Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 23/04/2020, 08:05 AM

Tình hình dịch COVID - 19 ở Việt Nam và thế giới ngày 23/4

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h sáng 23/4 (giờ Việt Nam), thế giới có 2.629.951 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19, trong đó 183.723 trường hợp đã tử vong. Mỹ vẫn dẫn đầu về số ca mắc và tử vong, trong khi số người chết ở Italy đã vượt ngưỡng 25.000.

 > Đã 6,5 ngày liên tục Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam

Tính đến 6 giờ sáng ngày 23/4, Việt Nam đã có tròn 7 ngày không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, tổng số ca mắc hiện vẫn là 268 ca. Hiện Bộ Y tế đang tăng cường máy thở phục vụ cho các kịch bản điều trị.

Hiện tại, tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam vẫn là 268 trường hợp, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 68.081 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 369; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.600; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.112 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số 45 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, có 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

23042020-bieu-do-1

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 714.319 người. Thế giới vẫn còn tới 56.678 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 với 844.992 ca mắc bệnh và 47.430 ca tử vong. Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 208.389 ca mắc và 21.717 ca tử vong. Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 187.327 ca mắc và 25.085 ca tử vong. Đứng thứ tư là Pháp với 159.877 ca mắc và 21.340 ca tử vong

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới ngày 22/4

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Rotterdam, Hà Lan ngày 6/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Rotterdam, Hà Lan ngày 6/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Gần 2/3 trong số các nạn nhân COVID-19 là ở châu Âu, nơi ghi nhận hơn 110.500 ca tử vong. Trong khi một số quốc gia như Bỉ và Thụy Sĩ ghi nhận số ca nhiễm mới giảm mỗi ngày và đã qua đỉnh dịch thì Nga và Anh ngày 22/4 vẫn ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới. 

Tại châu Á, dịch vẫn "nóng" ở Singapore và Ấn Độ. Singapore đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tại đảo quốc này lên 10.141 ca.

Ngày 22/4, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy thông báo nước này đã ghi nhận thêm 3.370 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID - 19 tại quốc gia Nam Âu này lên 187.327 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng 437 ca lên 25.085 trường hợp. Ngoài ra, Italy hiện có 23.805 ca nhập viện với các triệu chứng, trong đó, tổng số ca phải điều trị tích cực là 2.384, giảm 87 trường hợp.

Vùng tâm dịch Lombardy, phía Bắc Italy, ghi nhận thêm 1.161 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID - 19 tại vùng này lên 69.092 trường hợp, số ca tử vong là 12.740 ca (tăng 161 ca).  

Tại Hà Lan, số ca tử vong cũng đã vượt mốc 4.000, lên 4.054 ca. Theo cập nhật của Viện Y tế cộng đồng Hà Lan (RIVM), hiện số ca nhiễm là 34.842 ca, tăng 708 ca trong 24 giờ qua. Viện này lưu ý con số thực tế có thể cao hơn vì có khả năng còn những ca nhiễm mà chưa được xét nghiệm.

Chương trình “Hạt Gạo Phật Giáo” hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới trung tâm y tế Wyckoff ở Brooklyn, bang New York, Mỹ ngày 6/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới trung tâm y tế Wyckoff ở Brooklyn, bang New York, Mỹ ngày 6/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Thụy Sĩ thông báo tổng số ca tử vong là 1.509, tăng 30 ca so với một ngày trước đó. Số ca nhiễm cũng tăng lên thành 28.268 người, tăng 205 ca. Tốc độ gia tăng số ca mới hàng ngày có dấu hiệu giảm trong những ngày gần đây cho phép Chính phủ Thụy Sĩ nới lỏng dần các biện pháp hạn chế từ ngày 27/4.

Tại Anh, ngày 22/4, Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày. Các số liệu chính thức hôm 21/4 cho thấy nước này đã tiến hành 18.206 xét nghiệm vào một ngày trước. Ngoại trưởng Raab đang tạm thời đảm nhận vai trò điều hành đất nước thay Thủ tướng Boris Johnson đang trong quá trình phục hồi sau khi phải nhập viện điều trị COVID-19. Hiện Anh ghi nhận 133.895 ca nhiễm và 18.100 ca tử vong. Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.

Trong 24 giờ qua, trên toàn lãnh thổ LB Nga đã ghi nhận thêm 5.236 ca mắc, đưa tổng số bệnh nhân COVID - 19 tại nước này lên 57.999 ca (tăng 9,9%). Cũng trong thời gian này, đã có thêm 57 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong lên 513 ca. Hiện tổng số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh lên 4.420 người. Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có số người nhiễm cao  nhất với 2.548 người, đưa tổng số người bệnh lên 31.981. 

Liên quan tới tình hình dịch bệnh tại Tây Ban Nha, ngày 22/4, Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết chính phủ nước này có kế hoạch đến trung tuần tháng Năm tới sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế hoạt động vốn được áp đặt để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. 

Tại New York, Thống đốc bang Andrew Cuomo cho biết Tổng thống Trump đã cam kết giúp bang này nâng gấp đôi khả năng xét nghiệm, lên mức 40.000 xét nghiệm virus SARS-CoV-2 mỗi ngày.

Ngày mai cả nước cơ bản sẽ dừng thực hiện giãn cách xã hội

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏa bệnh nhân tại thành phố Mecca, Saudi Arabia ngày 7/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏa bệnh nhân tại thành phố Mecca, Saudi Arabia ngày 7/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Singapore ngày 22/4 cho biết tính nước này đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 10.141 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Singapore ghi nhận mỗi ngày trên 1.000 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn xuất phát từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài. Trong số các ca nhiễm mới ngày 22/4 có 15 ca nhiễm là công dân Singapore và người có thẻ thường trú dài hạn.

Số ca nhiễm trong cộng đồng tại Singapore có chiều hướng giảm, xuống còn bình quân 28 ca/ngày trong tuần qua so với 39 ca/ngày trong tuần trước đó. Tuy nhiên, trong số đó, số ca nhiễm không rõ nguồn gốc lại tăng nhẹ, từ 19 ca/ngày trong tuần trước đó lên 22 ca/ngày trong tuần vừa qua.

Tại Ấn Độ, Bộ Y tế liên bang thông báo số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này vượt mốc 20.000 ca. Tới 6h sáng 23/4, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 21.370 ca mắc bệnh. Tổng số ca tử vong cũng đã tăng lên 681 người.

Trong 2 tuần tới, Ấn Độ sẽ sử dụng một loại vaccine phòng lao phổi cho trẻ sơ sinh để thử nghiệm trên người trưởng thành để xác định xem vaccine này có tạo ra cơ chế miễn dịch chống lại SARS-CoV-2 hay không.

Tại Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 22/4 nhận định nếu nước này muốn dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào ngày 6/5 thì hiện là "thời điểm quan trọng nhất". Thủ tướng Abe cho rằng vẫn chưa đạt được mục tiêu giảm 80% tỷ lệ tiếp xúc cá nhân, vốn là biện pháp được kêu gọi nhằm hạn chế việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Do đó, nhà lãnh đạo Nhật Bản hối thúc người dân cố gắng hoàn thành mục tiêu này. Nhật Bản ghi nhận 11.512 ca mắc COVID - 19.

Cùng ngày, tại Indonesia, Thủ hiến Jakarta, ông Anies Baswedan tuyên bố sẽ gia hạn các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội thêm một tháng cho đến ngày 22/5 và kêu gọi người dân cầu nguyện tại nhà trong suốt tháng lễ Ramadan nhằm ngặn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Hiện thủ đô Jakarta vẫn chưa áp dụng lệnh phong tỏa toàn diện, song Thủ hiến Baswedan cho biết sẽ tăng cường yêu cầu thực thi các biện pháp hạn chế, trong đó có việc tránh tụ tập tại nơi công cộng.   

>Xem thêm video: Thiền và Trà:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm