao gồm mọi người cùng ở một trú xứ, cùng hưởng phúc lợi, cùng nói năng hòa hợp, cùng thực thi những nguyên tắc chung… Nhất là sự thăng tiến trí tuệ bừng sáng để mọi người cùng nhau đóng góp cho đời trên mọi phương diện lĩnh vực của thời đại. Vì lẽ đó, mọi người tự nỗ lực hoàn thiện chính mình, là góp phần công đức cho xã hội. Phật Thích Ca từng khuyến cáo các đệ tử: “Các người phải tự tin ở bản thân các người, các người phải sống chân chính dựa vào bản thân nỗ lực của các người. Các người phải dựa vào bản thân các người để cuối cùng dứt bỏ hết được mọi tư tưởng vị kỷ, và nhờ đó đoạn trừ mọi đau khổ”…
Phật giáo được truyền bá vào Viêt Nam từ đầu thế kỷ I sau Công nguyên, trong bối cảnh nước ta bị nhà Hán đô hộ với chủ trương đồng hoá dân tộc ta thành người Hán. Chính lý tưởng bình đẳng giải thoát của Đạo Phật đã hoà nhập vào tinh thần yêu nước, yêu độc lập, yêu tự chủ, yêu tự do của nhân dân ta. Tất cả đã tạo nên sức mạnh nội tại đoàn kết toàn dân mà không phân biệt đạo hay đời, tại gia hay xuất gia để tạo nên kỳ tích chấm dứt một nghìn năm phong kiến Trung Hoa đô hộ, để thiết lập một quốc gia Đại Việt hùng cường thời Lý – Trần từ đó về sau. Nói theo cách diễn đạt của thiền sư Mâu Tử để giải quyết vấn đề này trong Lý Hoặc Luận vào thế kỷ II sau Công nguyên là: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài xã hội thì yêu nước hộ dân, khi ngồi một mình thì phải biết tu thân”.
Tính bình đẳng của Bát kỉnh pháp
Thực tế mỗi người dân Việt thực thi nếp sống đạo đức là thực thi thông điệp bình đẳng giải thoát, cũng là góp phần xây dựng tinh thần bình đẳng xã hội. Cuộc sống đạo đức hiền thiện của người dân hằng ngày sẽ dần dần đem lại sự định tâm, sự bình lặng và trong sáng của tâm thức, từ đó trí tuệ khai mở để giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra, quốc gia yêu cầu, cá nhân con người mong chờ. Thiền sư Pháp Thuận đã cụ thể hoá tinh thần bình đẳng giải thoát và bình đẳng xã hội qua tuyên ngôn:
“Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình,
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh”
(Vận nước như dây mây leo quấn quýt,
Ở cõi trời Nam cảnh thái bình.
Vô vi ở nơi cung điện,
Khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh).
Còn vua Trần Thái Tông nghe theo lời khuyên của Quốc sư Trúc Lâm mà thực thi lý tưởng bình đẳng giải thoát thành Phật ở đời: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm. Lòng lặng mà biết, đó là Phật thật”. Ông đã vừa làm vua, vừa làm Phật, vừa lãnh đạo toàn dân đoàn kết đánh tan đội quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất trong buổi đầu khai sáng sáng ra triều đại nhà Trần. Bí quyết thành công vào thời đại nhà Trần là các nhà lãnh đạo quốc gia, cũng là lãnh Đạo Phật giáo Đại Việt đã biết đánh thức và cụ thể hoá tinh thần bình đẳng giải thoát Đạo Phật bằng tinh thần yêu nước là yêu đạo, yêu đạo là yêu khả năng chuyển hoá nội tâm tu tập của mỗi người để thành Phật ngay ở đời. Và như thế ai cũng phát huy khả năng tiềm ẩn thành Phật của mình, là thành con người tự chuyển hoá, tự hoàn thiện cao nhất để đóng góp cho đời và cho đạo dù là xuất gia hay tại gia. Đúng như vua Trần Thái Tông đã nói trong bài Phổ khuyến Phát Bồ đề tâm văn trong sách Khoá Hư Lục: “Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, bất câu tăng tục, xuất gia tại gia, chỉ yếu biện tâm…” (Không kể là ở ẩn trên núi hay là giữa thị thành, không kể là tăng hay tục, là xuất gia hay tại gia, điều chủ yếu phải làm là biện tâm, tức là tu tập tâm, chuyển hoá tâm…).
Tinh thần này còn được các nhà lãnh đạo nhà Trần đẩy lên cao khi chủ trương Phật và chúng sinh là không khác. Trong bài Phật tâm ca, Thượng sĩ cũng khẳng định: “Phật tức tâm, tâm tức Phật”. Khi Trần Nhân Tông lên ngôi Hoàng đế, Ngài tiếp nối tinh thần bình đẳng giải thoát thực thi sức mạnh nội kết toàn dân, thể hiện qua hội nghị Diên Hồng để đi đến thắng lợi hoàn toàn, và hướng đến xây dựng quốc gia Đại Việt hùng cường bấy giờ. Quốc gia ấy chính là thế giới Phật quốc, là Tây phương Cực lạc ngay giữa cõi đời này mà Phật hoàng Trần Nhân Tông hướng đến trong tuyên ngôn Cư trần lạc đạo phú.:
“Tịnh độ là lòng trong sạch,
Chớ còn nghi ngờ đến Phương Tây”,
Di Đà là tính lặng soi,
Mựa phải nhọc tìm về Cực lạc…”.
Tư tưởng bình đẳng của Đức Phật
Tiếp nối tinh thần này, ngày nay đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển. Phật giáo từ Việt Nam từ xưa đến nay bao giờ cũng đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Sự hội nhập toàn cầu của đất nước cũng chính là sự hội nhập Phật giáo đối với cộng đồng xã hội, với các dân tộc, quốc gia thân hữu trong tinh thần:
“Mỗi người mỗi nước, mỗi non.
Khi vào cửa Phật, con chung một nhà”.
Từ điểm nhìn này, dưới ánh sáng của Đạo Phật, tất cả mọi dân tộc cũng như mọi người đều bình đẳng về hạnh phúc, về tự do trong đời sống hiện hữu này. Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa là sự minh chứng cho lý tưởng giải thoát bình đẳng trong hiện thực hoá cuộc đời. Hình ảnh hoa sen đâu ở trong bùn, vươn lên từ trong bùn lầy, nở hoa tươi đẹp vô cùng. Nó minh chứng cho sự sự hợp nhất, sự quy hướng về Phật thừa duy nhất. Cũng vậy, mọi người, mọi thành phần xuất thân khác nhau trong xã hội cũng có thể sống trong nhà Phật, ăn cơm Phật, mặc áo Phật, làm việc Phật với cái tâm Phật thì sẽ có cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho bản thân và cộng đồng. Đó chính là Diệu Pháp Liên Hoa mà Đạo Phật cung cấp cho chúng ta qua mọi thời đại. Hẳn nhiên thời đại 4.0 là thời đại kết nối toàn cầu, con người càng có thuận duyên quy hướng các giá trị về tinh thần bình đẳng giải thoát, bình đẳng xã hội mà Phật giáo đem lại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm