Thứ ba, 10/09/2024, 07:56 AM

Góc nhìn về thiên tai qua kinh văn của Phật giáo

“…Này các Tỷ-kheo, khi loài Người trở thành phi pháp, này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ năm cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn…”.

Kinh tế học Phật giáo: Hướng tới một xã hội hạnh phúc hơn

Mưa là một hiện tượng tự nhiên rất cần thiết cho đời sống con người. Tuy nhiên, mưa lớn tạo nên thiên tai lũ lụt, cuốn trôi của cải, phá hư đất đai, nhấn chìm nhà cửa, cướp đi mạng sống con người.

Trong những năm qua, mưa lụt diễn ra triền miên trên thế giới nói chung và đặc biệt ở miền Trung Việt Nam. Càng ngày thiên tai càng nhiều, làm cho đời sống con người trở nên khốn đốn. Con người bất lực trước sự tàn phá do thiên tai gây ra. Mặc dù các dự báo thời tiết ngày càng chính xác, góp phần giúp con người phòng hộ bản thân cũng như của cải, nhưng sau những cơn lũ lụt, người dân vùng lũ phải gánh chịu biết bao nỗi đau thương mất mát.

Theo Đức Phật, chúng ta cần sử dụng và khai thác thiên nhiên vừa phải, không nên khai thác cạn kiệt mà nên bảo vệ môi trường thiên nhiên như bảo vệ trái tim của mình.

Theo Đức Phật, chúng ta cần sử dụng và khai thác thiên nhiên vừa phải, không nên khai thác cạn kiệt mà nên bảo vệ môi trường thiên nhiên như bảo vệ trái tim của mình.

Trong kinh Tăng chi bộ (chương Năm pháp, phẩm Bà-la-môn), Đức Phật dạy có năm chướng ngại do mưa gây ra:

“Có năm chướng ngại cho mưa này, các người đoán tướng không biết được, ở đây, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn. Thế nào là năm?

Trên hư không, này các Tỷ-kheo, hỏa giới phẫn nộ, do vậy các mây đã khởi lên bị tán loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ nhất cho mưa, các người đoán tướng không biết được, ở đây mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trên hư không, phong giới phẫn nộ, do vậy các mây đã khởi lên bị tán loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ hai cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Ràhu, vua các loài A-tu-la dùng tay thâu lấy nước rồi đổ xuống biển lớn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ ba cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chư Thiên của các loại mây đem mưa trở thành biếng nhác. Ðây là chướng ngại thứ tư cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi loài Người trở thành phi pháp, này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ năm cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

Này các Tỷ-kheo, có năm chướng ngại cho mưa này, các người đoán tướng không biết được, ở đây mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn”.

Trong năm chướng ngại kể trên, có một chướng ngại cho mưa đó là: “Khi loài người trở thành phi pháp”. Người phi pháp là người đầy dẫy lòng tham muốn, họ khai thác thiên nhiên một cách vô độ, chặt phá rừng, canh tác đất đai, ngăn chặn dòng nước, thải các khí độc hại vào môi trường… đó là những nguyên nhân trực tiếp gây thiên tai, lũ lụt.

Khẩu trang được làm từ sợi chuối – Vừa chống dịch vừa bảo vệ môi trường

Nếu chúng ta muốn cứu mình thì điều trước tiên phải hành động để cứu lấy thiên nhiên.

Nếu chúng ta muốn cứu mình thì điều trước tiên phải hành động để cứu lấy thiên nhiên.

Đức Phật dạy yếu tố này cho thấy có một sự liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên và con người. Theo giáo lý duyên sinh thì con người và thiên nhiên không thể tách rời nhau, mà cùng hòa chung trong một chỉnh thể thống nhất, bất phân. Nhà kinh tế E.F. Schumacher nói rằng: “Con người là một đứa con của tự nhiên mà không phải là bậc thầy của tự nhiên”. Phải biết rằng, chúng ta là một phần của hệ sinh thái gồm nhiều dạng sống khác nhau. Khi con người có cơ tâm hay mưu lợi khai thác thiên nhiên quá mức thì hậu quả bất lợi con người sẽ đón nhận. Môi trường thiên nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là kết quả của hành động con người. Do vậy, theo Đức Phật, chúng ta cần sử dụng và khai thác thiên nhiên vừa phải, không nên khai thác cạn kiệt mà nên bảo vệ môi trường thiên nhiên như bảo vệ trái tim của mình.

Do vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta phải hành động ngay lập tức để cứu lấy môi trường thiên nhiên. Vì cứu môi trường thiên nhiên là cứu lấy chính mình. Hãy thực hiện từ những việc làm nhỏ nhất có thể nhằm mang lại sự trong lành, bình an cho môi trường thiên nhiên, để cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, thiết lập một cuộc sống an lành, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Năm 2025 này, H'Hen Niê tiếp tục trồng rừng

Môi trường 06:30 07/01/2025

Nhắc đến H’Hen Niê mọi người sẽ nghĩ đến cô hoa hậu người dân tộc Ê Đê gần gũi, dễ mến, luôn mang trong mình nguồn năng lượng tích cực. Gần 10 năm hoạt động nghệ thuật là ngần ấy thời gian H'Hen Niê chăm chỉ hoạt động thiện nguyện.

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường

Môi trường 07:24 31/12/2024

3 năm tham gia các hoạt động thúc đẩy bảo vệ môi trường, hoa hậu Nguyễn Thanh Hà nhận thấy cần phải viết sách để lan toả hơn nữa thông điệp sống vì môi trường xanh đẹp.

Miền Bắc ô nhiễm không khí đỉnh điểm

Môi trường 09:31 26/12/2024

Sáng sớm ngày 24/12, hầu hết các điểm đo tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đã chuyển sang ngưỡng tím – ngưỡng rất có hại cho sức khoẻ con người, cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí ở miền Bắc rất đáng lo ngại.

Tại sao bão số 10 lại hình thành ngay trong đợt không khí lạnh?

Môi trường 10:25 24/12/2024

Thông thường không khí lạnh sẽ khiến bão bị yếu đi hoặc không thể hình thành, nhưng bão số 10 lại xuất hiện. Vì sao?

Xem thêm