Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/08/2014, 08:47 AM

Tinh hoa văn hóa và tinh thần hiếu hạnh qua lễ Vu Lan

Ngày Rằm tháng 7 là ngày Tự tứ của Chư tăng, vậy nên dịp này được xem như mùa xuân của Phật giáo, vì từ đây mạng mạch Phật Pháp được kế thừa và phát huy, Chư tăng, ni thêm một tuổi đạo, đó cũng là duyên lành để phật tử tại gia cúng dàng Tam Bảo, hồi hướng phúc đức cho cha mẹ như kinh Vu Lan dạy.

Vậy nên Chư tăng, ni luôn cố gắng thu xếp phật sự để tổ chức Đại lễ Vu Lan vào đúng ngày Rằm tháng 7 nhằm tôn vinh ý nghĩa cao quý của mùa hiếu hạnh. Như trong lời đạo từ mở đầu chương trình, Ni sư trụ trì Thích Tịnh Quán đã chia sẻ với đại chúng những điều tinh túy của kinh Vu Lan trong Đại lễ Vu Lan được tổ chức tại chùa Đình Quán ngày Rằm tháng Bảy:

“Noi gương hiếu thuận của Bồ tát Mục Kiền Liên, Ngài là con của trưởng giả khi chưa xuất gia Ngài có tên là La Bốc, tiền của trưởng giả để lại chia làm ba phần: một phần dâng Tam Bảo, một phần làm vốn kinh doanh, một phần dâng mẹ. Một phần dâng Tam Bảo nhờ cậy Mẹ mỗi khi con vắng nhà sẽ thết đãi Chư tăng. 
 
Nhưng bà Thanh Đề đã không thiết trai cúng dàng Chư tăng như sự ủy thác của La Bốc, ngược lại bà còn dùng tiền đó mua gia súc về làm thịt cho mình ăn và đánh đuổi không đón tiếp Chư tăng. Không bao lâu sau, bà Thanh Đề không bệnh mà qua đời. La Bốc sau này xuất gia cùng Tăng đoàn và trở thành một trong mười đệ tử giỏi nhất của đức Phật.

Ngài đã nhập thiền định để quán chiếu xem mẹ mình đang ở cảnh giới nào, mãi đến tầng địa ngục thứ 18, ngài thấy mẹ mình dưới đó đang phải đội chậu máu lên đầu, ngồi trên bàn chông và thân thể bị đâm nhiều nhát, nhưng Ngài không thể vào cứu mẹ.

Vậy nên Ngài Mục Kiền Liên phải thỉnh Phật dạy cho cách cứu mẹ. Đức Phật trả lời rằng bà Thanh Đề đang phải trả Nghiệp cũ rất khó thoát, vì hồi còn sống bà sát sinh quá nhiều và làm nhiều việc phỉ báng Tam Bảo, Thầy muốn cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ đau, thì cần sắm sanh tứ sự cúng dàng chư Tăng thập phương trong ngày tự tứ vào rằm tháng 7 hàng năm, nhờ vào công đức chư Tăng tịnh tu sau 3 tháng an cư hồi hướng đến mẹ.
 
Bởi ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 vi diệu và thiêng liêng  là vậy, nên không quản thời tiết nắng nóng, hàng trăm người về với chùa Đình Quán cúng dàng Tam Bảo, để hồi hướng phúc đức đến cha mẹ, cầu chúc cho cha mẹ hiện tiền phúc thọ tăng trưởng, cha mẹ nhiều kiếp quá vãng được siêu sinh. Dù những người đó khá là nóng vì phải ngồi ngoài sân có che bạt do quá đông, nhưng họ vẫn nhất tâm hướng về Tam Bảo trong giờ phút thiêng liêng của mùa hiếu hạnh.

Đó là tinh hoa của truyền thống hiếu đạo đối với những phật tử thuần thành có tín tâm sâu sắc với Tam Bảo. Hàng trăm người đến dự Đại lễ Vu Lan tại chùa Đình Quán đã được nghe Ni sư trụ trì truyền tải thông điệp yêu thương vô cùng quý giá nhân mùa hiếu đạo, từ câu chuyện tuổi thơ của thầy.

Ngày thầy còn bé, cha của thầy thường phải đi xa, bận bịu nhiều việc nên không có nhiều thời gian ở nhà chăm sóc gia đình. Tuy vậy, một lần đi xa, cha thầy mua về cho thầy một chiếc áo rét màu vàng. Từ bé đến lớn, đó dường như là món quà hiếm hoi mà cha dành tặng cho thầy. Nhưng càng trưởng thành, thầy càng thấu hiểu chiếc áo đó là tất cả tình yêu và nghị lực mà dành cho mình từ phương xa.

Cũng giống như Bồ tát Mục Kiền Liên, dù Ngài biết mẹ mình phạm phải nghiệp xấu ác nhưng không  vì thế mà Ngài khinh ghét xa lánh mẹ mình, ngược lại Ngài còn hết lòng thương yêu và cứu giúp mẹ mình tiêu trừ nghiệp ác và thoát khổ.

Thời nay cũng vậy, Thầy khuyên các bạn nên thông cảm với nỗi vất vả mưu sinh của cha mẹ, vì cha mẹ:

“Nuôi con buôn tảo bán tần
Chỉ mong con lớn nên khôn với đời
Những khi trái gió trở trời
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con”

Phận làm con nên xin lỗi cha mẹ và thực sự tu sửa bản thân không tái phạm lỗi cũ đã từng gây ra, nếu trong cuộc sống có những lúc trót làm cha mẹ buồn. Vì trong mọi ý nghĩ và việc làm, cha mẹ luôn có mặt ở trong tâm hồn con cái, con cái luôn có mặt trong tình yêu của cha mẹ. Để tinh thần hiếu đạo luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Và truyền thống tốt đẹp ấy được nuôi dưỡng bởi di sản văn hóa hát xẩm. Hát xẩm là loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo, được đưa vào chương trình văn nghệ Phật giáo lần đầu tiên. Hai bài hát xẩm ca ngợi tình mẹ với sự thể hiện của Nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã làm nhiều phật tử rơi nước mắt vì xúc động.

Bởi giai điệu thiết tha, truyền cảm của loại hình nghệ thuật đặc sắc này đã chạm đến những rung cảm sâu thẳm của tâm hồn người, qua đó thể thức tình yêu dành cho cha mẹ, làm sống lại bao hồi ức tốt đẹp của ngày xưa khi mình còn đang được sống cùng cha mẹ, thời gian ấy là món quà vô giá mà đôi khi con người ta bỏ quên, không trân trọng.

Những giọt nước mắt nhớ thương cha mẹ, những bông hoa trắng của nhiều phật tử trong Đại lễ Vu Lan dường như thầm nhắc những con người trẻ tuổi như chúng tôi cần biết trân trọng từng giây phút được sống với cha mẹ ở đời này. Vì yêu thương không bao giờ là muộn, là đủ.
                                                                                         
Diệu Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm