Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/07/2024, 13:25 PM

Tịnh giới - yếu tố quyết định phẩm chất người xuất gia

Thọ giới và nỗ lực giữ gìn tịnh giới, đối với người xuất gia chính là giữ gìn mạng sống của mình. Giới pháp không phải là phẩm bậc theo quan niệm xã hội thông thường mà là sự sống, tịnh giới là chất liệu làm nên nhân cách của người tu.

Trong Đại phẩm (Maha Vagga), khi đề cập đến quyết định của Đức Phật khai mở chân lý cho số đông, có ghi rằng: “Như trong một ao sen, giữa những cọng sen xanh, sen trắng, sinh ra trong nước, vươn lên về phía ánh sáng mặt trời - lên ngang tới mặt nước. Sau cùng, những cọng sen khác, vượt cao hẳn lên, không bị nước làm ướt hoa.

Cũng thế, khi bậc Giác ngộ nhìn vào thế gian, Ngài thấy nhiều người có con mắt trí chỉ bị che mờ bởi một lớp bụi dày; Ngài trông thấy nhiều người có trí nhặm lẹ và nhiều người khác có trí nặng nề, nhiều người khó dạy, nhiều người dễ dạy; và biết bao nhiêu kẻ sống trong sợ hãi, nghĩ tới cái chết, tới những sai lầm của mình”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Với quán sát như thế, Đức Phật đã gạt bỏ những khó khăn để quyết định khai thị chân lý tối thượng cho mọi người, “cánh cửa vĩnh cửu mở rộng cho tất cả”.

Với quyết định đó, bánh xe Chánh pháp đã được Đức Thế Tôn vận hành, Tăng-già theo đó được hình thành, đạo Phật hiện hữu ở cuộc đời, vượt qua ngoài biên giới Ấn Độ, du nhập nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, miền văn hóa khác nhau.

Dù ở trong môi trường hoàn cảnh lịch sử như thế nào, Tăng-già, trên nguyên tắc là một cơ thể nhất thống, thể hiện đúng như Pháp, như Phật, là Pháp, là Phật, là biểu hiện sống động nhất của đạo Phật, con đường tỉnh thức.

Có thể nói, ảnh dụ hồ sen mà Đức Thế Tôn đã quán sát, cho thấy sự khích lệ lớn lao về khả tính hướng thiện và hướng thượng của chúng sinh, với tuệ giác và tâm từ bi của Đức Phật - Bậc đã Giác ngộ hoàn toàn.

Ngài đã chỉ ra rằng, tỉnh thức và giác ngộ không phải là đặc quyền của một đấng toàn năng nào, như một số tôn giáo khác, mà ai cũng có thể đạt được, nếu thực hành có tịnh giới, nỗ lực thực hành thiền định và trau dồi trí tuệ.

Với người xuất gia, dường như ai cũng một lần đọc tụng kinh Di giáo - những lời dạy cuối cùng trước khi Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn và cảm nhận được sự thống thiết mà Ngài đã để lại đặc biệt cho Tăng-già.

“Này các Thầy Tỳ-kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các Thầy phải trân trọng và tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là Đức Thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai ở đời cũng không khác gì tịnh giới ấy”.

Hơn hai ngàn năm trăm năm qua, thông điệp ấy vẫn luôn được đề cao và có ý nghĩa xuyên suốt như sợi chỉ đỏ để nhận định về tình hình Phật giáo là thịnh hay suy, qua các hoàn cảnh lịch sử, nền văn hóa khác nhau.

Thọ giới và nỗ lực giữ gìn tịnh giới, đối với người xuất gia chính là giữ gìn mạng sống của mình. Giới pháp không phải là phẩm bậc theo quan niệm xã hội thông thường mà là sự sống, tịnh giới là chất liệu làm nên nhân cách của người tu. Có tịnh giới thì mọi việc làm đều mang ý nghĩa phụng sự trong tinh thần làm việc Phật.

Một người khi đã thọ giới mà không giữ tịnh giới, xem như chỉ mang hình thức xuất gia, nói như Đức Đại lão HT.Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ GHPGVN, đó chỉ là “người ở chùa”, chứ không phải là người tu hành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trăm năm trong cõi người ta

Kiến thức 07:28 19/09/2024

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Ở đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

Không quyến luyến, không trốn tránh

Kiến thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Kiến thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Học làm người

Kiến thức 13:50 18/09/2024

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Xem thêm